Tết của những cô gái một thời lầm lỡ
Họ cũng cần có một tình thương, một tình yêu (Hình minh họa)
Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trên khắp nẻo đường từ phố thị tới nông thôn đều ngập tràn sắc xuân. Trong những ngày rộn rã ấy, mọi người hân hoan trở về để đoàn tụ, quây quần bên gia đình. Thế nhưng, ở một góc trời khác, dù đón một cái Tết không hề thiếu thốn về vật chất, nhưng với những cô gái đang cải tạo ở trung tâm giáo dục lao động xã hội, mỗi ngày Tết trôi qua đều đong đầy nước mắt.
Cái Tết thứ tha và đức bao dung của người chồng
Không khí Tết đã len lỏi qua hàng rào sắt, vượt qua chiếc cổng chật chội để ghé thăm Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2. Với Lê Thị Ngân – người phụ nữ hiền lành, có phần khép kín, chị không hề trông đợi những ngày Tết đến xuân về như những mùa tết trước. Đây là lần thứ hai chị ăn Tết ở Trung tâm. Lần thứ hai đón tết không có chồng và hai con bên cạnh. Lẽ thường, đối với người phụ nữ, con và chồng là những bảo vật thiêng liêng và đánh giá nhất, thậm chí hơn cả mạng sống của mình, trong những ngày này, bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn được đoàn tụ bên chồng con để đón cái Tết sum họp, ấm áp. Có điều, vì một phút nông nổi, xuẩn ngốc, Ngân đã đánh mất niềm hạnh phúc bình dị, thiêng liêng ấy. Một chút se lạnh của gió xuân, thêm tiết trời ẩm ướt khoét sâu vào lòng người phụ nữ bất hạnh những xúc cảm nhức nhối.
Sinh ra ở mảnh đất Tuyên Quang nghèo khó, vợ chồng chị quẩn quanh trong đói nghèo và túng bấn. Những cái Tết trước, dù nghèo khó, thiếu thốn trăm bề nhưng chí ít vợ chồng vẫn được cùng nhau thổi lửa nấu nồi bánh chưng, cùng dọn dẹp nhà cửa, cùng các con bày biện bàn thờ gia tiên. Một cái Tết xa nhà khiến chị thấm thía hơn bao giờ hết cảm xúc đau lòng và chống chếnh bởi nỗi nhớ thương chồng, con. Buổi chiều nghiệt ngã, cách Tết nguyên đán tròn 30 ngày, chị bị bắt khi đang phục vụ ở quán café. Một nỗi sợ hãi, kinh hoàng ám ảnh tâm trí Ngân. Và khi bước chân vào Trung tâm, từng dòng kí ức về người chồng hiền lành, tốt bụng càng làm chị day dứt, không yên.
Chồng chị là người dân tộc Sán Dìu. Tuy anh chẳng hào hoa, chẳng biết nói những lời có cánh ngọt ngào làm đẹp lòng chị, chẳng biết tặng chị những món quà lãng mạn, nhưng với tất cả nhưng ân tình anh dành cho chị từ khi chị bị đưa tới trại tập trung cho tới hôm nay, chị sẽ chẳng bao giờ quên. Rồi thậm chí, bàn tay anh luôn ngái nồng mùi vôi vữa, quanh năm sần sùi, nứt nẻ bởi công việc bộn bề, nhưng với chị, đó là bàn tay vĩ đại nhất, kì diệu nhất – bàn tay ấm nóng truyền cho chị sức mạnh và lòng dũng cảm, đưa chị về phía ánh sáng của nẻo thiện. Hơn ai hết, chị biết mình là một phụ nữ may mắn, dù cuộc đời đẩy đưa sa chân vào con đường tội lỗi, nhưng số phận ban tặng cho chị một người chồng giàu đức hi sinh và lòng vị tha, một lòng ngóng đợi chị về trong ngày đoàn tụ. Đó là niềm hạnh phúc không phải bất cứ người phụ nào cũng có được.
