Tết cơm mới của người Pa Kô
Tết cơm mới của người Pa Kô ở miền tây Quảng Trị là lễ quan trọng nhất trong năm. Đây là dịp tạ ơn thần linh sau một vụ mùa bội thu, tổng kết một năm lao động, học tập.
Sau một năm quần quật trên nương rẫy, tháng 12 hàng năm khi những bông lúa cuối cùng được gặt, phơi khô và tích trữ trong nhà cũng là lúc người Pa Kô tổ chức Tết cơm mới.
Tết cơm mới không theo lịch cố định mà tùy theo mùa vụ các năm. Để ấn định ngày tổ chức, những người đứng đầu các họ tộc trong thôn nhóm họp rồi chọn ngày đẹp nhất để làm lễ. Năm 2015, người dân thôn Cu Tai 1 ( xã A Bung, huyện Đăkrông, Quảng Trị) chọn một ngày nắng ấm vào cuối năm dương lịch để làm lễ cơm mới. Tết cơm mới theo tiếng người Pa Kô là Tết Aza, hay còn là lễ tri ân cây lúa, loài cây đại diện các cây nông nghiệp, cung cấp lương thực chính của người vùng cao.
Thôn Cu Tai 1 ngày cúng mừng cơm mới rộn ràng tiếng cười nói. Phía bên ngoài, đàn ông mổ thịt heo bò, phụ nữ làm cơm nếp, cơm lam trong nhà sàn. Trẻ nhỏ diện những bộ đồ đẹp đứng xem người lớn chuẩn bị lễ.
Phong tục từ xưa đến nay, lễ mừng cơm mới chỉ tổ chức trong buổi sáng khi khí trời được xem là thịnh vượng nhất, cúng thần lúa, thần đất, thần nước… đã ban cho một năm mùa màng tươi tốt, gia súc khỏe mạnh, con người sống hài hòa với nhau và với thiên nhiên.
Video đang HOT
Lễ vật là lúa mới gặt về từ rẫy được nấu thành xôi và cơm lam, cùng với thịt gà, heo, bò, dê, chuột rừng… do người dân chăn nuôi, săn bắt được trong năm. Ngoài ra, còn có một bát nước để cầu cho năm sau mưa thuận gió hòa, đầy đủ nước non cho cây trồng sinh trưởng. Đặc biệt không thể thiếu ché rượu cần được làm từ những hạt lúa ngon nhất từ vụ mùa vừa qua. Trong mâm lễ còn có những hoa tre, tượng trưng cho bông lúa trĩu hạt, những tấm thổ cẩm được dệt bởi phụ nữ tài hoa.
Lễ vật thể hiện sự tôn kính dành cho thần linh, bởi tất cả được lựa chọn từ những hạt lúa chắc nhất, những con gà béo tốt nhất.
Bày biện xong, ông trưởng họ làm chủ lễ, đọc lời xướng tạ trời đất, thần lúa, thần nước. Mọi người trong gia tộc quây quần bên mâm lễ, cùng đọc to những lời ca tụng và cảm ơn thần linh.
Lễ được chia ra làm hai phần, gồm lễ chung cho cả dòng họ được tổ chức trước, sau đó là lễ riêng của từng gia đình. Cũng tại nhà của trưởng họ, mỗi gia đình trong tộc họ dâng một mâm lễ là những sản vật làm được trong năm. Ông trưởng họ đại diện cho các gia đình đọc lời tạ ơn với thần linh. Sau lễ cúng, mỗi gia đình mang mâm lễ về nhà riêng, tổ chức ăn uống và trò chuyện về một năm đã qua.
“Một năm làm được thóc lúa, trâu bò sinh sôi thì cả họ mổ thịt để làm lễ mời thần linh, tổ tiên. Lễ cúng vừa tạ ơn một năm mùa màng thuận lợi, thóc lúa đầy nhà, còn là lễ để xin phát rẫy năm sau”, ông Vỗ Nghinh, một trưởng họ cho biết. Sau lễ cúng, những bông lúa mới được cất giữ trong nhà cho đến mùa vụ năm sau, với hàm ý lúa thóc chảy vào trong nhà, mùa vụ tốt tươi.
“Đây như là lễ tổng kết năm, xem lại việc đồng áng của gia đình trong năm qua để có kế hoạch cho năm mới, đồng thời là dịp gặp mặt, ôn lại truyền thống tốt đẹp và lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc nên dù ở đâu, con cháu đều phải về dự”, ông Hồ Văn Viêm, vượt 70 km từ thị trấn Khe Sanh về đây làm lễ cho hay.
Trước kia, người Pa Kô xem Tết cơm mới là lễ quan trọng nhất trong năm, được tổ chức linh đình. Lễ thêm phần ấm cúng khi những người khách ở xa đến được đón tiếp nồng hậu, bà con vui vẻ chia sẻ về truyền thống của buôn làng, những nét riêng đặc sắc trong Tết cơm mới của người Pa Kô. Những năm gần đây, người Pa Kô còn có cái Tết thứ hai, đó là tết Nguyên đán theo phong tục của người Kinh.
