Tết Canh Tý, về thăm làng ăn thịt chuột Tú Đôi, Hải Phòng
Làng Tú Đôi (Kiến Quốc, Kiến Thụy, Hải Phòng) vốn nổi tiếng với nhiều quái sản, trong đó không thể không kể đến món thịt chuột.
Ở nhiều làng quê, chuột là “kẻ thù” của người nông dân, phá hoại mùa màng, thế nhưng với những người dân ở làng Tú Đôi (xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng), chuột lại mang lại nguồn lợi đáng kể, thịt chuột là món đặc sản ngon khó cưỡng.
Độ tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi vừa thu hoạch xong lúa mùa, chuột đồng no thóc, cũng là thời điểm dân làng Tú Đôi lại vác thuổng đi săn chuột. Đến giờ, cũng chẳng vị cao niên nào trong làng nhớ nổi, chỉ biết tục ăn thịt chuột có từ rất lâu đời.
Ông Phạm Đăng Minh một người có đến 40 năm vác thuổng tìm chuột đồng ở làng Tú Đôi chia sẻ, lâu nay vẫn có những câu chuyện đồn thổi về việc ăn thịt chuột của làng Tú Đôi mà khiến chính dân làng cũng buồn cười như “dù bắt được chuột già hay chuột non đều thả trần nước sôi rồi ăn rau ráu”… Ông Minh nói vui rằng, chính những tin đồn ấy, đôi khi cũng là cái hay, khiến làng Tú Đôi nổi tiếng với món thịt chuột.
Chuột săn về được nhúng vào nước nóng làm sạch lông.
“Thế nhưng dân làng Tú Đôi rất khảnh ăn, mỗi năm vào mùa lúa, món thịt chuột mới được lên mâm. Chuột được chọn để ăn phải là chuột đồng, no thóc, béo mẫm”, ông Minh kể.
Chỉ vào đống đồ nghề gồm cuốc, lưới, bát quái, thuổng, găng tay, giỏ đựng, ông Minh bảo, muốn tìm được chuột phải có khả năng quan sát và kinh nghiệm. Cứ thấy ruộng nào nhiều vết chân chuột là giăng lưới, lấy thuổng đào tận hang, vừa lắng nghe, vừa quan sát. Chỉ cần thấy tiếng động của chuột là vồ bắt bằng được, bẻ răng cho vào giỏ.
Video đang HOT
Không chỉ vây bắt chuột trên các cánh đồng, các bờ ao cũng là địa điểm để thu được chiến lợi phẩm lớn mỗi lần đi săn chuột.
“Đầu mùa chuột, có những ngày đi săn được đến 50 kg chuột. Vào khoảng tháng 10 âm lịch, có những ngày được 60-70kg. Mùa chuột chỉ kéo dài khoảng 2 tháng là hết’, ông Minh cho biết.
Sau mỗi buổi săn chuột, người dân làng Tú Đôi lại tập trung làm thịt chuột để chuẩn bị mang bán. Chuột mang về được nhúng vào nước nóng vừa độ, lột sạch lông, mổ bụng, lấy hết nội tạng, cắt hết “quả hoi” bên “háng”, luộc chín rắc lá chanh thơm phức.
Nhiều nơi vẫn thường đồn thổi rằng ở Tú Đôi ăn chuột 7 món, nào là nem chuột, gỏi chuột, giò chuột ngày Tết. Thậm chí, dân gian còn có câu: “Làng Tú anh hùng nuôi chuột đỏ, khoai lang bóc bỏ nhắm với chuột non”…
Thịt chuột sau khi làm sạch sẽ được đem luộc.
Thế nhưng theo ông Minh, dân làng Tú Đôi xưa nay chỉ ăn thịt chuột luộc, thi thoảng đem nấu rựa mận hoặc đem thui, ngon nhất vẫn là chuột luộc chấm muối chanh. Dân làng Tú Đôi còn thích thịt chuột hơn cả thịt gà.