Ngay đêm chị bị công an bắt, chị nức nở gọi điện về cho chồng. Nghe tin dữ, anh vượt cả quãng đường hàng trăm cay số, để tinh mơ sáng hôm sau có mặt ở trụ sở công an mong được nhìn thấy gương mặt thương yêu của chị. Nhưng vợ chồng anh chị không được phép gặp mặt nhau. Và lần đầu tiên gặp chị, khi chị được đưa tới trại tập trung Lộc Hà, nhìn gương mặt tiều tụy của chị, anh ứa nước mắt, bàn tay sần sùi, thô ráp nắm chặt bàn tay người vợ bé nho. Như nhiều người đàn ông khác, có thể khi vợ làm cái nghề nhơ nhớp này, với họ đó là điều sỉ nhục lớn và tình yêu không vượt qua nổi những hờn ghen và lòng tự trọng. Thế nhưng với anh Trần Văn Chung thì khác, anh kiên nhẫn lắng nghe một lời giải thích nức nở từ chị. Cũng vì cái nghèo, vì món nợ 20 triệu ngân hàng trong lần chị bị tai nạn giao thông, chị muốn kiếm chút ít để trang trải nợ nần và có đồng ra đồng vào sắm Tết cho hai con. Sau một tuần hành nghề, chị bị bắt trong sự ngỡ ngàng, bẽ bàng của chồng chị.
Anh trách chị sao nông nổi làm cái nghề bị cả xã hội lên án này. Anh trách chị bao nhiêu, chị càng cảm nhận được tình yêu thương anh dành cho chị bấy nhiêu. Rồi đều đặn gần 2 năm trời xa cách, tháng nào anh cũng từ Tuyên Quang xuống Ba Vì – Hà Nội thăm chị. Không còn những lời trách cứ, giận hờn, và lần nào anh cũng khóc. Đôi mắt anh rưng rưng nhìn chị, ngậm ngùi, động viên chị cố gắng cải tạo tốt để trở về đoàn tụ với chồng, con. Ở trong này, Ngân thương chồng một mình gánh vác việc gia đình, chăm nom, nuôi nấng hai con ăn học, thêm gánh nặng là người vợ mang lý lịch đen. Nhiều lúc thương anh, nghĩ tới những điều tiếng anh phải gánh chịu bởi người vợ thiếu đoan chính, chị muốn được giải thoát cho chồng để anh tìm kiếm một hạnh phúc mới. Nói trong làn nước mắt, Ngân xin chồng mang đơn li hôn lên, và chị sẵn sàng kí để trả tự do cho anh. Chung lần nào cũng mắng chị nghĩ quẩn, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, không bao giờ anh bỏ rơi chị. Anh và các con một lòng chờ đợi chị quay trở về và cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới.
Video đang HOT
Nhớ Tết năm ngoái, từ 22 Tết, anh Chung đã cơm đùm cơm nắm xuống thăm chị. Cặp bánh chưng, dăm ba phong kẹo chị thích, anh gửi cho chị để cùng chị em trong này đón Tết sớm. Một lần nữa chị đề cập tới lá đơn ly hôn, về sự tiếc nuối và hối hận khi mang lại cho anh những điều tiếng xấu. Anh nhìn chị đầy yêu thương: “Anh không sợ điều tiếng. Tất cả những lỗi lầm của em, anh đều có thể bỏ qua. Anh chỉ có thể bỏ qua một điều duy nhất, đó là em muốn rời xa bố con anh”. Nói đoạn, hai vợ chồng chị ôm nhau khóc nức nở. Chị lẩy bẩy bước theo chân cán bộ trở về buồng của mình, khi ngoái đầu nhìn lại, chồng chị vẫn đứng lặng, nhìn bóng chị đi khuất hẳn mới quay lưng trở về nhà.
Những ngày tết ở trung tâm sậm sùi trong nước mắt. Nơi đây, những cán bộ quản lý giàu lòng nhân ái công phu tổ chức cho những học viên như chị có được cái Tết đủ đầy, ấm áp. Chị cũng như phần đông học viên ở đây ngập tràn nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình. Vào đây, chị đã từng nghĩ, hạnh phúc, gia đình đang tuột khỏi tầm tay chị, thế nhưng chính Chung đã vực chị dậy, mang lại cho chị sự ấm áp, tin cậy và bao dung của tình thân gia đình.
