Tết đến gần, chú ý những thực phẩm kỵ nhau
Trong những ngày Tết cổ truyền, nhu cầu thực phẩm cũng tăng nhanh. Bữa cơm đoàn tụ ngày đầu năm cũng có nhiều món ăn hơn hẳn thường lệ. Vui Xuân mới, bạn cũng nên biết một vài thông tin về những thực phẩm kỵ nhau để tránh những vấn đề sức khỏe không đáng gặp phải.
1. Những thực phẩm không nên ăn cùng thịt gà
Thịt gà là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi dịp Tết nhưng chỉ cần một chút sơ ý phối hợp các thực phẩm, gia vị không đúng có thể làm mất giá trị dinh dưỡng của món ăn hoặc gây hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn kèm thịt gà. – Tỏi, rau cải và hành sống: Theo Đông y thịt gà vốn cam (ngọt) ôn (ấm) mà tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi phối hợp với nhau cơ thể sẽ sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ và gây tổn thương khí huyết.
- Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Còn vừng vị ngọt có tác dụng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí (ngăn không cho phong khí tụ) hạ ứ huyết. Do vậy, khi kết hợp cùng nhau tất sẽ ảnh hưởng đến can phong sinh chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy cả người và ngứa ngáy đầu não.
- Cơm nếp: Theo danh y An Nhân, cơm nếp cũng vị ngọt tính ấm nên hai thứ này kết hợp với nhau dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Do vậy, ta cũng không nên ăn hai thứ này nhiều một lúc.
- Cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép cam hàn, nếu ăn lẫn sẽ sinh chứng mụn nhọt hoặc phát chứng trường ung. Nên nấu nước đỗ đen uống sẽ khỏi. Không ăn với tôm: Tôm và gà đều cam ôn cả hai tính dễ động phong. Ăn cùng sinh ra chứng ngứa ngáy khắp người, để giải nấu nước kinh giới uống.
2. Những thực phẩm không ăn cùng thịt bò Cùng với thịt gà, thịt bò cũng là loại thực phẩm phổ biến trong dịp Tết. Dưới đây là những món không nên ăn kèm thịt bò. – Đậu đen: Thịt bò giàu chất sắt thường được dùng để bổ máu, nhưng khi ăn cùng đậu đen sắt sẽ bị giảm hấp thu một cách nghiêm trọng. Bởi lẽ trong đậu đen rất giàu chất xơ thô, to khiến giảm hấp thu sắt. Để tránh tình trạng này các chuyên gia khuyên bạn nên ăn 2 loại thức phẩm này cách nhau ít nhất 4 giờ.
- Thủy sản : Thịt bò và thủy sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng với nhau. Trong thịt bò chứa nhiều phosphor rất cần cho việc hình thành xương. trong thủy sản rất giùa calci và magie. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phosphor mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.
- Đậu nành: Đậu nành thuộc nhóm có nhiều purin. Chất này là nguyên nhân tạo ra acid uric gây ra bệnh gout. Thịt bò cũng vậy chứa nhiều purin là một trong những loại thực phẩm tọa ra nhiều uric. Chính vì vậy khi ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp. Và đối với bệnh nhân gout thì đây là sự kết hợp vô cùng nguy hiểm.
3. Những thực phẩm không nên ăn kèm thịt lợn Không chỉ ngày tết, thịt lợn là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày. Thịt lợn tuy phổ biến nhưng cũng cần chú ý một vài thực phẩm kiêng kị sau: – Thịt bò : Theo cuốn Ẩm thực đời nhà Thanh truyền lại thì thịt lợn và thịt bò không nên chế biến trong cùng một món ăn. Thịt lợn tính hàn còn thịt bò lại tính ôn, ích khí chính vì vậy chúng tương khắc nhau, hạn chế thế mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm.
