Tết dân tộc Mông lên vùng cao xem thiếu nữ xúng xính váy áo đẹp ném pao pao điệu nghệ
Đến với các xã, bản vùng cao huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong những ngày này, du khách sẽ bắt gặp những thiếu nữ người Mông xinh đẹp xúng xính trong những bộ trang phục dân tộc rực rỡ, mang đủ mọi sắc màu dắt tay nhau đi ném pa pao (tiếng Mông gọi là pó po).
Hằng năm, trên các triền núi, nương ngô, nương lúa của đồng bào Mông đã gặt xong; ngô, lúa xếp yên đầy các nhà kho, hiên nhà. Bước vào đầu tháng Chạp Âm lịch, đồng bào Mông ở một số xã vùng cao Sơn La đã nhộn nhịp đón xuân.
Sau đêm 30 Tết, nếu như những người đàn ông Mông đi thăm hỏi, chúc Tết cùng anh em họ hàng bằng những chén rượu ngô thơm nồng để chia sẻ câu chuyện làm kinh tế của một năm vượt khó… thì những chàng trai, cô gái Mông lại mặc cho mình bộ váy, áo cùng đồng tiền xúng xính, lung linh đi chơi Tết, ném pa pao, chơi tu lu…
Các thiếu nữ người Mông chuẩn bị trang phục đi chơi Tết. Ảnh: Mùa Xuân.
Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân trước nhà. Ngoài đầu bản lấp ló những bông hoa đào, mận, mơ đua nhau nở khoe sắc đón xuân về, đất trời tưng bừng màu sắc, rộn rã âm thanh tiếng gọi của những chàng trai, cô gái đi chơi Tết.
Trang phục của đồng bào Mông trắng ở vùng cao của huyện Thuận Châu mang đậm màu sắc rất riêng so với người Mông ở vùng Tây Bắc. Ảnh: Tuệ Linh.
Ném pa pao là một trong những trò chơi dân gian truyền thống, đặc sắc không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền trong cộng đồng người Mông. Bao đời nay, quả pao đã gắn bó với người Mông từ khi còn là một đứa trẻ cho đến già và là vật minh chứng cho tình yêu đôi lứa.
Ném pa pao ngày Tết là dịp để những đôi trai, gái kết duyên trở thành tình bạn, tình yêu. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo quan niệm của người Mông, đi ném pao vừa được nói chuyện, hát đối đáp hoặc trao đổi tâm tư tình cảm với nhau. Nhất là những đôi bạn trẻ, được ném pa pao đã tạo nên sợi dây kết nối giao duyên giữa đôi trai, gái đến với nhau trở thành tình bạn, tình yêu và nên vợ, nên chồng sau này.
Video đang HOT
Ném pa pao đã trở thành một trò chơi dân gian của đồng bào Mông trong dịp Tết đến, xuân về. Ảnh: Tuệ Linh.
Bên cạnh đó, việc được tham gia các loại trò chơi dân gian trong những ngày Tết, giúp xua tan mệt mỏi, nhọc nhằn của cuộc sống thường ngày.
Thời gian đi chơi Tết của những thiếu nữ, chàng trai người Mông thường kéo dài từ mùng 2 đến 10 Tết, đến khi những hạt mưa xuân xuống thì lại bắt đầu đi làm nương mới. Ảnh: Mùa Xuân.
Em Lầu Thị Dính, bản Há Khúa, xã Co Tòng, vui mừng, bảo: Em hiện đang học lớp 10 A2 ở Trường PTDT bán trú THCS Co Mạ, gia đình em cũng ăn Tết rồi, vì đi học xa nhà nên em không được đi chơi Tết ném pa pao cùng các bạn trong bản. Hôm nay, em tranh thủ thời gian ngày nghỉ để cùng các bạn ở bản Pha Khuông ném pa pao, làm quen với nhau, em cảm thấy rất vui, hạnh phúc.
Quả pao được làm từ mảnh vải cuộn tròn và khâu lại với nhau, to bằng quả cam. Ảnh: Mùa Xuân.
