Tép trấu chiên bột và loạt món ngon miền Tây ở TP.HCM
Ẩm thực miền Tây nổi bật hương vị dân dã, thanh mát và không kém phần đậm đà. Lẩu cù lao, bánh xèo, tép trấu được biến tấu với thành phần hấp dẫn là các gợi ý không thể bỏ qua.
Các tỉnh Tây Nam Bộ níu chân du khách với những miệt vườn xanh mát, chợ nổi nhộn nhịp hay loạt đặc sản thơm ngon. Giữa Sài thành, bạn cũng có cơ hội nhâm nhi nồi lẩu nghi ngút khói, bún, bánh… gợi nhớ hương vị ẩm thực vùng sông nước.
Tép trấu còn được gọi là tép riu, tép rong, tép mòng hay tép đồng… Đây là một loài tép nhỏ, có màu xanh nhạt hoặc trắng, trong suốt, sinh sôi nảy nở tự nhiên và vị ngọt thơm.
Một số món ngon phải kể đến là tép trấu rang với nước cốt dừa, làm gỏi đu đủ, mắm, rim hoặc nấu canh rau tập tàng. Tại TP.HCM, hương vị tép trấu trong phiên bản chiên bột cũng đem đến cho thực khách trải nghiệm mới lạ.
Địa chỉ: Đường số 79, quận 7
Giá: 120.000 đồng
Giờ mở cửa: 17-23h
Thực khách dùng rau cải xanh cuốn tép trấu chiên bột và chấm nước mắm ớt. Ảnh: Onghoangtrasua .
Thực khách nhận xét:
Onghoangtrasua: “Thời gian đợi món tép trấu chiên bột tầm 15 phút. Tép được lăn bột chiên kết hợp khoai môn bào sợi. Món ăn có màu vàng ươm, giòn rụm. Thực khách thưởng thức kèm rau sống, chấm nước mắm ớt đậm vị”.
Bún mắm có nguồn gốc từ Campuchia, được nấu từ mắm bò hóc. Khi du nhập vào Việt Nam, món bún nổi bật với phần nước dùng đượm hương từ mắm cá linh hoặc cá sặc. Thịt heo quay giòn giòn, tôm, mực tươi ngon hay chả cá dai dai là các nguyên liệu góp phần tạo nên phiên bản ẩm thực dân dã, lạ vị. Thực khách thưởng thức bún kèm rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối…
Địa chỉ: Khánh Hội, quận 4
Video đang HOT
Giá: 67.000-80.000 đồng
Giờ mở cửa: 9-21h
Bún mắm mang hương vị đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc. Ảnh: Ntnamhair .
Thực khách nhận xét:
Khiêm Nguyễn: “Bún ngon, bạn nên chọn tô thường bởi loại đặc biệt cũng không có gì quá ấn tượng, giá lại chênh nhiều”.
Vo Trang: “Một tô gồm tôm, mực, chả chiên, chả ớt, heo quay, bún và rau kèm theo. Nước lèo chưa thật sự đậm đà. Chả chiên là thành phần ngon nhất trong tô bún. Giá cao so với chất lượng món. Điểm cộng là nhân viên lịch sự, không gian sạch sẽ”.
Lẩu mắm, lẩu cù lao
Lẩu cù lao, lẩu mắm được nấu theo kiểu miền Tây là những món hút tín đồ ẩm thực Sài thành. Quán sử dụng loại nồi có ống đốt than ở giữa được ví như cù lao, gò đất nổi lên giữa vùng nước xung quanh.
Bên cạnh các nguyên liệu chính như thịt, cá, tôm, mực, đậu bắp, nấm, thực khách thưởng thức lẩu kèm nước mắm ớt và rau đắng, rau nhút, kèo nèo, bồn bồn…
Địa chỉ: Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh
Giá: 159.000 đồng
Giờ mở cửa: 16-22h
Nồi lẩu cù lao có ống đốt than ở giữa như gò đất nổi lên giữa vùng nước. Ảnh: Samlacareview .
Thực khách nhận xét:
Hoanglamfoodie: “Lẩu cù lao có vị nước thanh, thành phần món đa dạng gồm thịt heo, tim, gan, mề vịt, tôm… Bạn có thể chọn bún hoặc mì gói ăn kèm. Mức giá khá bình dân”.
Hieu Ng: “Lẩu mắm đầy đặn với bún, rau, thịt bò, hải sản và có sẵn 3 khứa cá hú trong nồi. Vị nước dùng hơi mặn, hải sản không quá tươi nhưng ăn được. Quán dễ tìm, gửi xe miễn phí, phục vụ món nhanh. Không gian sạch sẽ, có chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời”.
Bánh xèo
Phiên bản bánh xèo miền Tây thường có kích thước lớn, ăn kèm nhiều loại rau và chấm ngập trong nước mắm chua ngọt. Quán ăn sau là điểm hẹn lý tưởng cho bạn nhâm nhi bánh xèo với lớp vỏ vừa mỏng, vừa giòn, được gấp hình bán nguyệt. Thành phần nhân phong phú gồm tôm, thịt, mực kết hợp nấm kim châm… tùy thực khách chọn lựa.