- Gan : Người xưa có câu: “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó lòng hấp thu”. Gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hơi hôi khi xào cùng thịt lợn sẽ khiến cho mùi vị món ăn càng trở nên khó chịu, gây phản cảm với người thưởng thức món ăn. – Đậu tương: Theo quan niệm của các nhà dinh dưỡng hiện đại cho rằng, thịt lợn và đậu tương không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì chúng lại có ảnh hưởng không có lợi tới những loại thực phẩm đó.
Cụ thể khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. – Rau thơm: Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.
Theo_Megafun
Mẹo giải độc đơn giản khi ngộ độc do ăn thực phẩm kỵ nhau
Khi ăn phải thực phẩm kỵ nhau (như trứng kị với rau cần chẳng hạn), trong dân gian truyền nhau nhiều kinh nghiệm để giải độc hiệu quả.
Về thông tin vụ ba mẹ con ở Cao Bằng bị ngộ độc sau khi ăn trứng gà làm cho bà mẹ tử vong, hai đứa con phải nhập viện, nhiều người lo ngại đặt nghi vấn rằng có thể ba mẹ con họ đã ăn phải trứng gà tẩy hóa chất, trứng giả hoặc ăn kèm loại thực phẩm kỵ với trứng...
Thông tin về các loại thực phẩm kỵ nhau, mặc dù được lan truyền trên mạng từ khá lâu nhưng cho đến nay các chuyên gia về thực phẩm, dinh dưỡng vẫn phủ nhận tính khoa học của những thông tin này. Thế nhưng nhiều người vẫn tin về khả năng gây ngộ độc khi ăn các thực phẩm kị nhau.
Với trứng gà chẳng hạn, nếu ăn cùng những thực phẩm như quả hồng, sữa đậu nành, rau cần, khoai, cà rốt, đường, bột ngọt, thịt thỏ, thịt ngỗng, thịt rùa, nước trà, thuốc chống viêm...có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong nhưng tùy thể trạng từng người.
Trứng gà, gan đông vật được xem là kị các loại rau như rau cần, cà rốt, khoai.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm kỵ nhau, có những cách giải độc như sau:
1. Cua với cam quýt sẽ sinh chứng nhuyễn thư (thứ nhọt mềm mọc trong thịt rất hiểm). Uống nước tỏi tươi thì giải được.
2. Cua với bí đỏ sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được (Muốn có địa tương thủy, đào 1 cái lỗ sâu khoảng 3 thước ta(1m20cm) đến lớp đất màu vàng lấy nước mới múc lên (tân cấp thủy) ở giếng đổ vào lỗ đó khoáy đều, chớ lắn cặn, múc lên lọc kỹ rồi cho uống.
3. Cua với mật mía sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
4. Cua với đậu phọng sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
5. Cua với cá trạch sinh độc uống địa tương thủy thì giải được.
6. Cua với trái hồng, trái thị sinh độc ăn ngó sen thì giải được.
7. Cua với dưa lê sinh độc uống nước vỏ cam quýt thì giải được.
8. Ca với cà tím sinh độc, ăn ngó sen thì giải được.
9. Cua rồi ăn kem ngay sau đó sẽ sinh độc, ăn ngó sen giải được độc.
10. Trứng vịt rồi ăn mận Đà Lạt (Quả lý), sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được.
11. Thịt chim sẻ rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc nuốt kê phẫn bạch (chất trắng ở cứt gà) thì giải được độc.
