Tết của “người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh: “Tôi có thêm một cô con gái và một gia đình để về”
Kết thúc năm 2021 nhiều biến động, “ người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh nói rằng mọi kế hoạch của bản thân đều “tan tành”, chỉ có niềm hạnh phúc duy nhất là có thêm một gia đình và một cô con gái.
8h tối một ngày cuối năm, vừa hoàn thành chuyến xe cuối, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, 32 tuổi, vội lái xe từ quận Hà Đông về nhà tại thôn Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Hai cô con gái nhỏ Gia Hân (4 tuổi) và Gia An (1 tuổi rưỡi) chạy ào ra đón bố, nũng nịu và đòi hôn. Đây là lần hiếm hoi trong tuần, anh Mạnh về nhà trước nửa đêm.
Gần một năm sau sự kiện đỡ bé gái rơi từ tầng 12A chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng, cuộc sống của “người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh không có gì thay đổi, ngoại trừ việc anh có thêm một cô con gái và một gia đình để về.
“Người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh bên hai cô con gái ruột của mình
Cuối tháng 2/2021, anh Mạnh cứu sống bé gái rơi từ tầng 12 chung cư
“Một năm qua, điều tôi muốn quên nhất là…”
21 tuổi, anh Mạnh rời vòng tay bố mẹ sang Nhật 5 năm. Quay về Việt Nam, với vốn liếng của gia đình, anh mở một tiệm cắt tóc, nhưng hai lần đều thất bại. Sau đó, anh kết hôn với chị Phùng Thị Thuỷ, 26 tuổi, giáo viên mầm non. Khi sinh bé lớn Gia Hân, kinh tế gia đình khó khăn, “làm đồng nào tiêu đồng đó”. Bố bắt anh học lái xe, như một “cơ duyên” giúp anh đổi đời và có cuộc sống ổn định hiện nay.
Nhiều năm qua, anh Mạnh “trung thành” với nghề lái xe tải chở hàng thuê. Hàng ngày, anh cùng anh em đỗ xe tại khu vực phường Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy) chờ được điều phối, “ai thuê gì cũng chở” như cây cối, nội thất,… miễn là đủ trọng tải. Trung bình, anh chạy 3-4 chuyến xe/ngày.
Mỗi ngày, công việc của anh bắt đầu từ 7 rưỡi sáng. Nếu có khách đặt trước, anh sẽ xuất phát sớm hơn. Kết thúc công việc, anh về đến nhà khoảng 10-11h đêm, muộn hơn là 0h sáng hôm sau. Khi đó, vợ và con đều đã đi ngủ.
Thời gian duy nhất trong tuần anh có thể dành cho gia đình là tối thứ 6 hoặc tối thứ 7. Anh sắp xếp về nhà sớm nhất, rồi chở vợ và hai con sang nhà ngoại ở Chương Mỹ chơi cuối tuần. Chút thời gian rảnh còn lại, anh dành cho sở thích cá nhân.
“Anh em tài xế đều ăn uống tại chỗ. Trưa thì đặt cơm ngoài, tối tiện đường có gì ăn nấy cho xong bữa. Về nhà, nếu đói tôi ăn thêm bát cơm hoặc mì tôm”, anh kể.
Có những buổi chiều “ế ẩm”, cánh tài xế chán nản, rủ nhau về nhà. Nhưng anh Mạnh vẫn cố gắng bám víu, chờ điện thoại điều phối. Nếu chịu khó chờ đợi, vẫn sẽ có khách đặt xe, anh không ngần ngại nhận việc để kiếm thêm thu nhập.
Những tấm bằng khen, kỷ niệm chương,… anh Mạnh trưng bày ở phòng khách
Bức ảnh kí họa “người hùng” Nguyễn Ngọc Mạnh, vẫn nguyên bộ trang phục khi anh cứu sống bé H.
Nhớ về buổi sáng cách đây một năm – ngày 28/2/2021, anh Mạnh nhận đơn chở hàng từ Triều Khúc về chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng. Khi đang ngồi trong xe ô tô dưới sảnh chờ của một tòa nhà bên cạnh để chuẩn bị chuyển đồ cho khách, anh nghe thấy tiếng kêu cứu, la hét.
Video đang HOT
Anh ra khỏi xe thì phát hiện phía trên tòa nhà đối diện, bé H. (4 tuổi) đang lơ lửng ở ban công tầng 12. Không kịp suy nghĩ, anh vội vàng mở cửa xe, chạy băng qua quãng đường khoảng 30 m, rồi trèo lên bức tường rào cao hơn 2 m bao quanh chung cư, hướng tới vị trí em bé có thể rơi xuống.