Còn chị Và Thị Lu, bản Pha Khuông, xã Co Mạ, bảo: Hôm nay, những người phụ nữ Mông chúng tôi cùng các bạn thiếu nữ trẻ đi chơi Tết, một năm lao động vất vả chỉ có một lần được đi chơi thôi, nên đến đây ném pa pao tôi rất vui, khiến tôi nhớ lại thời con gái chưa xa.
Thiếu nữ người Mông xã Co Mạ, huyện Thuận Châu ném pa pao nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc. Ảnh: Tuệ Linh.
“Hai năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, không khí Tết vắng vẻ hơn so với mọi năm nhưng như vậy là vui lắm rồi. Đối với người Mông, khi gần đến Tết, chúng tôi đã chuẩn bị dây lưng, mũ, áo và váy cách đây gần hơn 1 tháng. Ngoài ra, để có quả pa pao, chỉ cần lấy những mảnh vải cuộn và khâu lại với nhau thành trái tròn, to bằng quả cam, mất một hai tiếng là xong, mỗi người có từ 2 – 3 quả”. Chị Lu, nói.
Ngày nay, khi công nghệ phát triển, người Mông được tiếp thu nhiều văn hóa bên ngoài du nhập vào nhưng những bản sắc văn hóa, trò chơi dân gian của dân tộc vẫn được các thế hệ trẻ gìn giữ, phát huy. Đây là một trong những trò chơi dân gian truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc, có giá trị rất lớn trong đời sống của đồng bào Mông và những hoài niệm về tình yêu đôi lứa.
Có 1 ngày trong năm đàn ông người Mông làm tất tần tật mọi việc thay phụ nữ, đó là ngày nào?
Tết người Mông ở xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến sớm hơn 1 tháng so với tết Nguyên đán.
Rạng sáng ngày mùng 1 Tết, khi những tiếng gà trống gáy "ò ó o" vang lên đầu tiên cũng là lúc những đàn ông người Mông bật dậy làm hết mọi công việc thay người phụ nữ...
Những ngày nghỉ này, chúng tôi có dịp theo chân những bạn người Mông về xã Co Mạ đón Tết cùng gia đình.
Nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển nên thời điểm này bản Co Mạ, xã Co Mạ chìm trong mây mù, nhiệt độ trên 10 độ C, chân tay lạnh tê buốt. Dịp này, bà con đang nhộn nhịp đón tết sau một năm lao động vất vả.
Những ngày này, người Mông ở bản Co Mạ, xã Co Mạ đang đón tết cổ truyền của đồng bào mình. Ảnh: Tuệ Linh.
Gia đình ông Và Sái Di - già làng bản Co Mạ là một trong hộ gia đình đón Tết sớm nhất. Dùng đôi bàn tay thô ráp chia đôi chiếc bánh dày thơm ngon nướng cạnh bếp lửa hồng mời khách thưởng thức, ông Di bảo: Tối nay ít người nên gia đình mổ 2 con gà thôi. Sáng mai, mùng 1 Tết mới mổ lợn để đón người thân bên nội, ngoại, con cháu và khách trong bản đến ăn.
Người Mông bản Co Mạ thật thà, chất phác, mến khách. Ngồi bên mâm cơm đón giao thừa cùng gia đình, ông Di rót chén rượu ngô thơm nức và gắp miếng thịt gà đen săn chắc mời chúng tôi thưởng thức.
Ngày mùng 1 Tết, đàn ông người Mông ở bản Co Mạ, xã Co Mạ dậy sớm nhóm bếp, đồ xôi thay cho chị em phụ nữ. Ảnh: Tuệ Linh.
Vừa tiếp khách, ông Di vừa kể cho mọi người trong mâm nghe về những phong tục, nghi lễ tốt đẹp của người Mông.
Bên cạnh đó, ông cũng không quên căn dặn thế hệ trẻ phải chăm chỉ học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội; không được vi phạm pháp luật; không nghe theo tà đạo, kẻ xấu lợi dụng.