Đến Tú Đôi vào những tháng cuối năm, ra chợ quê dễ dàng bắt gặp những mâm thịt chuột được bày bán sẵn. Giá thịt chuột luộc đầu mùa khoảng 150.000 đồng/kg, những ngày đắt có thể lên đến 170.000-200.000 đồng/kg.
Những năm được giá, được mùa, người dân Tú Đôi vẫn đút túi từ 300.000-500.000 đồng mỗi ngày từ việc săn chuột làm thịt. Thịt chuột vừa là một món ăn được ưa thích, đồng thời cũng là một cách bảo vệ mùa màng, không sử dụng các chất hóa học diệt chuột làm ảnh hưởng đến môi trường.
Nhiều gia đình chuyên săn thịt chuột còn kiếm được khoản kha khá thậm chí lên đến cả chục triệu đồng mỗi vụ chuột. Hiện cả Tú Đôi chỉ còn khoảng hơn 30 gia đình làm nghề bắt chuột và chế biến món “đặc sản” này./.
Theo VOV
Thịt chuột của Việt Nam: "Thơm ngon như phô mai que"
Nữ nhà báo Mỹ lần đầu thưởng thức món thịt chuột trong chuyến đi tới Việt Nam, và cho rằng đó là thử thách ấn tượng.
Cuối năm 2018, Christine Dell'Amore, nữ phóng viên của trang National Geographic (Mỹ), có chuyến thăm tới Việt Nam.
Tại đây, cô có dịp thưởng thức món thịt chuột đồng chế biến theo phương pháp của người địa phương ở Châu Đốc. Với Christine, đây là thử thách ấn tượng và trải nghiệm thú vị.
Những người nông dân Việt Nam bẫy chuột trên đồng
Theo lời chia sẻ của Christine, tại một số khu vực trên thế giới, trong đó bao gồm cả vùng nông nghiệp ở Việt Nam, thịt chuột được coi là nguồn cung cấp protein dồi dào. Điều này trái ngược với quan điểm những con chuột sống dưới cống ngầm dơ bẩn chuyên ăn rác thải của người nước ngoài.
Món thịt chuột được bày bán ở các khu chợ
Tại Việt Nam, bạn có thể thấy món thịt chuột đặc sản xuất hiện tại những quán ăn ở cả miền Bắc hay miền Nam, bởi vậy, Christine tỏ ra khá yên tâm khi lần đầu ăn thử món thịt chuột chiên. Cô ngạc nhiên khi thấy hương vị của chúng rất ngon, giống như phô mai que mozzarella.
Trên thực tế, tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thịt của loài động vật gặm nhấm này lại có giá cao hơn thịt gà - Grant Singleton, nhà khoa học nghiên cứu quản lý loài gặm nhấm - cho biết. Khu vực này hàng năm lại chế biến khoảng 3600 tấn thịt chuột, trị giá 2 triệu USD. Con số này khiến nhiều người kinh ngạc.
Cũng theo phóng viên Christine, dù có hàng chục loài chuột khác nhau, nhưng người Việt Nam chỉ ăn chuột đồng. Đó là những con chuột có kích thước nhỏ, chỉ ăn lúa để sống. Chúng sống ở đồng ruộng, khá sạch sẽ, ít ký sinh trùng.
Với món thịt chuột, người ta có nhiều cách chế biến, nhưng đều phải nấu chín để tránh các bệnh truyền nhiễm. Sau khi sơ chế chuột, thịt được rửa sạch, sau đó hun khói hoặc chiên rán, nướng, hấp... tùy theo sở thích. Nếu như món chiên, thịt có màu da vàng ruộm bắt mắt, thì món hấp, luộc sẽ có mùi vị đậm đà.
Theo Nationalgeographic
Những món ăn đường phố ở Hải Phòng cuốn hút thực khách Những món ăn đường phố như bún cá cay, bánh bèo, ốc chỉ có giá 10.000 - 15.000 đồng. Bún cá cay Bún cá cay có ở nhiều nơi nhưng tại Hải Phòng lại có những hương vị đặc trưng riêng bởi cách lựa chọn nguyên liệu cầu kỳ và chế biến nước dùng. Những con cá được chọn dùng nấu bún cá...