Tesla xuất khẩu nhiều xe nhất ngành công nghiệp ôtô Mỹ
Hãng xe điện chiếm 35,4% tổng số xe xuất khẩu trong quý II, dẫn đầu toàn ngành tại quốc gia này.
Trong số 68.900 xe toàn thị trường Mỹ xuất khẩu quý II, có 24.407 xe là của Tesla. Hãng xe điện Mỹ đang trải qua một năm 2020 nhiều dấu ấn hơn bất cứ hãng xe nào trên thế giới. Thậm chí cách mà thương hiệu này xoay xở trước những rủi ro cũng rất ấn tượng. Dù nhà máy sản xuất ở Mỹ phải đóng cửa trong tháng đầu tiên của quý II, Tesla vẫn bán được hơn 90.000 xe.
Nhà máy Tesla ở Fremont. Ảnh: Electrek
Cụ thể, có 90.891 xe Tesla tới tay khách hàng, trong số này 36.800 xe được sản xuất tại nhà máy ở Fremont (bang Northern California), 29.684 xe khác xuất xưởng từ nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Ấn tượng hơn thế là cách Tesla thay đổi mức thâm hụt thương mại của ngành ôtô Mỹ, quốc gia vẫn nhập khẩu rất nhiều trong những năm qua. Làn sóng xuất khẩu của Tesla bắt đầu tác động tới việc khách hàng Mỹ mua và bán xe.
Ở các quốc gia khác, như Đức và Nhật, những nơi có ngành ôtô lâu đời và bền vững, đều nghiêng hẳn về xuất khẩu, và đóng góp lớn vào nền kinh tế. Các thương hiệu Đức như Volkswagen, và những hãng Nhật như Honda, đều rất quen thuộc với các tài xế Mỹ từ nhiều năm qua.
Video đang HOT
Tuy nhiên, xe điện đang trở nên phổ biến hơn trên thị trường ôtô. Tesla, một công ty Mỹ, đang nắm giữ trách nhiệm dẫn đầu, và xuất khẩu đang chiếm “miếng bánh” lớn hơn tại thị trường Mỹ.
Tesla giờ đây đã có một nhà máy ở Trung Quốc, và một nhà máy khác đang xây dựng ở Berlin, Đức. Xuất khẩu từ Mỹ có thể giảm nhẹ. Nhưng nhà máy của hãng ở Fremont vẫn chịu trách nhiệm sản xuất để đưa xe tới nhiều thị trường khác trên thế giới.
Hưởng ưu đãi từ Trung Quốc, Tesla muốn xuất khẩu xe điện
Thay vì mục tiêu từ đầu là sản xuất xe điện phục vụ cho thị trường Trung Quốc, Tesla đổi hướng muốn xuất khẩu.
Nguồn tin của Bloomberg mới đây cho biết, hãng xe điện Tesla muốn xuất khẩu xe làm tại nhà máy ở Thượng Hải sang châu Á và châu Âu.
Tesla đang là nhà sản xuất xe điện có doanh thu chiếm 30% tổng doanh số xe điện tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Mẫu xe Model 3 làm tại Trung Quốc để xuất khẩu có thể bắt đầu được sản xuất hàng loạt trong quý IV. Các thị trường mục tiêu là Singapore, Australia, New Zealand và châu Âu. Việc xuất khẩu có thể bắt đầu sớm nhất là cuối năm nay hoặc đầu năm 2021, nguồn tin trên cho biết.
Động thái trên đánh dấu sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu khi Tesla động thổ và xây nhà máy ở Thượng Hải năm 2019. Khi đó, CEO Elon Musk cho biết cơ sở này sẽ chỉ làm phiên bản giá rẻ của Model 3 và Model Y cho thị trường Trung Quốc. Ông dự báo nhu cầu thị trường này đủ để xây vài nhà máy tại đây.
CEO Tesla Elon Musk dựa vào nhà máy mới này của hãng để thúc đẩy đà tăng trưởng cho hãng tại Trung Quốc - thị trường ô tô lớn nhất thế giới và cũng là thị trường xe chạy điện lớn nhất thế giới.
Dù nhà máy Thượng Hải đã giúp Tesla phát triển tại Trung Quốc năm nay, nhà máy vẫn chưa tăng trưởng nhanh như dự báo.
Việc Tesla chuyển hướng xuất khẩu và tăng hàng tồn kho có thể là tín hiệu cho thấy nhu cầu yếu đang hơn năng lực sản xuất.