Ngày xưa, nghèo khó, hai vợ chồng chị đến với nhau chỉ bằng hai bàn tay trắng, cùng khai hoang đất đai và trồng chè trên mảnh đất mồ hôi nước mắt. Khi chị đau đớn nhất do di chứng của vụ tai nạn để lại, phải nằm liệt giường trong 6 tháng ròng rã, anh là đôi chân, là bàn tay, là bờ vai của chị. Và giờ, vào lúc chị rơi vào hố đen tăm tối, tuyệt vọng, anh vẫn nắm tay chặt tay chị, động viên, sưởi ấm trái tim đau đớn của chị.
Thêm một cái Tết xa gia đình, vẫn vẹn nguyên những cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ như năm trước. Thêm vào đó là một niềm lạc quan, hưng phấn, bởi sẽ chẳng lâu nữa, chị sẽ trở về đoàn tụ cùng chồng và hai con. Lê Thị Ngân cảm ơn mùa xuân, cảm ơn người đàn ông nhân hậu mà số phận dành cho chị. Đã từ lâu chị không còn nghĩ đến lá đơn ly hôn nhằm giải thoát cho chồng chị nữa. Điều chị nghĩ nhiều hơn, là sẽ quay trở về để đền đáp những ân tình mà chồng và con dành cho chị.
Lời nguyện cầu của mùa xuân
Trò chuyện vùng Lan, tôi khá bất ngờ bởi người thiếu nữ hoạt bát, vui vẻ này bỗng dưng trầm lắng, bồn chồn, như thể đó là hai con người hoàn toàn khác nhau vậy. Hình như, khi động chạm vào huyết mạch gia đình, tình thân, con người ta dễ mủi lòng và trải lòng hơn bất cứ phút giây nào.
Lan sinh ra không biết mặt bố, chị sống cùng người mẹ cô đơn. Nhìn bạn bè đồng trang lứa có đầy đủ cả bố và mẹ, có những lúc Lan chạnh lòng đau xót. Từng câu hỏi về người cha chị chưa từng có ý niệm xoáy sâu vào tâm hồn non nớt của chị. Có lúc chị hận người đàn ông đã bỏ rơi mẹ con chị, bỏ hai mẹ con nơi ngôi nhà quá rộng và hoàn toàn thiếu vắng bàn tay vững chãi của người đàn ông. Mẹ bận rộn buôn bán, có chăng tối muộn, hai mẹ con mới gặp nhau chốc lát, rồi mỗi người bước vào thế giới riêng của mình, chẳng mấy khi chuyện trò, tâm sự. 13 tuổi, Lan chứng kiến bạn bè nghiện ngập, trộm cắp. 14 tuổi, Lan a dua theo đám bạn xấu thử ma túy. 15 tuổi, Lan bỏ nhà sống nay đây mai đó, cốt sao có thể bán lẻ ma túy, lấy tiền chơi thuốc. 16 tuổi, Lan trở thành con nghiện nặng, mỗi ngày có thể đốt 2 triệu đồng cho thú vui chết người. Cũng từ khi dạt nhà, Lan xa rời vòng tay của mẹ, xa rời tổ ấm và quăng mình vào chốn chết chóc. Bảo sao, cô gái sinh năm 1987 trẻ tuổi mà cách nói chuyện dạn dĩ, từng trải, mang dáng dấp giang hồ rõ rệt như thế.