12. Thịt gà rồi ăn mận Đà Lạt sinh bệnh lỵ nuốt kê phẫn bạch thì khỏi.
13. Thịt chim sẻ với gan heo, bò sẽ sinh độc , uống nước đậu xanh thì giải được.
14. Cá chạch, cá sốp với gan trâu bò sinh chứng phong, dùng đậu đen và cam thảo sắc uống thì khỏi.
15. Cá chạch với trái mai khô thì sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc được.
16. Cá chạch với giấm sinh độc dùng đậu đen cam thảo sắc uống thì giải độc được.
17. Lươn với táo đỏ sinh chứng rụng tóc, ăn cua hoặc uống nước cua giả thì khỏi.
18. Lươn nấu với bí đỏ sinh bệnh ở mũi, ăn cua hoặc hoặc uống nước cua giả thì khỏi.
19. Lươn nấu bằng củi dâu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được.
20. Phụ nữ có thai cũng tránh ăn bo bo, bo bo rất kị với người có mang gần sinh và người mắc bệnh trĩ.
21. Tiêu hột: Khi ăn tiêu hột nên kiêng những những hột tiêu không có mắt vì những hột tiêu đó rất độc. Nếu ăn phải hột này sẽ sinh ra điên cuồng, đau bụng như thắt. Lỡ ăn phải sắc nước cam thảo uống sẽ khỏi.
22. Dưa hấu kỵ dầu mè. Nếu ăn chung sinh ra đau bụng, hoắc loạn (Thổ tả), kiết lỵ
23. Trái mận phải kiêng thịt gà, thịt vịt, mật ong. Nếu ăn chung 1 trong 3 thứ trên sẽ sinh ra hoắc loạn (Thổ tả), nóng lạnh. Lỡ ăn phải sắc nước sơn trà để uống sẽ khỏi.
24. Hành nên kiêng táo. Nếu ăn chung chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này mau uống 2 lạng dầu mè thì khỏi.
25. Thịt chó với đậu xanh, bụng sẽ trướng to. Gặp trường hợp này mau dùng 2 lạng cam thảo nấu uống thì khỏi.
26. Thịt rắn nấu với củ cải trắng có thể chết. Gặp trường hợp này mau uống1 lạng Mầu gà sẽ khỏi.
28. Trái đào lại uống rượu đế rất dễ bị gục ngã.
29. Thịt dê lại ăn dưa hấu sẽ trúng độc nặng. Gặp trường hợp này dùng bùn trát vách (tường đất) và đậu ván trắng mỗi thứ một lạng nấu uống thì khỏi.
29. Thịt ba ba cùng với rau dền có thể chết vì trúng độc. Gặp trường hợp này uống nước rau muống sống hoặc ăn rau muống sống thì khỏi.
30. Thịt chó với hành sống có thể chết vì ngộ độc. Lấy gạo sao cháy nghiền thành bột, dùng 2 lạng cam thảo sắc lấy nước uống với bột gạo thì khỏi
31. Dưa bà Cai (Hoàng qua) với đậu phộng sẽ sinh tiêu chảy. Dùng lá hoắc hương khô hay lá hoắc hương sao giòn tán thành bột uống thì khỏi.
32. Ốc bươu với giải Đậu ( đậu cua, trái giống trái đậu xanh hạt màu vàng) sẽ đau quặng bụng. Hãy uống 1 tách trà nước đái trẻ em sẽ khỏi (Nên dùng nước đái của bé trai mạnh khỏe, bỏ ít giọt đầu)
33. Thịt gà lại uống trà hoa cúc sẽ ngộ độc , có thể chết người. Hãy dùng một đồng cân tế tân, 5 phân xuyên liên sắc lấy nước uống thì khỏi.
34. Thịt vịt rồi lại ăn quả dương mai(một loại cây cao chừng 7 thước, hoa vàng hoặc trắng, quả hình tròn ăn được) có thể trúng độc chết người. Hãy uống sữa người sẽ khỏi, uống khoảng 100 gr.
35. Thịt hươu với bí đỏ sẽ sinh trướng bụng đau đau không chịu nổi. Gặp trường hợp này dùng 50 gr khổ sâm giã cát vắt lấy nước uống thì khỏi.