Đứng trên mái tôn, anh Mạnh trượt chân chới với, cùng lúc cháu bé rơi tự do, anh vội nhoài người, đưa tay đón bé. Hai người cùng ngã xuống mái tôn tạo thành một vết lõm. Điều anh tiếc nuối nhất là chưa kịp đứng vững thì bé gái đã rơi, nên không thể đỡ một cách trọn vẹn, khiến bé bị thương.
Với hành động dũng cảm của mình, anh Mạnh được nhiều tập thể, cá nhân trao thưởng và tặng những phần quà có giá trị. Song, anh đều cảm ơn và lịch sự từ chối, chỉ giữ lại đúng một khoản dự định mở quán ăn nho nhỏ cho vợ. Vợ anh là cô giáo mầm non, gần một năm qua, do trường tạm đóng cửa vì dịch bệnh, nên chị “thất nghiệp”, chỉ ở nhà chăm lo gia đình.
Được nhiều người yêu quý, công việc của anh cũng ổn định và thuận lợi hơn. Nam tài xế có thêm nhiều khách hàng, trong khi những khách quen vẫn tiếp tục đặt xe và tin tưởng. Thu nhập đủ nuôi sống bản thân và vợ con, chi tiêu hàng tháng và trích được một khoản cho sở thích trồng cây cảnh.
“Tôi vẫn luôn tự hào vì đã cứu được bé gái, từ đó được mọi người tin tưởng và yêu quý hơn. Nhưng, tôi muốn quên đi sự kiện này. Tôi không muốn sống mãi trong ảo tưởng, không muốn bản thân cứ đắm chìm mãi trong khoảnh khắc quá khứ rồi tự đề cao chính mình. Tôi muốn quên đi, để có thể giúp đỡ nhiều người khác”, anh tâm sự.
Trở nên nổi tiếng, anh Mạnh đi đâu, làm gì, cũng có người nhận ra, khiến bản thân bị bủa vây bởi một thứ áp lực vô hình mang tên “khi người khác biết mình là ai”. Anh bị trói buộc vào khuôn khổ, sợ ánh mắt người đời, không được tự nhiên như ngày trước. “Tôi muốn thoải mái được làm những điều mình thích mà không phải để ý đến ai”, anh nói.
Trong một năm qua, anh học cách thả lỏng, bởi “người hùng” cũng chỉ là con người bình thường. Cân bằng cuộc sống, không còn lo sợ xung quanh, Nguyễn Ngọc Mạnh trở lại là anh tài xế xe tải chở thuê, ngày đi làm, tối hạnh phúc bên vợ con.
Anh Mạnh rất trân trọng tình cảm mà các cá nhân, đoàn thể dành cho anh cách đây gần một năm
Một năm với nhiều biến động đã qua, anh Mạnh hi vọng dịch bệnh sớm được khống chế, cuộc sống người dân bình thường trở lại
Tổ ấm nhỏ 4 thành viên của “người hùng”
“Niềm hạnh phúc duy nhất của tôi là có thêm một gia đình”
Nhiều hơn một lời cảm ơn, là lương duyên giữa 2 gia đình sau khi bé gái được cứu sống. Anh Mạnh và bé H. trở thành cha con. Hai bé Gia Hân và H. sinh cách nhau chỉ một tháng, quấn quýt như chị em ruột. Mỗi khi sang nhà “bố” Mạnh chơi, H. không hề lạ lẫm, trái lại rất hồn nhiên và có chút nghịch ngợm.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bản thân lại làm tài xế thường xuyên đi lại, tiếp xúc nhiều người nên anh Mạnh cũng hạn chế thăm cô con gái nuôi. Thay vào đó, vợ và con gái thường xuyên gọi điện cho bé H., hỏi thăm sức khoẻ và kế hoạch đón Tết. Đợt rồi, H. và em trai mắc Covid-19, anh Mạnh rất lo lắng. May mắn, trước Tết, các bé đã khỏi và sức khoẻ hiện ổn định.
Mùng 10 tháng Chạp, trong một lần dự khai trương cửa hàng quần áo của một người bạn bốc vác, anh Mạnh mua hai bộ quần áo. Một bộ dành cho Gia Hân, bộ còn lại là của H. Anh muốn tặng cho con gái nuôi trước Tết để bé có thể mặc đi chơi.
Tuy nhiên, cuối năm công việc bận rộn, tài xế Mạnh không có thời gian qua nhà bé H. Có những ngày anh đi từ 7h sáng đến 1-2h sáng hôm sau, không thể qua nhà, cũng không thể gửi nhờ ai. Thế là, mỗi ngày đi làm, anh đều mang theo bộ quần áo bên mình, cất gọn gàng trên xe tải. Tranh thủ khi nào rảnh, anh gọi điện, hẹn gặp để mang qua cho con gái.
