Tesla ‘xô đổ’ kỳ vọng của giới phân tích, số lượng xe giao trong quý I tăng bùng nổ
Tesla cho biết hãng đã giao 184.800 xe và sản xuất 180.338 xe trong quý I/2020. Cùng kỳ năm trước – khi đại dịch lan rộng khắp thế giới, Tesla đã sản xuất 102.672 xe và giao 88.400 xe.
Mới đây, Tesla cho biết hãng đã giao 184.800 xe và sản xuất 180.338 xe trong quý I/2020. Trong khi đó, các nhà phân tích dự đoán hãng sẽ giao khoảng 168.000 xe trong giai đoạn này, theo ước tính được FactSet tổng hợp tính đến ngày 1/4. Toàn bộ xe điện mà hãng sản xuất đều là mẫu Model 3 và crossover Model Y, dù cũng giao 2.020 xe Model S và Model X.
Hoạt động của Tesla trong quý vừa qua bị ảnh hưởng bởi vụ hỏa hoạn tại nhà máy ở Fremont (California). Ngoài ra, nhà máy còn phải tạm thời đóng cửa do cơn khủng hoảng thiếu chip trong ngành, thiếu linh kiện, các vấn đề về năng lực và ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cùng kỳ năm trước – khi đại dịch lan rộng khắp thế giới, Tesla đã sản xuất 102.672 xe và giao 88.400 xe. Việc sản xuất chiếc crossover SUV là Model Y đã được đẩy mạnh hơn vào tháng 1 năm ngoái và số lượng xe được giao tăng mạnh vào tháng 3/2020.
Ở thời điểm đó, Model 3 và Model Y chiếm khoảng 86% tổng số lượng xe được giao của Tesla. Việc bổ sung Model Y vào danh sách sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải đã giúp công ty của tỷ phú Elon Musk tăng doanh số bán hàng lên khoảng 36% vào năm 2020 so với năm 2019.
Video đang HOT
Trong báo cáo tài chính mới nhất, CFO Zachary Kirkhorn cho biết: “Trong năm 2021, cụ thể là quý I, số lượng xe được giao của chúng tôi tăng là nhờ hoạt động sản xuất Model Y ở Thượng Hải. Tuy nhiên, sản lượng của Model S và Model X sẽ thấp do quá trình chuyển đổi sang các sản phẩm mới được tái cấu trúc.”
Tại cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020, Elon Musk cho biết ông dự kiến số lượng xe được giao sẽ đạt khoảng 477.750 đến 514.500 trong năm này. Kết thúc năm 2020, Tesla đã giao 499.550 xe – con số cao nhất từ trước đến nay đối với hãng xe điện. Cả Musk và Kirkhorn đều không đưa ra dự báo về số lượng xe được giao trong năm 2020 và cho biết sẽ trình bày rõ hơn trong quý II.
Trong thời gian tới, người hâm mộ và người mang quan điểm chỉ trích sẽ theo dõi liệu khi các dòng xe điện mới ra mắt thị trường, vị trí dẫn đầu của Tesla có bị ảnh hưởng hay doanh số sẽ tăng cao hơn khi người tiêu dùng ngừng sử dụng xe động cơ đốt trong và hybrid.
Hôm 29/3, Jefferies đã hạ giá mục tiêu cổ phiếu Tesla từ 775 USD xuống 700 USD. Nhà phân tích Philippe Houchois viết trong 1 ghi chú: “Tesla vẫn tăng trưởng với tốc độ 2 chữ số. Tuy nhiên, họ không còn vị thế độc tôn với tư cách là nhà sản xuất xe điện đầu tiên có khả năng tiếp cận vốn. Một số lợi thế bắt đầu bị mai một, nhưng sẽ diễn ra từ từ. Tesla vẫn dẫn đầu ở nhiều mảng, từ phần mềm đến thiết kế cho sản xuất, tốc độ chạy xe và khả năng bán hàng trực tiếp.”