Tesla cho biết họ hiện có năng lực sản xuất 200.000 xe mỗi năm, tức gần 17.000 xe mỗi tháng tại Trung Quốc. Hồi tháng 8, họ bán được 11.800 xe tại thị trường này.
Ông Dan Levy - nhà phân tích tại Credit Suisse đánh giá rằng, hãng xe điện lớn nhất thế giới đang tăng sản xuất do ngày càng có nhiều đối thủ. Kể cả các hãng xe truyền thống cũng đang lấn sân sang xe điện, như Renault, BMW, Volkswagen. General Motors tuần này cho biết sẽ mua 2 tỷ USD cổ phần trong hãng xe điện Nikola.
Nhu cầu xe điện đang tăng trên toàn cầu, do châu Âu siết quy định khí thải và người dân ngày càng nhận thức được tác động của biến đổi khí hậu và xe chạy nhiên liệu hóa thạch với môi trường. Không quá khó hiểu vì sao Tesla lại mong muốn xuất khẩu sản phẩm xe điện của họ ra các thị trường nước ngoài.
"Việc xuất khẩu xe Model 3 sang châu Âu sẽ giúp hãng tận dụng được lợi thế chi phí sản xuất thấp để cải thiện lợi nhuận", Michael Dean - nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là hãng xe điện của Mỹ đã được hưởng ưu đãi chưa từng thấy ở Trung Quốc giúp họ xây dựng nhà máy rất nhanh chóng nhằm cung cấp xe điện của Mỹ cho thị trường tỉ dân.
Chính quyền ở Bắc Kinh đã đồng ý miễn thuế đối với mẫu xe điện Model 3 tại Trung Quốc. Xe Tesla cũng đã được miễn một số loại thuế từ tháng 8 năm ngoái. Giới chức Trung Quốc cũng cho biết xe Model 3 sản xuất tại Trung Quốc đủ tiêu chuẩn được hưởng khoản trợ cấp của chính phủ lên tới 3.600 USD mỗi xe.
Cuối tháng 12/2019, một nhóm ngân hàng Trung Quốc đã nhất trí cấp cho Tesla số vốn vay hơn 1,6 tỷ USD để đầu tư vào nhà máy Thượng Hải. Những ưu đãi này cho thấy Bắc Kinh "cưng chiều" Tesla, cho dù đây là hãng xe đến từ Mỹ - quốc gia đang thương chiến với Trung Quốc.
Tesla đã mua một hợp đồng thuê đất 50 năm ở Trung Quốc với khoản tiền này chảy trực tiếp vào ngân sách chính phủ. Ngoài ra, 30% thiết bị của nhà máy phải được mua tại địa phương. Tỉ phú Elon Musk sau đó tuyên bố vào cuối năm 2020, ông dự kiến con số này sẽ lên 100%.
Hãng Tesla có thể đóng vai trò là yếu tố mới, làm động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trên thị trường xe hơi Trung Quốc, vốn đang sụt giảm trong những năm gần đây. Năm 2019, tổng doanh số xe ô tô tại Trung Quốc đã giảm 8%, sau khi mức giảm 3% ghi nhận trong năm 2018.
Dù đại dịch COVID-19 gián đoạn nền kinh tế trong quý I, khiến doanh số tiếp tục giảm, ngành công nghiệp xe hơi đang cho thấy dấu hiệu dần hồi phục, phần lớn nhờ vào doanh số xe điện. Trong đó, doanh số Tesla chiếm tới 30%.
Với kết quả bán hàng cải thiện mạnh mẽ trong cả tháng 3 và tháng 4, nhà sản xuất ô tô đến từ Mỹ có thể đóng một vai trò lớn trong công cuộc phục hồi ngành công nghiệp ô tô của đất nước tỉ dân.
Chính phủ Trung Quốc được cho là đã tạo bệ phóng giúp Tesla phát triển mạnh mẽ tại đất nước này và giờ đây, Tesla đang đề nghị được xuất khẩu sản phẩm của mình ra bên ngoài. Liệu Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ ưu đãi thuế cho công ty Mỹ đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình?
BYD Song Plus - crossover mới tràn ngập công nghệ Hãng xe điện ra mắt mẫu ôtô động cơ đốt trong, với bảng điều khiển kỹ thuật số thông minh cho hành khách, và loạt công nghệ tiên tiến. BYD là hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc, nhưng vẫn song song sản xuất một số mẫu xe động cơ đốt trong mà Song Plus là sản phẩm mới nhất. Tại thị trường...