Quăng mình vào mặt trái xã hội, Lan mới biết được những đắng cay, nhức buốt của kiếp sống lén lút, luôn phải cảnh giác, đề phòng. Lan thèm những lúc được trò chuyện cùng mẹ, thèm được nghe mẹ mắng mỏ bởi tính ham chơi trẻ con. Lan nhớ ánh mắt bàng hoàng đau khổ của mẹ khi nhìn thấy con gái phê thuốc, đê mê trong làn khói trắng. Lan biết mẹ ngược xuôi từng hàng cùng ngõ hẻm tìm kiếm đứa con gái dại dột bỏ nhà làm điều phi pháp. Lan biết mẹ đau khổ, bất lực thế nào khi càng lặn lội kiếm tìm càng không tăm cá. Làm sao mà mẹ có thể tìm được Lan, bởi đứa con gái thay đổi địa điểm nhà trọ liên tục, thay số điện thoại liên miên cốt sao lách được cơ quan chức năng và trốn tránh sự kiếm tìm của mẹ.
Cho tới bị bị bắt, mẹ là người đầu tiên lên thăm chị. Rất lâu rồi, Lan không trở về thăm mẹ. Tóc mẹ nhiều sợi bạc hơn nữa, làn da cũng thêm nhiều nếp nhăn hơn trước. Và chị biết, trong số những sợi tóc bạc ấy, nếp nhăn ấy, phần nhiều do lo nghĩ cho đứa con gái hư hỏng, chơi bời gây ra. Tết năm ngoái chị đã khóc rất nhiều khi nhìn thấy bóng dáng liêu xiêu, nhỏ bé của mẹ run rẩy trước làn gió se sắt đứng ở phòng thăm thân đợi con gái. Đó cũng là cái Tết chị cảm nhận trọn vẹn sự ấm áp, vững chãi, bình yên khi được sà vào lòng mẹ. Bàn tay mẹ run rẩy đặt vào tay chị chiếc bánh chưng, vài đồ dùng cần thiết để có được cái Tết cho bằng chị bằng em trong này. Mẹ vuốt tóc chị rất lâu, giống như hồi nhỏ chị được bàn tay nhiều vết chai sần ấy âu yếm. Chị sợ nhất khoảnh khắc hết giờ thăm gặp, bóng mẹ đi khuất, lòng chị chợt thấy bất an, trống trải và hoang hoải đến kì lạ.
Niềm vui hiếm hoi của Lan trong những ngày Tết là được thả hồn vào những lời ca tiếng nhạc, được tham gia văn nghệ của trung tâm, Lan đã chôn vùi niềm đam mê từ hồi bé thơ ấy từ khá lâu rồi, kể từ khi cô dính vào ma túy.
Cũng giống như những cô gái khác ở đây, Lan ao ước lời nguyện cầu của mùa xuân sẽ thành hiện thực, lời nguyện cầu mang tên sám hối và chuộc lại lỗi lầm với người mẹ già bất hạnh của mình.
Mùa xuân – mùa của thứ tha và lòng bao dung. Một cái nhìn yêu thương, một ánh nhìn trìu mến có thể cứu rỗi một kiếp người. Với những cô gái một thời lầm lỡ như Ngân, như Lan, và hàng trăm cô gái khác, cần lắm những tấm lòng bao dung, rộng mở, đón nhận học trở về với nẻo thiện. Vì mùa xuân, con người sẽ xích lại gần nhau, đón những cô gái hoàn lương tìm rũ bỏ tối tăm và đi về phía ánh sáng.
Theo Pháp luật cuộc sống
Con dâu bán nhà mẹ chồng
Mâu thuẫn trong công chứng
Người mẹ bảo không tặng nhà cho con, còn người con nói cha mẹ đã tự nguyện cho nhà nên mới bán.
Mới đây, TAND quận Gò Vấp (TP.HCM) đã phải hoãn xử vụ tranh chấp liên quan đến nhà cửa giữa mẹ con bà P. vì nhiều chứng cứ chưa rõ, việc công chứng, giám định dấu vân tay, chữ ký còn nhiều mâu thuẫn...
Tặng cho nhà?
Theo đơn khởi kiện của bà P., năm 2001, thấy gia đình con trai túng bấn, nợ nần, vợ chồng bà đã cho gia đình con dọn về ở chung. Cuối năm 2008, bà ngồi uống trà, nói chuyện với một người hàng xóm thì được người này cho hay căn nhà của bà đã bị bán cho người khác.