36. Thịt thỏ với cải xanh sinh độc dùng khoảng 50 gr dương mai nâu uống thì giải được.
37. Thịt rùa với măng tre mùa đông thì sinh độc, dùng 2 lạng cam thảo sắc nước uống thì giải được.
38. Thịt cóc với hành tây sinh độc , dùng 50 gr rau mã đề sắc nước uống thì giải được.
39. Trứng gà ăn xong không được uống tiêu viêm. Nếu uống sẽ sinh độc. Uống địa tương thủy thì khỏi.
40. Sắn (khoai mì) mà chấm mật ong sẽ bị ngộ độc, co thể chết.
41. Mật ong rất kỵ đậu hủ, ăn 2 thứ này cùng 1 lúc co thể ngộ độc chết.
42. Mật ong và mật mía đều rất kỵ tỏi, ăn mật và tỏi cùng một lúc có thể chết vì ngộ độc.
43. Đường cát rất kỵ măng cụt, ăn hai thứ này cùng một lúc ngộ độc chết.
44. Khoai mì rất kỵ nhãn lồng, ăn 2 thứ này cùng một lúc ngộ độc chết.
45. Khoai mì rất kỵ xoài, ổi. Ăn khoai mì với 1 trong 3 thứ này cùng 1 lúc có thể ngộ độc chết.
46. Thịt kỳ đà rất kỵ với giấm, gừng. Ăn những thứ này cùng 1 lúc có thể chết vì ngộ độc.
47. Thịt chó rất kỵ với bánh trung thu. Ăn 2 thứ này cùng một lúc có thễ chết vì ngộ độc.
48. Đọt dưa hấu rất kỵ rượu. An dưa hấu lại uống rượu sau đó (hoặc ngược lại) có thể ngộ độc chết. Mủ dưa hấu rất kỵ rượu trắng. Chớ lấy lá dưa hấu đậy nút vò rượu thì sẽ sinh độc.
49. Cháo rắn hổ rất kỵ bồ hóng. Ăn cháo rắn hổ mà để bồ hóng rớt vào sẽ sinh độc chết người.
50. Cơm rượu rất kỵ lá chuối tiêu. Chớ dùng lá chuối tiêu lót hoặc đậy cơm rượu để tránh ăn vào bị ngộ độc.
51. Thịt trâu rất kỵ lươn. An hai thứ này cùng một lúc sẽ sinh độc có thể chết người.
52. Thịt chó rất kỵ lá dây kềm. Lá này rất giống lá mó mà lá mó là thứ gia vị không thể thiếu khi ăn thịt chó. Vậy khi dùng lá mó để ăn thịt chó phải thật cẩn thận để không dùng lầm lá dây kềm gây ngộ độc phát sinh chứng thổ tả có thể tử vong.
53. Thịt gà chớ trộn rau răm sẽ sinh sâu độc trong bụng.
54. Khoai lang chớ chấm mật vì sẽ sinh sán lãi.
55. Uống thuốc bắc có vị đại hồi, chớ ăn đồ chua vì 2 thứ này rất kỵ nhau. An vào sẽ sinh độc có khi tử vong.
56. Thịt cá chép rất kỵ lá tía tô, ăn chung sẽ gây ngộ độc, sinh mụn nhọt.
57. Thịt cá chép, thịt chó, thịt chim trĩ rất kỵ với hành tăm . Không nên ăn hành tăm với 1 trong 3 thứ thịt kể trên để tránh ngộ độc.
58. Thịt ba ba (cua đinh) rất kị bạc hà, ăn 2 thứ này cùng lúc sẽ sinh độc.
59. Tiết canh lợn, tiết canh vịt rất kị rau dền, chớ ăn rau dền với 2 thứ trên để tránh bị ngộ độc sinh tiêu chảy dẫn tới tử vong.
