Tesla Model Y vượt Mercedes, Lexus về điểm số an toàn Euro NCAP
Ôtô điện của Tesla đạt điểm cao trong các bài kiểm tra an toàn tại châu Âu và Mỹ. Tesla thông báo mẫu Model Y của mình vừa vượt qua bài kiểm tra an toàn do Chương trình Đánh giá xe mới của châu Âu ( Euro NCAP) thực hiện.
SUV điện của Tesla đã nhận được tổng điểm cao nhất, vượt trên điểm số của bất kỳ chiếc xe nào từng được kiểm tra theo quy trình giám sát nghiêm ngặt này.
Model Y đạt điểm gần tuyệt đối trong các bài kiểm tra an toàn. Ảnh: Euro NCAP.
Các xe được đánh giá mức độ an toàn dựa trên bốn chỉ tiêu, bao gồm khả năng bảo vệ người lớn, khả năng bảo vệ trẻ em, khả năng bảo vệ người cùng tham gia giao thông như người đi xe đạp hay người đi bộ, và cuối cùng là đánh giá các tính năng hỗ trợ an toàn.
Model Y phiên bản 2022, vốn đang được sản xuất hàng loạt tại Gigafactory của Tesla ở Berlin, đã nhận được 97% điểm số trong hạng mục bảo vệ người lớn, cùng 98% điểm tối đa trong hạng mục tính năng hỗ trợ an toàn.
Ở hạng mục bảo vệ người lớn, Tesla Model Y dẫn đầu thử nghiệm của Euro NCAP, xếp trên Volkswagen Polo (94%) hay Mercedes-Benz C-Class (93%). Trong khi đó ở hạng mục tính năng hỗ trợ an toàn, Model Y cũng có điểm số cao nhất, xếp trên Lexus NX (91%) hay Volvo C40 Recharge (89%).
Tesla Model Y có điểm số cao với thử nghiệm của Euro NCAP.
Video đang HOT
Cơ quan này cũng đánh giá cao hệ thống giám sát bằng camera khi cho rằng tính năng này “hoạt động rất tốt” trong việc ngăn ngừa va chạm với người đi xe đạp, người đi bộ và cả với ôtô khác.
Ở hạng mục bảo vệ trẻ em, Tesla Model Y chỉ đứng ngoài top 10, với điểm số 87%, xếp sau Mercedes-Benz C-Class và Volvo C40 Recharge (89%) hay Lexus NX (87%).
Trong hạng mục bảo vệ người đi bộ, Tesla Model Y xếp thứ 2 với 82%, xếp sau Lexus NX với 83%.
Các xe điện của Tesla được đánh giá cao về tính an toàn. Ảnh: Tesla.
Nhờ cấu trúc của mình, các mẫu xe điện của Tesla sở hữu tính cứng cáp, đạt chỉ số an toàn cao, và vì thế bảo vệ hành khách tốt hơn.
Vị trí đặt pin ở sàn xe giúp Model Y cũng như các xe Tesla khác sở hữu trọng tâm thấp hơn, nhờ vậy cải thiện mức độ ổn định trong quá trình vận hành.
Cụ thể cùng với Model Y, các xe khác của Tesla như Model S, Model X và Model 3 đều nhận được xếp hạng năm sao từ Euro NCAP.
Đồng thời tại Mỹ, cả bốn mẫu xe của Tesla cũng đều được xếp hạng năm sao về mức độ an toàn từ Cục An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Mỹ (NHTSA).
Không giống Euro NCAP, NHTSA đánh giá độ an toàn của ôtô dựa trên các chỉ số thử nghiệm va chạm, bao gồm va chạm trực diện, va chạm bên hông và cả các tình huống lật xe.
Model Y vượt qua bài kiểm tra của Euro NCAP với số điểm cao hơn bất kỳ ôtô nào từng được đánh giá. Ảnh: Euro NCAP.
Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở việc NHTSA không đánh giá khả năng bảo vệ các đối tượng cùng tham gia giao thông, cũng như loại trừ các công nghệ hỗ trợ người lái khỏi bài kiểm tra.