Xe tự lái Tesla lại gây tai nạn
Tesla, công ty xe tự lái của tỷ phú Elon Musk lại gặp rắc rối khi sản phẩm của họ tông trúng xe cảnh sát trong lúc bật chế độ tự lái (Autopilot).
Cơ quan quản lý an toàn giao thông liên bang tại Michigan (Mỹ) đang điều tra vụ việc xe Tesla trong chế độ tự lái đã tông vào xe cảnh sát đứng yên.
Theo Gizmochina , vụ việc xảy ra lúc 1h12 ngày 17/3 (giờ địa phương) khi chiếc Tesla Model Y tông vào xe Dodge Charger màu xanh trên con đường tại hạt Eaton, cách 160 km về phía tây bắc bang Detroit.
Chiếc Tesla Model Y va chạm với xe cảnh sát khi bật chế độ tự lái.
Cảnh sát lái chiếc Dodge lúc đó đang ghi nhận vụ tai nạn khác, khi một chiếc xe tông vào con nai. Lúc bị tông, xe cảnh sát đứng yên ở làn đường bên phải, bật còi báo hiệu.
Quan chức địa phương xác nhận vụ tai nạn không gây thương tích về người. Tài xế 22 tuổi cho biết khi gây tai nạn, xe Tesla được bật chế độ tự lái.
Trước đó một tuần, Cơ quan An toàn Giao thông Cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã mở cuộc điều tra vụ va chạm khác tại Detroit cũng liên quan đến xe Tesla. Theo CNBC , chưa rõ vụ tai nạn có liên quan chế độ tự lái hay không.
Đây không phải lần đầu xe Tesla gây tai nạn trong chế độ tự lái. Tháng 8/2020, một chiếc Tesla Model S đã tông vào xe cảnh sát tại Bắc Carolina (Mỹ) trong chế độ tự lái, khi tài xế xem phim trên điện thoại. Bác sĩ Devainder Goli, tài xế ngồi trên chiếc Tesla bị buộc tội vi phạm quy định khi lái xe.
Xe cảnh sát hư hỏng sau khi bị xe Tesla đâm trúng trong chế độ tự lái.
Trước đó 2 tháng, xe Tesla Model 3 trong chế độ tự lái di chuyển trên cao tốc đã tông vào xe tải bị lật nằm chắn ngang 2 làn đường ngoài cùng bên trái. Năm 2019, chiếc Model S đang sử dụng chế độ tự lái đã tông vào xe container sang đường ở giao lộ khiến người lái thiệt mạng.
Năm 2016, tài xế tên Joshua Brown đã tử vong khi chiếc Tesla Model S trong lúc kích hoạt chức năng tự lái va chạm với một xe đầu kéo. Cả 2 vụ việc xảy ra tại Florida (Mỹ).
Theo Hiệp hội Kỹ sư Quốc tế (SAE International), Autopilot là hệ thống tự lái cấp độ 2 kết hợp các tính năng kiểm soát hành trình thích ứng, hỗ trợ giữ làn đường, tự đậu xe và chuyển làn.
Dù vậy, Tesla ghi chú rằng hệ thống được thiết kế nhằm hỗ trợ chứ không thay thế hoàn toàn người lái. Trong quá trình kích hoạt Autopilot, tài xế vẫn phải đặt tay trên vô-lăng, sẵn sàng can thiệp khi cần thiết.
Hiện Tesla chưa đưa ra bình luận về vụ việc.
Tesla không phải Apple của ngành ô tô Bài viết trên Business Insider chỉ ra sự khác biệt trong hướng đi của hai "ông lớn" công nghệ và cho rằng Elon Musk giống hình mẫu của Henry Ford hơn nhà sáng lập Apple. Tesla đang đi theo hướng hoàn toàn khác Apple Những năm qua có nhiều ý kiến so sánh Tesla với Apple, Elon Musk với Steve Jobs. Khi cựu...