60. Thịt heo rất kị với thịt lừa, ngựa. Ăn cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh.
61. Thịt bò kị hẹ. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh bệnh
62. Thịt dê rất kị với gỏi cá. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sinh độc gây bệnh.
63. Thịt trâu rất kị với thịt chó. Ăn 2 thứ này cùng 1 lúc sẽ sinh độc gây bệnh.
64. Thịt chim bồ câu kị nấm. Ăn 2 thứ trên sẽ sinh độc.
65. Thịt cá thu và thịt lươn rất kị nấu bằng củi gỗ dâu. Nấu chung sẽ sinh độc.
66. Thịt thỏ rất kị gừng tươi. Ăn chung sẽ sinh độc.
67. Tim dê, đường, măng nấu chung sẽ sinh độc
68. Gan heo rất kị cá diếc. Ăn 2 thứ này chung sẽ sinh độc.
69. Thịt lừa rất kị rau kinh giới. An chung sẽ sinh độc.
70. Thịt gà kỵ hoàng lạp (Sáp vàng). Cho cây sáp này nhỏ vào thịt gà ăn sinh độc.
71. Củ nén (Hành tăm) rất kị với các vị thuốc bắc: Thục địa, Sanh địa, Thường sơn. Uống thuốc có 1 trong 3 vị nàychớ ăn củ nén để khỏi sinh độc.
72. Rau ngò (mùi ta) rất kỵ các vị thuốc bắc: Mẫu đơn bì, Bạch truật. Uống thuốc có 1 trong 2 vị này chớ ăn ngò.
73. Uống thuốc bổ nên cử ăn tỏi.
74. Người mắc chứng hôi miệng, hôi nách, và sưng chân mà ăn ngò bệnh càng nặng hơn.
75. Riềng kỵ với những người đang bị sốt cao, khát nước, khô miệng, nước tiểu vàng, đỏ hoặc trong người quá nhiệt.
76. Cá mực với hồng va thị sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
77. Mực ống với đường đen sinh độc, uống nước đậu xanh thì giải được.
78. Thịt cá trám rồi ăn mận Đà Lạt sinh độc, uống nước bí đao thì giải được độc.
79. Mì với ốc bươu sinh chứng đau bụng, ói mửa, nuốt kê phẫn bạch thì khỏi.
80. Bắp ngô với ốc bươu sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
81. Thịt trâu với hẹ sinh độc, uống sữa người hoà với nước ngâm da trống (cổ trăn) thì giải độc được hoặc sắc cam thảo uống giải được.
82. Thịt ba ba với rau cần sinh độc, uống nước cà na thì giải độc được.
83. Cải ba lăng, uống sữa bò sinh bệnh lỵ, uống nước đậu xanh thì giải được độc.
84. Ốc bươu với dưa lê cùng một lúc sinh độc, uống nước địa tương thủy thì giải độc
85. Ốc bươu sau đó lại ăn kem sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
86. Gan dê với măng tre sinh độc, uống địa tương thủy thì giải được độc.
87. Thịt cá diếc lại ăn mật mía sinh độc. Dùng đậu đen, cam thảo sắt uống thì giải được.
88. Thịt heo với ốc bươu sinh chứng rụng lông mày, uống nước đậu xanh thì giải được.
89. Gỏi cá sống lại uống sữa bò sinh độc, uống nước hẹ thì giải được độc.
90. Ốc bươu với mộc nhĩ sinh độc, uống nước gương sen (Liên phòng) thì giải độc.
91. Cơm bị thằn lằn (Thạch sùng) đái vào sinh độc, uống địa tương thủy thì giải độc.
92. Tôm nấu với bí đỏ trúng độc, dùng đậu đen hoặc cam thảo sắc uống thì giải độc.
93. Ốc bươu với sò, hến nếu trúng độc uống nước rau ngò(rau mùi ta) thì giải được.
Theo Giadinh
Những giá trị dinh dưỡng có trong khoai sọ Khoai sọ rất giàu tinh bột, nó có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau với hàm lượng dinh dưỡng rất cao và là một trong những lựa chọn tốt nếu bạn muốn giảm cân. Khoai sọ cung cấp 4% lượng calo bạn cần hằng ngày Một khẩu phần ăn là 2/3 ngũ cốc. Một khẩu phần chứa 80 calo. Khoai sọ...