Test nhanh đột quỵ đứng một chân thăng bằng 20 giây Chí Tài từng thử đúng hay sai?
Ngay sau khi nghệ sĩ Chí Tài qua đời, cộng đồng mạng chia sẻ rất nhiều thông tin về việc test nhanh đột quỵ với bài thử nghiệm nhắm mắt đứng một chân để giữ thăng bằng trong 20 giây.
Đây cũng là phương pháp ông từng thử và được lan truyền trên mạng xã hội.
Nhiều người đưa ra bài thử thách này với những chia sẻ “bạn nên thử thách sức khỏe của mình”. Bài thử nghiệm nhắm mắt đứng 1 chân từng được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh khả năng dự đoán sức khỏe của mình.
Để thực hiện thử nghiệm này, đầu tiên bạn phải cởi giày, đặt tay lên hông và đứng trên một chân, sau đó nhắm mắt lại. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn di chuyển bàn chân trụ hoặc khi bạn phải đặt chân kia xuống sàn nhà để khỏi ngã.
Kết quả cho thấy những người có khả năng giữ thăng bằng kém, chỉ đứng được trung bình tối đa 2 giây, có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo so với những người có thể đứng được 10 giây trở lên. Thời gian giữ thăng bằng có xu hướng giảm xuống nhanh chóng ở người lớn tuổi.
PGS.TS Nguyễn Huy Thắng – Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115, cho biết cách thực hiện giữ thăng bằng đứng một chân trên 20 giây với những ai không thể thực hiện, nguy cơ đột quỵ sẽ cao… Cách làm này hoàn toàn không đúng.
Theo PGS Thắng, hiện nay trên mạng xã hội, khá nhiều nhân vật nổi tiếng, nhiều nghệ sỹ đã nhiệt liệt cổ vũ cho phong trào “Đứng giữ thăng bằng một chân” để test nhanh nguy cơ đột quỵ.
Theo PGS Thắng, thử thách này được xem xuất phát từ nghiên cứu tại Nhật Bản, công bố trên tạp chí “Stroke Journal” năm 2014. Nghiên cứu bao gồm gần 1400 người với độ tuổi trung bình 67, kết quả cho thấy việc không thể giữ thăng bằng với một chân quá 20 giây có liên quan đến việc suy giảm nhận thức và các tổn thương não không triệu chứng do tổn thương mạch máu nhỏ.
Video đang HOT
Test nhanh đột quỵ bằng đứng một chân không có tác dụng
Về mặt khoa học, những tổn thương do mạch máu nhỏ này chưa thể được xem là đột quỵ não thật sự. Nó chỉ đơn thuần phản ánh đến tình trạng tổn thương xơ vữa mạch máu nhỏ trong não, mà gần như không thể tránh khỏi khi chúng ta trên 60 tuổi, đặc biệt nếu đi kèm với bệnh nền tăng huyết áp hay đái tháo đường.
Để giữ được thăng bằng cơ thể, chúng ta cần não (đặc biệt là tiểu não), hệ thống thị giác và cả hệ cơ xương khớp. Theo y văn, có đến 1/3 người trên 65 tuối bị té ngã do mất thăng bằng, nguyên nhân do mắc phải một hay nhiều khiếm khuyết về mặt chức năng trên. Ngoài ra trọng lượng cơ thể và sự tập luyện cũng ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng này. Ví dụ với những người tập Yoga khả năng giữ thăng bằng trên 20 giây là bình thường.
Cùng quan điểm, BSCKI. Nguyễn Đình Tuấn, Khoa Thần kinh, BV ĐK Medlatec cho biết hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh bài “đứng 1 chân thăng bằng” có thể đo được “nguy cơ đột quỵ”.
BS Tuấn cho biết việc đứng 1 chân thăng bằng chỉ là cách để kiểm tra sức bền của mạch và nó không phải là bài test sức khỏe nào.
Bác sĩ Tuấn cho biết đột quỵ không thể test nhanh bằng bài tập nào nhưng đột quỵ có thể phòng tránh được.
Theo BS. Tuấn, khi một người có càng nhiều yếu tố nguy cơ thì càng dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được (những điều bạn có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều bạn không thể thay đổi). do vậy bạn cần kiểm soát các yếu tố nguy cơ có thế phòng tránh được.
Để điều trị dự phòng hiệu quả, các chuyên gia cho rằng cần xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ gồm các bệnh nhân có huyết áp cao, mắc đái tháo đường, rung nhĩ, từng có tiền sử đột quỵ. Đây là những sát thủ giấu mặt, vô hình, không biểu hiện triệu chứng trước khi gây ra cơn đột quỵ thực sự.
PGS Thắng cho biết ngoài ra những bệnh nhân từng đột quỵ hoặc chưa mà có nguy cơ đột quỵ đều có đầy đủ thuốc giúp bệnh nhân giảm các nguy cơ đột quỵ
Bệnh nhân rung nhĩ nếu tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc kháng đông thì giảm được 70% các biến cố đột quỵ trong tương lai. Tương tự, bệnh nhân kiểm soát huyết áp, tiểu đường, cholesterol trong máu tốt cũng làm giảm 65% các biến cố đột quỵ”
Thực phẩm chức năng không thể thay thuốc ngừa đột quỵ
Nhiều người nhầm lẫn thực phẩm chức năng có thể ngừa đột quỵ, trị huyết áp, bỏ hẳn thuốc để chuyển sang dùng, chuyên gia khuyến cáo "rất nguy hiểm".
