Tết Ất Mùi có thể nghỉ kéo dài 9 ngày
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, bộ này đang lập dự thảo tờ trình 9 ngày nghỉ Tết âm lịch Ất Mùi và 8 ngày nghỉ dịp 30-4, 1-5 năm 2015.
Với dự kiến hoán đổi ngày làm việc để thời gian nghỉ lễ, tết được liên tục, Bộ LĐ-TB&XH đang lập dự thảo tờ trình Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào dịp nghỉ lễ năm 2015 đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, dịp nghỉ Tết Dương lịch 2015 tới đây, công chức viên chức sẽ được nghỉ 4 ngày, từ ngày 1-1 đến 4-1-2015. Để được nghỉ 4 ngày liên tục, công chức viên chức sẽ phải đi làm ngày thứ Bảy (27-12-2014) để nghỉ ngày thứ Sáu (2-1-2015).
Thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2015 sẽ kéo dài hơn, dự kiến tới 9 ngày, từ ngày thứ Ba (17-2-2015) đến hết thứ Bảy (21-2-2015), tức là từ ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Ngọ đến hết ngày mùng 3 tháng Giêng năm Ất Mùi và nghỉ bù vào thứ Hai (23-2-2015). Về hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần dịp nghỉ Tết âm lịch, công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (14-2-2015) để nghỉ thứ Hai (16-2-2015).
Được nghỉ Tết dài ngày là cơ hội cho nhiều gia đình sum họp
Video đang HOT
Cũng với cách hoán đổi này, năm 2015, nhiều khả năng thời gian nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30-4 và 1-5 cũng sẽ kéo dài tới 8 ngày liên tục. Theo dự thảo của Bộ LĐ-TB&XH, thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày 26-4-2015 đến hết ngày 3-5-2015, do thời gian những ngày lễ này liền nhau vào cuối tháng 4-2015. Để được nghỉ kéo dài, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị hoán đổi ngày làm việc vào ngày nghỉ. Cụ thể, cán bộ công chức cũng sẽ phải đi làm vào 2 ngày thứ Bảy gồm ngày 25-4-2015 và 9-5-2015.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Minh Huân, việc nghỉ dài ngày cũng đang được cân nhắc, đánh giá về những điểm không thuận lợi, đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất và các cơ quan giải quyết công việc trực tiếp với dân… Theo ông Huân, đề xuất này cần phải được đánh giá kỹ, bổ sung vào tờ trình để trình Chính phủ và không áp dụng cứng nhắc với mọi đối tượng.
Được biết, việc hoán đổi ngày nghỉ và làm việc sẽ áp dụng với công chức, viên chức của các đơn vị có lịch nghỉ hằng tuần là 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật, không phải áp dụng với doanh nghiệp và người dân nói chung.
Với công chức, viên chức có lịch làm việc bình thường là cả thứ Bảy thì không áp dụng hoán đổi, có nghĩa là việc giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định của Thủ tướng về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ Bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vẫn được đảm bảo.
Theo_An ninh thủ đô
Yêu cầu rà soát toàn bộ các cơ sở bảo trợ xã hội trên cả nước
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Trọng Đàm vừa ký ban hành công văn số 2881/LĐTBXH-BTXH yêu cầu rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động các cơ sở chăm sóc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt trong toàn quốc.
Những đứa trẻ từng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề
Căn cứ để Bộ LĐ-TB&XH tiến hành tổng rà soát các cơ sở bảo trợ (BTXH) là do công tác thanh tra và phản ánh của báo chí, cho thấy một số cơ sở BTXH của các tôn giáo, cơ sở BTXH ngoài công lập thành lập chưa theo quy định của pháp luật, có hiện tượng cho trẻ em làm con nuôi chưa đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, công văn 2881/LĐTBXH-BTXH cũng nêu lên lo ngoại về tình trạng nhiều cơ sở BTXH ngoài công lập chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và diện tích phòng ở cho đối tượng. Nhân viên quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng chưa được đào tạo nghiệp vụ.
Căn cứ vào tình hình trên, công văn 2881/LĐTBXH-BTXH yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở BTXH trên địa bàn, nhất là các cơ sở ngoài công lập. Qua quá trình rà soát, kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhất là trẻ em bị bỏ rơi bảo đảm các cơ sở hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Các địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở ngoài công lập chăm sóc từ 10 đối tượng trở lên phải thành lập cơ sở BTXH; hướng dẫn các cơ sở tăng cường công tác quản lý đối tượng từ việc tiếp nhận, lập hồ sơ quản lý đối tượng, chăm sóc tại cơ sở đúng quy định pháp luật.
Đối với các cơ sở không đủ điều kiện chăm sóc đối tượng, cơ quan chức năng tại địa phương thống nhất với cơ sở nhằm phân loại, lập danh sách các đối tượng không xác định được địa chỉ để xem xét, đưa vào các cơ sở BTXH công lập của tỉnh, thành phố để chăm sóc, nuôi dưỡng. Đối với những đối tượng có địa chỉ cụ thể thì bàn giao về địa phương.
Các cơ sở ngoài công lập phải bảo đảm số lượng đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên làm công tác chăm sóc hiện có.
Công văn yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi cáo cáo kết quả về Bộ LĐ-TB&XH trước ngày 31/8.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, cả nước có 402 cơ sở BTXH đang nuôi dưỡng trên 40.000 đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, trong đó có 233 cơ sở BTXH ngoài công lập.
Hoàng Mạnh
Theo dantri
Lương tối thiểu vùng 2015: Chốt đề xuất tăng tối đa 15,1% Sau nhiều phiên họp không có kết quả, cuộc họp sáng nay (6.8) tại Hà Nội, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu chọn ra phương án cuối cùng về đề xuất mức lương tối thiểu vùng năm 2015. Đây là phương án có tính trung hòa giữa đề xuất các bên. Phiên họp Hội đồng tiền lương Quốc gia sáng...