Bà bán tín bán nghi, vội chạy về hỏi con. Nghe mẹ hỏi, con dâu bảo: "Ai ác mồm, ác miệng nói thế, con sẽ đập nó". Thấy con dâu mạnh miệng, bà tin ngay, không hỏi gì thêm. Tuy nhiên, về sau nhiều lần bà nghe người trong xóm nói điều này, bà quyết định đi kiểm tra.
Xuống quận nhờ trích lục hồ sơ, bà mới tá hỏa khi biết căn nhà của mình đã được sang tên vợ chồng con trai theo hợp đồng tặng cho. Hợp đồng này lại do chính vợ chồng bà lăn tay, ký tên năm 2004 tại một phòng công chứng. Đầu năm 2008, căn nhà đó lại được bán cho người khác.
Xem xong, bà không thể tin nổi. Trong hợp đồng tặng cho có dấu vân tay, chữ ký của vợ chồng bà nhưng thời điểm đó bà đang ở quê xây mộ cho người thân, còn chồng bà bị liệt nằm một chỗ, không thể đi lại được. Nhận thấy gia đình con trai đã lừa mình, bà liền khởi kiện yêu cầu hủy bỏ hợp đồng tặng cho, hủy bỏ việc mua bán nhà giữa vợ chồng con trai bà với người thứ ba lạ mặt.
Trong phiên xử, người con dâu phủ nhận toàn bộ nội dung mẹ chồng nói. Theo người con dâu, do mẹ chồng vay tiền người ta nhưng không có khả năng trả nên mẹ đã nhờ bà bán căn nhà lấy tiền trả nợ. Hợp đồng tặng cho này là do bố mẹ chồng tự nguyện làm trong trạng thái tinh thần minh mẫn.
Luật sư của bà P. phản bác, kết luận giám định ngày 5/4/2010 của cơ quan giám định chỉ thể hiện chỉ có dấu vân tay của bà P., còn lại chữ ký của bà P. cùng dấu vân tay, chữ ký của chồng bà thì không giám định được vì mờ nhòe. Thế nhưng chuyện lạ là ngày 27/4/2010, cơ quan giám định mới đến phòng công chứng đối chiếu, sao chụp hợp đồng tặng cho nhà để giám định nhưng kết luận giám định gửi qua tòa thì đã có vào ngày 5/4/2010. Như vậy kết luận đã có trước đó 22 ngày. Việc này rất khó hiểu.
Một mâu thuẫn nữa là công chứng viên của phòng công chứng và các nhân chứng cho biết vợ chồng ông bà P. tự đến phòng công chứng lăn tay, ký tên trong hợp đồng tặng cho. Ngược lại, người con dâu bảo do bố chồng bị liệt, không đi lại được nên chính công chứng viên đã đến tận nhà bà để làm thủ tục.
Với nhiều vướng mắc trên, TAND quận Gò Vấp đã hoãn phiên tòa. HĐXX đề nghị phía cơ quan giám định trả lời tại sao có sự mâu thuẫn về thời gian trong bản kết luận giám định và thời gian lấy tài liệu về giám định. Mặt khác, tòa thấy cần phải triệu tập người mua nhà tham dự phiên tòa để làm rõ thêm các chứng cứ. Tòa cũng yêu cầu người con dâu cung cấp thêm cho tòa giấy tờ vay nợ của mẹ chồng vì bà nói bán nhà để trả nợ giùm mẹ...
Tới đây, phiên tòa sẽ được mở lại. Chúng tôi sẽ theo dõi, thông tin đến bạn đọc nội dung của phiên xử này.
Theo Pháp Luật Tp. HCM
Bi kịch vợ bán dâm nuôi chồng nghiện Hắn xuất thân trong một gia đình trí thức nhưng lại là kẻ nghiện ngập sống bám vào những đồng tiền bán thân của người đàn bà hơn mình cả chục tuổi. Để rồi, khi vợ bị người khác đánh vì phá giá bán dâm, hắn đã sẵn sàng xuống tay giết hại cô gái kia bằng những nhát dao chí mạng. Lý...