"Người Mông quan niệm, nếu tối nay ăn Tết thì ngày mai là mùng 1 Tết, không nhất thiết cứ phải ăn vào tối 30/11 âm lịch. Khi những tiếng gà gáy "ò ó o" vang lên đầu tiên, đánh dấu những phút giây đầu tiên sang năm mới (rạng sáng ngày mùng 1 Tết), cánh đàn ông người Mông bật dậy làm hết mọi công việc thay người phụ nữ, từ nhóm bếp, nấu cơm, chuẩn bị thức ăn cho lợn, gà, trâu, bò...", ông Di nói.
Ông Di dậy sớm từ lúc 3 giờ sáng ngày mùng 1 Tết để đàn lợn ăn. Ảnh: Tuệ Linh.
Theo quan niệm của người Mông, ngày mùng 1 Tết không ai gọi ai, cứ nghe thấy tiếng gà gáy là ai nấy đều tự giác bật dậy để chuẩn bị đón năm mới; trong đó người đàn ông là trụ cột chính trong gia đình nên sẽ là người dậy sớm nhất để chuẩn bị mọi thứ.
Việc đàn ông người Mông dậy sớm để cho gia súc, gia cầm ăn thể hiện sự quan tâm của người chủ đối với vật nuôi của mình.
Bởi ở miền sơn cước này vật nuôi chính là tài sản có giá nhất của người Mông. Con trâu, con bò thì giúp người Mông tạo ra hạt gạo, bắp ngô; con lợn, con gà giúp người Mông đón cái Tết đầy đủ, ấm cúng.
Ông Di dậy sớm cho đàn gà ăn. Ảnh: Mùa Xuân.
Cùng với đó, người Mông mong muốn sang năm mới, tổ tiên, ông bà, thần linh phù hộ độ trì cho đàn vật nuôi sinh sôi, nảy nở, không ốm đau, bệnh tật; giúp gia chủ có cuộc sống tốt hơn, giàu hơn so với năm cũ.
Không chỉ có vậy, sáng mùng 1 Tết, khi nghe thấy đàn ông dậy sớm nhóm bếp, cho lợn, gà ăn thì người phụ nữ Mông cũng dậy theo để làm những công việc nhỏ hơn như hứng nước và dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón anh em họ hàng gần xa đến chung vui năm mới.
Người Mông bản Co Mạ mổ lợn từ lúc 4 giờ sáng ngày mùng 1 Tết để mời mọi người đến chúng vui. Ảnh: Mùa Xuân.
Chị Thào Thị Ly, bản Co Mạ chia sẻ: Từ khi còn nhỏ, những cô gái người Mông đã được bố mẹ dạy bảo phải tập dậy sớm nhóm bếp, lấy nước, nấu cơm. Có như vậy sau này về nhà chồng mới được lòng mẹ chồng và họ hàng bên đó. Sáng ngày mùng 1 tết, chúng tôi cũng sẽ dậy sớm để hứng những giọt nước sạch nhất về sử dụng với mong muốn năm mới mọi thành viên trong gia đình đều mạnh khỏe, may mắn.
Phụ nữ Mông dậy sớm lấy nước. Ảnh: Mùa Xuân.
Đến với đồng bào Mông ở xã vùng cao Co Mạ vào dịp Tết này, ngoài việc được chứng kiến những phong tục, nghi lễ độc đáo như: Kiêng gọi nhau, kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau... ngày mùng 1; du khách sẽ được thưởng thức bầu không khí trong lành, hòa mình vào sắc màu e ấp của hoa đào, hoa mận; được ném pao (tiếng Mông gọi là pó po) cùng những thiếu nữ người Mông xinh đẹp xúng xính trong những bộ váy áo rực rỡ đi du xuân...
Lên vùng cao Yên Bái ăn Tết cùng đông bào Mông Tết này là dịp để du khách lên vùng cao Yên Bái cùng ăn Tết với đồng bào Mông nơi đây và khám phá những nét đẹp văn hóa với rất nhiều nghi lễ độc đáo. Thi giã bánh dày trong lễ hội xuân của người Mông. Ảnh tư liệu: Tuấn Anh/TTXVN Trước kia, sau khi mùa vụ đã thu hoạch xong, người...