Hoàng Táo
Theo VNE
Người dân Cu Pua mong lắm một cây cầu
Bản Cu Pua, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị) có 136 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Nhiều năm nay muốn giao thương, đi lại, học hành... người dân ở đây phải qua lại trên một "chiếc cầu treo" được làm bằng sợi dây cáp đã hoen gỉ, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Trước đây, đã có một số vụ tai nạn xảy ra khiến bà con hết sức lo lắng.
Người dân bản Cu Pua hàng ngày qua lại trên sợi dây cáp đã hoen gỉ, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Cách đâygần 20 năm, người dân bản Cu Pua từ bỏ lối sống du canh, du cư đến vùng đất tả ngạn sông Đakrông lập nghiệp. Để giao thương với bên ngoài, người dân làm tạm một cây cầu bằng sợi dây cáp để đi lại. Trong những ngày mưa gió, nước sông dâng cao, người dân ở đây hoàn toàn bị cô lập. Họ phải chờ nước rút để vượt qua con đường nhiều đèo dốc, sau đó bám vào sợi dây cáp vượt sông rất nguy hiểm.
Già làng Pả Vân, 76 tuổi cho biết: "Nhiều năm qua, dân bản Cu Pua qua lại trên sợi dây cáp này, mùa nắng còn đỡ chứ đến những ngày mưa lũ, nước sông dâng cao chảy xiết, nếu không cẩn thận rất dễ bị cuốn trôi. Biết là nguy hiểm nhưng đây là lối đi duy nhất để giao thương với bên ngoài nên dân bản vẫn phải dùng".
Già làng Pả Vân mong muốn, ở vị trí này có một cây cầu kiên cố, vững chãi để người dân, nhất là các em học sinh đi lại bảo đảm an toàn.
Đến Cu Pua, tận mắt chứng kiến hai sợi dây cáp vắt ngang đã hoen gỉ, xuống cấp do được làm từ lâu, không bảo đảm an toàn nhưng người dân hàng ngày vẫn sử dụng để đi lại, vận chuyển nông sản mới hay mong muốn có một chiếc cầu đối với người dân nơi đây lớn đến nhường nào. Theo người dân Cu Pua, vào những ngày mưa to, nước từ thượng nguồn đổ về đục ngầu, chảy xiết nhưng nhiều người vẫn phải liều lĩnh băng qua sông bằng chiếc dây cáp này để về nhà, có trường hợp do bất cẩn đã rơi xuống sông và bị nước cuốn trôi.
Không chỉ khó khăn trong giao thương, buôn bán, trẻ em ở bản Cu Pua muốn đến trường học chữ cũng phải vượt sông bằng sợi dây cáp treo tạm bợ này.
Anh Hồ A La, ở bản Cu Pua chia sẻ: "Thương các cháu lắm, không đi học thì không biết chữ, mà muốn đến trường phải qua sợi dây cáp, thực sự người dân chúng tôi không an tâm chút nào. Cả bản Cu Pua có 40 học sinh hàng ngày phải đến các điểm trường bên kia sông Đakrông học tập. Những ngày mưa to phần lớn các cháu đều phải nghỉ học do nước sông dâng cao, rất ít phụ huynh dám cho con em đến trường".
Trò chuyện với chúng tôi, nhiều em học sinh ở bản Cu Pua cho biết, rất lo lắng khi đi qua sợi dây cáp này, tuy nhiên nếu bỏ mất một vài buổi đến trường học còn khiến các em lo lắng hơn nhiều.
Chủ tịch UBND xã Đakrông Trần Văn Chạy cho biết: "Chiếc cầu treo được làm bằng sợi dây cáp này không bảo đảm về mặt kỹ thuật, được người dân làm để tạm khắc phục trong việc đi lại. Địa phương cũng đã kiến nghị lên cấp trên và hiện tại đang chờ phương án giải quyết. Ngươi dân Ku Pua rất cân môt cây câu treo kiên cố, vững chãi đê đi lai an toan hơn, nhât la trong mua mưa lu".
Chia sẻ trên của Chủ tịch UBND xã Đakrông cũng là mong muốn của người dân bản Cu Pua hiện nay. Các cấp, ngành tỉnh Quảng Trị và huyện Đakrông cần quan tâm đầu tư xây dựng một cây cầu treo nơi đây trong thời gian sớm nhất để giúp các em học sinh đến trường an toàn, tạo điều kiện cho người dân địa phương đi lại làm ăn sinh sống thuận lợi hơn.
NGUYỄN VĂN HAI - CÔNG ĐIỀN
Theo_Báo Nhân Dân
Thôn 15 năm không rượu bia, thuốc lá Từ đám cưới cho đến kỵ giỗ, lễ Tết, người thôn Cu Pua (huyện Đăkrông, Quảng Trị) chỉ mời nhau ly nước trà. Nhờ bỏ rượu, tích cực lao động nên Hồ Ê Nót vừa mua thêm được 3 con bò và một con dê. Ảnh: Hoàng Táo. Thôn Cu Pua uốn lượn bên dòng sông mang cùng tên với xã Đăkrông (thuộc...