Tesla sẽ rời trụ sở khỏi bang California vì chưa được hoạt động trở lại
Theo trang Motor1, sau sự việc Sở Y tế Công cộng Hạt Alameda, California (Mỹ) vẫn chưa cho hãng Tesla mở cửa lại các nhà máy lắp ráp, Tesla cho biết công ty sẽ chuyển trụ sở chính ra khỏi bang California.
Trên mạng xã hội Twitter, CEO Tesla ông Elon Musk cho biết rằng công ty sẽ dời trụ sở đến bang Texas hoặc Nevada. Động thái này bắt nguồn từ tranh cãi về việc Tesla mong muốn mở cửa lại nhà máy sản xuất ở Fremont, California (Mỹ), càng nhanh càng tốt, mặc dù thực tế là Hạt Alameda, nơi đặt nhà máy, dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện lệnh đóng cửa cho đến cuối tháng 5/2020.
Trước đó, Elon Musk đã thông báo rằng việc sản xuất giới hạn của công ty sẽ được tiến hành vào tuần này. Ngay sau thông báo này, Sở Y tế Công cộng Hạt Alameda đã gửi một thông báo đến hãng xe điện Tesla, trong đó cơ quan này nói rằng: “Tesla đã được thông báo rằng họ không đáp ứng các tiêu chí và không được phép mở cửa các nhà máy”
Musk cũng nói trên Twitter rằng Tesla sẽ “đệ đơn kiện hạt Alameda ngay lập tức”. Ông nói thêm, “Cán bộ y tế của Alameda đang hành động trái với Thống đốc, Tổng thống, các quyền tự do Hiến pháp của chúng tôi!”
Thống đốc California, ông Gavin Newsom cho biết hôm thứ Năm rằng các nhà sản xuất trong tiểu bang sẽ được phép mở cửa trở lại.
Video đang HOT
Một quan chức quận Alameda cho biết hôm thứ Sáu rằng bộ phận y tế của họ đã có nhiều cuộc thảo luận với công ty và đề nghị Tesla đợi ít nhất một tuần nữa để theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh và thảo luận về các cách an toàn để tiếp tục sản xuất.
Có thể thấy hãng ô tô Tesla đang muốn gấp rút mở lại các nhà máy của mình vì gần đây lượng xe tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đang được đẩy mạnh. Cụ thể, số lượng đăng ký xe ô tô Tesla tại Trung Quốc đã tăng lên 12.709 chiếc trong tháng 3, tăng hơn 450% so với 2.314 chiếc trong tháng 2. Dữ liệu mới nhất của LMC Automotive cũng cho thấy doanh số ô tô nói chung ở Trung Quốc đã giảm 43,4% trong tháng 3, do đại dịch coronavirus tiếp tục làm giảm nhu cầu mua xe.
Tuy nhiên, mặc cho bối cảnh thị trường trong và ngoài nước đang lao đao, Tesla đã rất quyết tâm mở cửa lại nhà máy ở Thượng Hải vào ngày 10/2. Nhà máy duy nhất tại Hoa Kỳ của Tesla cũng đã đóng cửa và dự kiến sẽ duy trì cho đến đầu tháng tới đây.
Cổ phần của Tesla lại giảm 28% trong 4/2020 qua khi các nhà đầu tư bắt đầu lo xa hơn trước tình hình dịch bệnh Covid-19. Điều này đã buộc Tesla phải đóng cửa nhà máy ở California, cho công nhân nghỉ việc và cắt giảm lương nhân công vì dịch Covid-19.
Tesla áp dụng dịch vụ sửa chữa lưu động "không tiếp xúc" nhằm hạn chế lây lan Covid-19
Tại Mỹ, hãng xe điện Tesla thực hiện dịch vụ "không chạm - No touch service" đối với những xe gặp sự cố mà không cần sự có mặt của tài xế
Dịch vụ "không chạm" - No touch service - NTS là một trải nghiệm mới nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa thợ sửa chữa và chủ nhân chiếc xe, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Khi đó, chủ xe sẽ không cần có mặt, cũng không cần mở khóa xe, bởi tất cả đều được điều khiển từ xa và cùng một kỹ thuật viên lưu động - những người được gọi là "Tesla Rangers".
Tesla đang đầu tư vào nỗ lực phát triển dịch vụ lưu động trong vài năm trở lại đây. Hệ thống gồm các kỹ thuật viên cùng đội xe trang bị đầy đủ thiết bị sửa chữa và linh phụ kiện, có thể thực hiện phần lớn các công việc sửa chữa và bảo dưỡng xe. Hồi tháng 2 vừa qua, hãng từng thông báo, rằng đội dịch vụ lưu động đã tăng gần gấp hai trong 2019, đạt 743 xe và sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ca nhiễm mới tăng không ngừng, đội xe của Tesla đặc biệt hữu ích khi giúp sửa chữa, bảo dưỡng xe khi khách hàng không cần phải lái xe tới các trung tâm dịch vụ.
Một bức thư điện tử do một kỹ thuật viên lưu động của Tesla gửi cho một khách hàng ở Montreal, Canada, có đoạn: "Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước dịch bệnh, chúng tôi mời bạn tham gia trải nghiệm No touch service - NTS. Bạn sẽ không cần có mặt trực tiếp và mọi việc sửa chữa lưu động sẽ được hoàn thiện chu đáo".
Bức thư cũng nêu rõ các bước chuẩn bị: xe cần chờ sẵn nơi có thể tiếp cận (ở lối ra vào, chỗ đỗ, mở sẵn cửa garage); chủ xe báo cho kỹ thuật viên biết khi đội dịch vụ tới nơi thông qua tin nhắn và mở khóa xe từ xa; nếu cần thanh toán, khách hàng sẽ trả tiền qua điện thoại hoặc ứng dụng. Khi việc sửa chữa hoàn thành, kỹ thuật viên sẽ vệ sinh sạch sẽ các bề mặt đã tiếp xúc, khóa xe, và nhắn tin cho khách hàng.
Ông Alex Ganivet-Boileau, chủ xe Model 3 sống gần Montreal, một trong số những khách hàng đầu tiên tiếp nhận dịch vụ này cho biết: "Mọi thứ đều tốt. Kỹ thuật viên gọi điện khi vừa tới nơi. Tôi mở khóa xe qua ứng dụng trên điện thoại. Anh ấy làm việc khoảng 30 phút (đổi ghế hành khách phía trước do một cảm biến túi khí bị lỗi). Anh ấy gọi lại cho tôi khi đã xong việc. Tôi đi ra ngoài để cảm ơn trong khi vẫn giữ khoảng cách (ít nhất 3,5m) nhưng anh ấy vẫn nhắc tôi không nên đến gần hơn. Đó là quy định của hãng".
Hãng xe điện Mỹ cuối cùng cũng thông báo đóng cửa nhà máy ôtô ở Fremont, California và nhà máy pin quang điện ở New York sau khi bị chỉ trích từ cộng đồng. Trước đó, khi được chính quyền địa phương yêu cầu hạn chế các hoạt động sản xuất, Tesla vẫn vận hành các dây chuyền như bình thường.
Hyundai Elantra 2021 ra mắt, Mazda3 nên e dè Hyundai Elantra thế hệ mới vừa được vén màn với kiểu dáng coupe 4 cửa tương tự đàn anh Sonata. Với phiên bản facelift vừa ra mắt năm ngoái với nhiều phản ứng trái chiều, mới đây Hyundai tiếp tục công bố thông tin của mẫu sedan Elantra thế hệ mới tại California. Elantra là mẫu xe sedan 4 cửa với mục đích...