Tết năm nay dù khó khăn, nhưng không thể thiếu cành đào, bánh chưng…
… và những nụ cười của con trẻ
Nhìn lại một năm sóng gió, anh nói mọi dự định đều “tan tành”. Tết năm nay và năm ngoái “khác một trời một vực” bởi ảnh hưởng kinh tế gia đình. Kế hoạch mở quán ăn cho vợ cũng thất bại khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Từ chối nhiều lời mời tạo điều kiện công việc ổn định và thu nhập cao hơn, anh muốn phát triển bản thân và vun vén gia đình.
“Năm vừa qua, chỉ có niềm hạnh phúc duy nhất của tôi là có thêm một gia đình, một người anh, một người chị và một cô con gái”, anh nói.
Gia đình anh Mạnh quây quần gói bánh chưng ngày 27-28 Tết. Anh cố gắng hoàn thành công việc vào trưa 29 Tết, chắt chiu thêm mỗi ngày 1-2 chuyến xe. Buổi chiều, nam tài xế dành để đưa vợ con đi sắm sửa, tối đến cùng đón giao thừa.
“Tết năm nay không khác gì năm ngoái, thoải mái hơn khi được ông bà nội cho ăn Tết riêng”, anh cười.
Nụ hôn ấm áp cô con gái lớn Gia Hân gửi bố
Mùng 4 Tết, hai gia đình sẽ đi du lịch Mai Châu (Hoà Bình). Bố mẹ bé H. đã đặt vé từ trước, nên lần này anh Mạnh “muốn từ chối cũng không được”.
Anh hi vọng, năm 2022, dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để hoàn thành những dự định còn dang dở. Anh cũng tính rút về nhà cùng vợ kinh doanh quán ăn do sức khoẻ giảm sút không thể tiếp tục chạy xe tải.
Sau cùng, anh gửi lời chúc năm mới an khang và thịnh vượng tới mọi nhà. Hơn hết, là một lời cảm ơn chân thành nhất.
“Cảm ơn vì đã luôn tin tưởng, ủng hộ và yêu thương gia đình Mạnh”.
“Cảm ơn vì đã luôn tin tưởng, ủng hộ và yêu thương gia đình Mạnh”
Hà Nội: Nguồn lây Covid-19 ở xã Tân Lập là người về từ Q.Đống Đa
Chủ tịch H.Đan Phượng cho biết, lực lượng y tế đang tích cực truy vết F1, F2 của 5 trường hợp mắc Covid-19 mới phát hiện ở xã Tân Lập.
Nguồn lây nhiễm Covid-19 của xã này là trường hợp sinh sống ở Q.Đống Đa mới về.
Chưa tính đến phương án phong toả trở lại toàn bộ xã Tân Lập, H.Đan Phượng. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Thêm 5 ca nhiễm Covid-19 ở xã Tân Lập, H.Đan Phượng
Trao đổi với Thanh Niên , ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND H.Đan Phượng, cho biết qua test nhanh đã phát hiện 5 người phụ nữ lớn tuổi dương tính với virus gây bệnh Covid-19. Sau đó, mẫu bệnh phẩm được đưa đi xét nghiệm khẳng định PCR cho kết quả dương tính.
5 trường hợp nhiễm Covid-19 mới ở xã Tân Lập là: bà Đ.T.N (55 tuổi) ở cụm 10; bà N.T.T (70 tuổi) ở cụm 9; bà N.T.Th (62 tuổi) ở cụm 11; bà N.T.S (74 tuổi) ở cụm 11; và bà N.T.L (64 tuổi) ở cụm 11. Những trường hợp nhiễm Covid-19 mới này đều có lịch sử dịch tễ khá phức tạp, cùng là người trong gia đình, họ hàng, sống tập trung tại các cụm 9, 10 và 11 của xã Tân Lập.
Cũng theo ông Hoàng, hiện đã có kết quả test nhanh của một số trường hợp F1 của những ca bệnh kể trên là dương tính, đã gửi mẫu đi xét nghiệm PCR để khẳng định, đang chờ kết quả.
Chủ tịch UBND H.Đan Phượng cho biết đã họp khẩn cấp sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định của 5 bệnh nhân ở xã Tân Lập, thống nhất chưa tính đến phương án phong toả trở lại toàn bộ địa phương này. Biện pháp trước mắt là khu vực nào có ca F0 thì phong toả, cách ly y tế nghiêm ngặt. Các khu vực khác thì tăng cường chốt kiếm soát dịch bệnh. Đồng thời, đẩy nhanh truy vết các trường hợp F1, F2 của 5 ca bệnh kể trên.
H.Đan Phượng tăng cường kiểm soát phòng dịch Covid-19. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Chủ tịch UBND H.Đan Phượng cũng cho hay, qua xác minh ban đầu, nguồn lây Covid-19 được xác định là từ bà N.T.Th, quê gốc ở xã Tân Lập, nhưng sinh sống ở Q.Đống Đa, TP.Hà Nội.