Địa chỉ: Điện Biên Phủ, quận 3
Giá: 50.000-60.000 đồng
Giờ mở cửa: 15-22h
Bánh xèo miền Tây có kích thước lớn, rau ăn kèm đa dạng. Ảnh: Caoduongtamlinh .
Thực khách nhận xét:
Leosnak: “Quán đông khách nhưng khá sạch sẽ. Nhân bánh ngon, nước chấm pha đậm đà, vỏ bánh không quá nhiều dầu. Điểm nhấn là khay rau rừng đậm chất miền Tây tươi xanh”.
Your Little Penguin: “Bánh xèo khá bự, vỏ giòn, mỏng. Loại bánh thập cẩm có giá, nấm kim châm, tôm, mực, thịt, đậu xanh và trứng, ăn vị beo béo. Giá hợp lý, gửi xe miễn phí”.
3 món lẩu đặc trưng miền Tây ăn một lần nhớ mãi
Ẩm thực miền Tây sông nước mang vị đậm đà, độc đáo riêng biệt nên được lòng thực khách mọi độ tuổi.
Lẩu mắm
Lẩu mắm là món mắm được nhiều người yêu thích vào ngày mưa, tiết trời se lạnh. Người miền Tây thường chuẩn bị món ăn này để tiếp đãi khách quý đến chơi nhà. Mắm cá sặc hoặc cá linh là 2 nguyên liệu ưa dùng khi chế biến nước lẩu bởi vị đậm, thơm nồng.
Nước lẩu mắm phải được ninh từ xương heo. Để tăng vị thơm, ngậy, người miền Tây thường cho thêm nước dừa tươi khi ninh. Ngoài ra, nước dùng còn có cà tím, mướp đắng... Khi ăn, thực khách sẽ nhúng thịt ba chỉ, tôm, mực, cá... cùng nhiều loại rau như cải, bông súng, điên điển... vào nồi lẩu đang sôi. Hương vị của lẩu miền Tây là sự hòa quyện giữa vị đắng của rau, béo bùi từ thịt, cá và cay nồng, đậm đà bởi ớt, mắm.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bước vào mùa nước nổi khoảng tháng 9 - tháng 11 hàng năm là thời điểm xuất hiện nhiều cá linh tươi ngon nhất. Vào mùa này, bông điên điển cũng đua nhau nở rộ khắp các mé sông. Chính vì lẽ đó, người miền Tây đã kết hợp hai món này lại với nhau để tạo nên món lẩu cá linh bông điên điển đặc trưng của mùa nước nổi.
Món lẩu này quan trọng nhất ở khâu nguyên liệu, đặc biệt cá linh phải là loại tươi ngon, chắc thịt, rau ăn kèm cần đúng loại của người miền Tây và nhất định phải có bông điên điển. Cá linh tươi sẽ được làm sạch, ướp gia vị đậm đà, hòa thêm nước dừa vào nồi lẩu để nấu cùng. Sau đó, người miền Tây dầm thêm chút me để lấy vị chua rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Khi thưởng thức, trên mặt lẩu sẽ cho vào tỏi phi và rau ngò gai nhưng không cho cá linh vào nước lẩu ngay. Bởi loại cá này vốn nhỏ và nhanh chín nên chỉ khi nào đã thật sẵn sàng thưởng thức thì người ta mới trút cá linh vào nồi lẩu, sau đó cho thêm bông điên điển.
Lẩu cá linh bông điên điển là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt đậm của cá linh với vị chua thơm của bông điên điển. Một số nơi còn ăn kèm cùng bông súng tùy theo từng mùa.
Lẩu cá kèo lá giang
Quả thật người dân miền Tây sông nước rất biết tận dụng các loại cá để tạo nên những món lẩu đặc trưng ở nơi họ sống. Với món lẩu này, nguyên liệu chính chỉ gồm có cá kèo và lá giang, nhưng bảo đảm ai ăn thử một lần sẽ rất là "ghiền".
Cá kèo ăn lẩu phải là loại tươi, ngọt, đi kèm cùng lá giang chua thanh hợp vị. Tất nhiên sẽ không thể thiếu các loại rau ăn kèm đặc trưng như rau muống, rau đắng, rau nhút, bắp chuối, giá...
Khi ăn món lẩu này chắc chắn sẽ không thể thiếu bát nước mắm ớt để chấm cá. Vào những ngày tiết trời se lạnh hơn thì đây chính là món lẩu được người miền Tây vô cùng ưa chuộng vì nó ít gây ngán và đủ làm ấm người khi thưởng thức.
Cá lóc nướng trui: món ngon dân dã miền Tây Gạt tro còn nghi ngút khói, lấy cá ra, lột lớp đất sét khô cứng, vảy và da cá đi theo, bày ra lớp thịt trắng tươi. Đặt cá lên chiếc mâm toàn các nguyên liệu từ thiên nhiên là lá chuối, lá môn hoặc lá sen rồi bắt đầu 'nhập tiệc'... Tháng 3, tháng 4 Âm lịch, ở miền Tây Nam bộ...