Tencent tiếp tục cắt giảm chi phí trong năm 2023, đặt kỳ vọng vào mảng video ngắn
CEO Pony Ma (Mã Hóa Đằng) của Tencent cho biết tập đoàn công nghệ này sẽ tiếp tục thắt lưng buộc bụng trong năm 2023.
Tỷ phú Mã Hóa Đằng, CEO và founder của tập đoàn công nghệ Tencent mới đây đã thông báo trong một cuộc họp nội bộ rằng ông lớn này sẽ tiếp tục thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi phí và chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi trong năm 2023. Ông cũng chỉ đích danh nền tảng video ngắn sẽ là “chìa khóa cho tương lai”, qua đó thể hiện quyết tâm dấn thân vào mảng này.
Theo ông Mã Hóa Đằng, Tencent đã thoái vốn trong một số khoản đầu tư, họ đang tập thói quen cắt giảm chi phí, tìm tới các lĩnh vực cốt lõi thay vì mở rộng về quy mô.
“Trước đây, khi thấy người khác tăng cân, chúng tôi cũng cố gắng tăng kích thước, nhưng những gì chúng tôi tăng thêm chỉ là mỡ, và chúng tôi vẫn không thể đánh bại họ” - Nam CEO nhận định.
Video đang HOT
Nhà sáng lập 51 tuổi cho biết mọi hoạt động kinh doanh đều có thể bị cắt giảm nếu hoạt động không hiệu quả, bao gồm cả cổng thông tin điện tử lâu đời của tập đoàn này.
“Nếu họ (mảng tin tức) không thể tự duy trì, nếu họ vẫn còn nhiều vấn đề, thì thời gian của họ là có hạn. Nếu việc duy trì không còn ý nghĩa, thì mảng này có thể bị cắt bỏ” - Ông Mã Hóa Đằng tuyên bố.
Vị tỷ phú này cũng tiết lộ rằng Tencent News đã có một đợt cải tổ, cắt giảm nhân sự trong mảng tin tức và thể thao. Động thái này đã giúp họ có lãi trong tháng 10.
Ông Mã Hóa Đằng nhấn mạnh với nhân viên rằng video ngắn là tương lai của công ty, và để tập trung vào mảng này, họ sẽ khiến một số mảng khác (bao gồm video dài và game) bị ảnh hưởng. Trong tương lai, Tencent muốn bổ sung các hoạt động thương mại điện tử vào mảng video ngắn của mình.
Nói về mảng trò chơi điện tử, ông Mã Hóa Đằng cho biết họ sẽ tiếp tục phải vật lộn để tồn tại trong một môi trường pháp lý nghiêm ngặt. Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, tuy nhiên đà phát triển của họ đang bị chững lại do các quy định trong nước.
Tập đoàn này vừa ghi nhận mức doanh thu giảm 2% trong quý ba, đây là mức giảm hàng quý lần thứ hai mà công ty này ghi nhận kể từ khi niêm yết vào năm 2004. Trong quý ba, doanh thu từ mảng trò chơi giảm tới 7%, xuống còn 31,2 tỷ nhân dân tệ. Trước thực trạng bi đát này, Tencent đang muốn hướng xúc tu sang những thị trường ngoài Trung Quốc. Trên thực tế, họ đã và đang điên cuồng thâu tóm các studio nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường và tạo căn cơ cho việc phát triển game trong tương lai.
Vượt mặt nhiều "ông lớn", đến nay Free Fire vẫn đang giữ cho mình một cột mốc cực kỳ ấn tượng
Cho tới thời điểm hiện tại, có thể khẳng định rằng sức nóng của Free Fire vẫn luôn duy trì tại thị trường game Việt.
Không thể phủ nhận rằng, Free Fire chính là một trong những tựa game mobile thành công nhất được phát triển tại thị trường Việt Nam từ trước tới nay. Bằng chứng là tại thời điểm cuối năm 2022, tựa game này vẫn đang duy trì được sức nóng của mình sau 5 năm ra mắt và liên tục gắt hái được những thành tích "vô tiền khoáng hậu".
Từ việc trở thành tựa game bắn súng sinh tồn trên điện thoại đạt lượt tải xuống nhiều nhất (2021), đạt 1 tỷ USD doanh thu sau 3 năm ra mắt, xác lập kỷ lục 150 triệu người chơi trong một ngày (2021)... thì mới đây, nhiều game thủ lại tiếp tục phát hiện ra một con số vô cùng ấn tượng mà Free Fire đã ghi nhận được ở thời điểm hiện tại - 27 triệu người theo dõi trên fanpage chính thức! Có thể khẳng định, đây chính là thành tích cực "khủng" mà bất cứ tựa game nào cũng mong muốn có được trong quá trình xây dựng cộng đồng của riêng mình!
Cột mốc ấn tượng mà Free Fire đã đạt được trong thời gian vừa qua!
Chắc chắn, việc đạt được thành quả kể trên không phải là chuyện "một sớm một chiều" mà là cả một hành trình dài để Free Fire chinh phục được các game thủ Việt. Hy vọng rằng trong tương lai, tựa game sẽ tiếp tục nhận được thêm nhiều sự ủng hộ và gặt hái được nhiều cột mốc ấn tượng hơn nữa!
Tencent nỗ lực đầu tư vào các công ty nước ngoài, tăng cường sức ảnh hưởng ở thị trường quốc tế Thời gian vừa qua, Tencent liên tiếp mua lại cổ phần của studio trò chơi điện tử nước ngoài. Tencent - một trong những ông lớn công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch, công ty này không tránh khỏi sự phát triển chậm lại của nền kinh tế trong nước. Để bù lại những hao hụt, tìm...