Ảnh minh họa
Phó giáo sư Nguyễn Huy Thắng, Phó Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho biết thực phẩm chức năng không được gọi là thuốc, chỉ là chất bổ sung. Một người bị tăng huyết áp, bắt buộc phải uống thuốc điều trị huyết áp, sau đó có thể cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng chứ không thể dùng thay thế hoàn toàn thuốc điều trị.
"Nhiều người bỏ thuốc vì cho rằng uống lâu 'bị nóng', nhiều tác dụng phụ, còn thực phẩm chức năng xuất phát từ thiên nhiên nên lành tính. Đó là quan niệm sai lầm", bác sĩ Thắng khẳng định.
Để cho ra đời một loại thuốc, các nhà khoa học phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ, thử nghiệm lâm sàng trên số lượng người dùng lớn. Đến khi kết luận an toàn, mang lại hiệu quả điều trị, thuốc mới được đưa vào sử dụng.
Theo phó giáo sư Thắng, hiện nay rất nhiều thực phẩm chức năng được quảng cáo rầm rộ, do nhiều người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng khuyên dùng. Nhiều bệnh nhân không uống thuốc, chuyển sang dùng thực phẩm chức năng theo quảng cáo dù không hiểu rõ về hiệu quả sản phẩm.
"Y tế là lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn, ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, tính mạng, người bệnh cần nghe theo chỉ định dùng thuốc của thầy thuốc", bác sĩ Thắng nói.
Nhiều bệnh nhân tưởng rằng đột quỵ chỉ phòng ngừa trong giai đoạn ngắn mà không hiểu phải uống thuốc suốt đời. Bác sĩ Thắng khuyến cáo, người đã bị đột quỵ, may mắn sống được hoặc phục hồi tốt, không có nghĩa là đã hết bệnh mà cần tiếp tục sử dụng thuốc để phòng bệnh. Những trường hợp này nguy cơ cao tái phát đột quỵ.
Không ít trường hợp sau khi điều trị ổn thì ngưng đi khám, ngưng uống thuốc, hoặc tự mua thuốc theo toa cũ, uống theo toa thuốc người khác mách bảo. Có bệnh nhân được bác sĩ kê đơn thuốc gồm nhiều loại, song chỉ mua một hoặc hai loại, đôi khi bỏ qua những thuốc cực kỳ quan trọng giúp phòng ngừa đột quỵ.
Người có yếu tố nguy cơ đột quỵ, như tăng huyết áp, tiểu đường, rung nhĩ..., đòi hỏi phải dùng thuốc kiểm soát lâu dài, hầu như điều trị suốt đời. Đây được xem là những "sát thủ" giấu mặt, vì triệu chứng các bệnh này thường rất mơ hồ. Đa số bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không cảm nhận được sự bất thường khi bệnh đang diễn tiến nên tâm lý chủ quan, rất khó thuyết phục họ uống thuốc qua ngày này tháng nọ.
"Ý thức phòng bệnh tại Việt Nam đang thấp ở mức báo động. Nếu không phòng ngừa tốt sẽ dẫn đến y tế quá tải trong điều trị đột quỵ cấp", bác sĩ Thắng nói.
Ông cho rằng cần tầm soát yếu tố nguy cơ trước khi bị đột quỵ, kiểm soát nó từ rất sớm. Tuy nhiên hiện nay số người đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để tầm soát bệnh vẫn chưa nhiều.
Theo thống kê của thế giới, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư. Ở Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhiều người may mắn sống sót nhưng chịu các di chứng nặng nề, mất khả năng lao động, tàn phế, cuộc sống cần có người chăm sóc thường xuyên.
Bệnh nhân đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột triệu chứng tê hoặc yếu vùng mặt, tay hoặc chân. Đặc biệt khi triệu chứng xảy ra ở một bên cơ thể, méo miệng, đột ngột không nói được hoặc khó nói, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng... Khi ấy cần chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng xử trí và cấp cứu đột quỵ.
Trong khi chờ xe cấp cứu, nếu người bệnh tỉnh, đặt nằm nghiêng về bên lành, đầu hơi nâng nhẹ. Không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại gì, không cạo gió, giật tóc hay nặn chanh vào miệng... Lấy bỏ các vật trong miệng người bệnh hoặc lau đờm dãi có thể gây khó thở. Nếu bệnh nhân bị liệt một bên, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt nghiêng về bên lành. Bệnh nhân không có mạch hoặc ngưng thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (80-100 lần một phút) đến khi tim đập lại.
Tại sao ngày càng nhiều người bị đột quỵ? Thông tin Nghệ sĩ Chí Tài bị đột quỵ và qua đời ở tuổi 62 đã khiến nhiều người bàng hoàng. Đáng chú ý những người trẻ gặp trường hợp như nam nghệ sĩ ngày càng nhiều lên trong những năm qua. Theo Tổ chức Đột quỵ Mỹ, năm 2019, số lượng bệnh nhân trẻ đột quỵ tăng hơn 44% trong 10 năm...