Mới đây, ngày 18.8, bà N.T.Th về xã Tân Lập thì sau đó phát sinh một số ca nhiễm Covid-19. Đầu tiên là trường hợp bệnh nhân N.V.T (nam, 75 tuổi, cụm 10, xã Tân Lập). Bệnh nhân này cũng là họ hàng gần với bà N.T.Th về từ Q.Đống Đa.
Nguồn lây Covid-19 ở xã Tân Lập có biểu hiện giấu dịch
"Ý thức phòng, chống dịch của 5 trường hợp mới nhiễm Covid-19 ở xã Tân Lập này rất kém. UBND H.Đan Phượng đã chỉ đạo lực lượng công an vào cuộc xác minh xem bà N.T.Th về xã Tân Lập bằng cách nào, có đúng quy định phòng, chống dịch bệnh hay không để có hình thức xử lý. Đáng lo ngại là bà N.T.Th có biểu hiện giấu dịch, chỉ khi cử lực lượng công an vào cuộc mới chịu khai ra lịch sử dịch tễ", Chủ tịch UBND H.Đan Phượng cho biết.
Trả lời câu hỏi về nguy cơ liệu rằng H.Đan Phượng sẽ trở thành ổ dịch phức tạp mới tại TP.Hà Nội hay không, ông Hoàng cho biết lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 của H.Đan Phượng vẫn đang tích cực triển khai đầy đủ các biện pháp ngăn chặn.
"Đầu tiên là cách ly y tế, rà soát các trường hợp liên quan đến ca bệnh. Sau đó, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng ở khu vực có nguy cơ cao. Tiếp đó, đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân trong khu vực phong toả, cách ly. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát toàn bộ địa bàn để hạn chế thấp nhất số lượng người ra, vào xã Tân Lập là điểm nóng về dịch bệnh của H.Đan Phượng, đặc biệt là các khu vực cụm 9, 10, 11", ông Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, UBND H.Đan Phượng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát lại việc cấp giấy đi đường cho người dân, thắt chặt hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thực hiện nghiêm quy định phòng dịch của Bộ Y tế, đi đúng cung đường được cấp phép.
Xã Tân Lập, H.Đan Phượng, giáp với H.Hoài Đức và Q.Bắc Từ Liêm, cách trung tâm TP.Hà Nội không xa. ẢNH TRẦN CƯỜNG
Bên cạnh đó, Công an H.Đan Phượng đã thành lập 5 tổ cơ động đi tuần tra, kiểm soát việc phòng, chống dịch Covid-19 liên tục trên địa bàn. Đồng thời, 2 tổ do trực tiếp 2 phó trưởng Công an H.Đan Phượng làm Tổ trưởng, đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại tất cả các chốt, doanh nghiệp, chợ dân sinh... Nhiều cơ quan ban ngành khác, hệ thống chính trị của H.Đan Phượng đều được huy động vào cuộc tham gia chống dịch.
Chủ tịch H.Đan Phượng bày tỏ mong muốn được TP.Hà Nội hỗ trợ tăng cường vắc xin để tiêm phòng, vật tư liên quan xét nghiệm PCR, test nhanh để chủ động xét nghiệm sàng lọc trước cho các khu vực rộng hơn. Hiện, TP.Hà Nội cũng đã cung cấp nhưng số lượng chưa nhiều.
"Đan Phượng là huyện ngoại thành của TP.Hà Nội, mật độ dân số không cao nên có thuận lợi dịch không lây lan nhanh, việc giãn cách xã hội cũng thuận lợi hơn, nhưng có khó khăn là ý thức người dân phòng, chống dịch Covid-19 không cao bằng khu vực trung tâm thành phố. Với đặc thù là người dân ở ngoại thành đi vào nội thành làm việc rồi về luôn trong ngày rất nhiều. Do vậy, nguồn lây trong đợt bùng phát này đều là từ ngoại thành", ông Hoàng nói.
Theo Chủ tịch H.Đan Phượng, đến nay, 5 xã Hồng Hà, Trung Châu, Tân Lập, Tân Hội và thị trấn Phùng có ca bệnh nhiễm Covid-19. Tính đến chiều 30.8, toàn H.Đan Phượng có 23 người nhiễm Covid-19. Trong đó, có 8 người được công bố khỏi bệnh, tiếp tục cách ly theo dõi; 2 trường hợp tử vong đều là người già.
Đi xin việc giữa thời Covid-19, chàng trai gặp nạn cầu xin sự sống Thương mẹ cảnh còm cõi lo từng miếng ăn cho gia đình, Chuyên cầm hồ sơ đi xin việc làm tại một khu công nghiệp ở Thái Nguyên, nào ngờ đúng hôm đó em gặp tai nạn "thập tử nhất sinh". Trên giường bệnh của khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, chàng trai 26...