Đáng chú ý, cả Euro NCAP và NHTSA đều bỏ qua việc đánh giá các hệ thống hỗ trợ tự hành Autopilot và Full Self-Driving (FSD) của Tesla.
Euro NCAP chỉ kiểm tra hệ thống phanh khẩn cấp tự động (EAB) và tính năng hỗ trợ giữ làn đường để ngăn tài xế vô tình lấn sang làn đường khác.
California thông qua luật chống quảng cáo sai sự thật về công nghệ tự lái
Dự luật được thông qua nhắm đến việc điều chỉnh các thuật ngữ trên xe, định nghĩa rõ ràng thế nào là "Tự lái hoàn toàn" và "Lái xe tự động".
Ngày 30/8/2022, Thượng viện bang California đã thông qua dự luật luật hóa các quy tắc xung quanh việc quảng cáo sai sự thật liên quan đến các chức năng tự hành trên ô tô, theo tờ Los Angeles Times.
Dự luật, nhắm mục tiêu đến việc Tesla sử dụng các thuật ngữ "Tự lái hoàn toàn" (FSD) và "Lái xe tự động" (Autopilot), đã được Thống đốc bang - ông Gavin Newsom ký ban hành, trở thành quy định hành pháp cấp tiểu bang.
Hãng Tesla sẽ phải thay đổi cách gọi một số công nghệ hỗ trợ người lái trên xe điện, nếu không muốn bị phạt do quảng cáo sai sự thật
Dự luật được khởi xướng bởi Chủ tịch Ủy ban Giao thông Thượng viện Lena Gonzalez, có vẻ sẽ gây áp lực nhiều hơn cho các hãng ô tô khi quảng cáo các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (ADAS).
Đặc biệt, dự luật tìm cách chống lại thái độ nguy hiểm của Tesla đối với việc đặt tên cho các sản phẩm công nghệ trên xe của mình.
Tesla đã gọi các sản phẩm hỗ trợ lái xe (ADAS) của mình là "Autopilot - Lái xe tự động" và "FSD - Tự lái hoàn toàn" trong nhiều năm, nhưng gần đây Thượng nghị sĩ Gonzalez đưa ra các luận điểm chứng minh cách gọi này là sai sự thật.
Các nhà sản xuất ô tô hoặc bán xe ô tô vào Mỹ từ lâu đã phải tuân thủ việc ghim những cảnh báo rằng người lái xe nên giữ tập trung vào con đường, thay vì vào các loại màn hình trước mặt.
Ngoài ra, việc tranh luận gần đây về việc thế nào là "tự lái hoàn toàn" chưa ngã ngũ, khi mà nhiều chuyên gia ô tô cho rằng hiện nay chưa có loại xe hơi nào có thể làm được việc "tự lái hoàn toàn".
Tương tự, cụm từ "lái xe tự động" cũng được mổ xẻ theo hướng chỉ coi là một dạng công nghệ giữ làn đường phiên bản nâng cấp.
Vì thế, luật mới coi việc quảng cáo những tính năng này sẽ là thổi phồng công năng của xe điện và sẽ bị phạt nếu tiếp diễn.
Những nội dung thông điệp "Lự lái hoàn toàn" hay "Lái xe tự động" cài đặt sẵn trong hệ thống phần mềm của xe điện sẽ phải thay thế bởi các thông điệp chính xác hơn.
Top 10 xe hơi an toàn nhất thế giới năm 2022: Mazda 3 góp mặt Tạp chí Hot Car vừa công bố danh sách 10 xe hơi an toàn nhất thế giới năm 2022. Cả 10 cái tên này đều góp mặt trong "Lựa chọn an toàn hàng đầu" (Top Safety Pick) của Viện Bảo hiểm An toàn Đường bộ Mỹ (IIHS). 1. Nissan Rogue Sport. 2. Genesis G90. 3. Mercedes-Benz EQS. 4. Mazda 3. 5. Volvo C40...