Tên trường đại học bằng tiếng Anh khiến sinh viên hoang mang
Nhiều đại học ở Việt Nam tự nhận là “University”, gán cả mác “International”, thậm chí những trường tên tiếng Việt giống nhau nhưng tiếng Anh khác nhau.
Tên gọi các trường đại học, cao đẳng hiện nay khá lộn xộn
Cuối tháng 1 vừa qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định nâng cấp CĐ Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An lên thành ĐH Kinh tế Nghệ An, với tên tiếng Anh là Nghe An College of Economics.
Đây là một trong số ít đại học ở Việt Nam được “gán” tên tiếng Anh là “College” bởi không lâu sau khi nhậm chức, tân Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhận xét, tên gọi bằng tiếng nước ngoài của các cơ sở giáo dục hiện rất lộn xộn.
“Không nước nào đặt tên trường như ở Việt Nam, đại học nào cũng dùng University. Tên gọi không chuẩn thì làm sao hội nhập, làm sao để sinh viên tốt nghiệp sang học tiếp ở các trường quốc tế”, ông Đam nói.
Rồi ông nhấn mạnh, việc đặt tên trường bằng tiếng nước ngoài tưởng là nhỏ nhưng hậu quả lại lớn. Lãnh đạo Bộ Giáo dục cũng chưa quan tâm đến điều này, thường chỉ để ý đến tên tiếng Việt của các trường.
Video đang HOT
Để chấn chỉnh tình trạng lộn xộn, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành, địa phương rà soát thực trạng, đề xuất tên gọi bằng tiếng nước ngoài trình Chính phủ xem xét trong quý 1/2014.
Thực tế, hầu hết các trường ở Việt Nam đều thích dùng “University” hơn là “College” dù trường đó được nâng cấp từ trung cấp, cao đẳng lên đại học. Và mỗi trường tự nghĩ ra một cái tên thật đẹp để khi viết tắt sẽ thành tên miền website, không trùng với những trường khác.
Đơn cử, ở ngành sư phạm, ĐH Sư phạm Hà Nội có tên “Hanoi National University of Education”, ĐH Sư phạm Hà Nội 2 là “Hanoi Pedagogical University No2″, ĐH Sư phạm TP HCM là “Ho Chi Minh City University of Pedagogy”, còn ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) là “University of Education – VNU”.
CĐ Sư phạm Hà Nội có tên “Hanoi College of Education”, trong khi CĐ Sư phạm Sóc Trăng là “Soc Trang Teacher’s Training College”, CĐ Sư phạm Nghệ An là “Nghe An Teacher Training College”, còn CĐ Sư phạm Đà Lạt lại là “Pedagogical College of Dalat”.
Tương tự, dù cùng ngành nhưng tên gọi của các trường lại rất khác nhau. ĐH Công nghiệp Hà Nội lấy tên “Hanoi University of Industry”, trong khi ĐH Công nghiệp TP HCM lại là “Industrial University of Ho Chi Minh City”; ĐH Bách khoa Hà Nội có tên “Hanoi University of Science and Technology”, ĐH Bách khoa TP HCM là “Ho Chi Minh City University of Technology”. Trong khi đó, ĐH Công nghệ TP HCM cũng lấy tên “University of Technology”, còn ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại là “VNU University of Engineering and Technology”.
Rồi các đại học gắn mác quốc tế cũng mỗi trường một tên. ĐH Quốc tế Hồng Bàng lấy tên tiếng Anh là “Hong Bang University International”, ĐH Quốc tế Sài Gòn là “ The Saigon International University”.
Theo Xahoi
"Nhà nước có rất nhiều chính sách tôn vinh người cao tuổi"
Sáng 1/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì phiên họp tổng kết năm 2013 và phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2014 của UB Quốc gia về người cao tuổi (NCT) Việt Nam.
Theo Báo cáo của Bộ LĐ,TB&XH, hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số, với tốc độ khá nhanh (tỷ lệ người cao tuổi hiện chiếm khoảng 10,2% tổng dân số với hơn 9 triệu người).
Thống kê của Bộ LĐ,TB&XH cho biết, hiện có hơn 3,3 triệu NCT được hưởng lương hưu, BHXH, trợ cấp xã hội hằng tháng; gần 1 triệu NCT được chúc thọ, mừng thọ, tặng quà hằng năm. Nhiều địa phương đã quan tâm, ưu tiên thực hiện các chính sách giảm nghèo, xóa nhà tạm và các chính sách an sinh xã hội khác đối với hộ nghèo có NCT; hỗ trợ kinh phí cho quỹ và các hoạt động của Hội NCT.
Công tác chăm sóc sức khỏe của NCT được chú trọng, mạng lưới y tế được củng cố từ TƯ đến địa phương, 59 BV tỉnh đã thành lập Khoa Lão khoa. TƯ Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và một số cơ quan, địa phương triển khai thực hiện "Chương trình mắt sáng cho NCT", khám cho 1,5 triệu người, điều trị cho 167.000 người với kinh phí gần 237 tỷ đồng; khám, cấp thuốc miễn phí cho trên 110.000 lượt NCT...
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý vai trò quan trọng của các chính sách đối với người cao tuổi.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về Luật, chính sách đối với người cao tuổi còn hạn chế, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi còn khó khăn do cơ sở vật chất, nhân lực, y bác sĩ còn thiếu và yếu.
Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 136 về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng từ 180.000 đồng lên 270.000 đồng, có hiệu lực từ 1/1/2014. Tuy nhiên, do chưa cân đối được nguồn lực nên Chính phủ thống nhất chưa thực hiện Nghị định 136. Một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn, nhất là vùng núi, vùng cao biên giới phải sống trong nhà tạm, lao động vất vả, đời sống còn nhiều khó khăn...
Chủ tịch Hội NCT Việt Nam Cù Thị Hậu nêu thực tế: "Việc thành lập Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò NCT tại xã/phường còn gặp khó khăn do thủ tục và huy động nguồn quỹ ban đầu. Nhiều nơi thành lập quỹ chủ yếu do bản thân NCT tự đóng góp, chưa huy động được nguồn lực xã hội".
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, truyền thống của dân tộc là luôn kính già yêu trẻ, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Không chỉ trước đây, mà hiện nay công tác chăm sóc NCT được thực hiện rất tích cực với sự tham gia của MTTQ, các đoàn thể và sau này có thêm Hội NCT.
Theo Phó Thủ tướng, chính sách đối với NCT rất quan trọng; công tác dân số nói chung, công tác chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người lớn tuổi càng ngày càng quan trọng. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách thể hiện rõ sự tôn trọng, tôn vinh NCT bằng các danh hiệu, các cuộc vận động.
Bên cạnh đó, công tác chăm sóc NCT được cụ thể hóa thông qua việc hỗ trợ NCT cùng con cháu phát triển sản xuất kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, chăm lo đời sống tinh thần... Việc lồng ghép nhiều chương trình chăm sóc NCT, nhất là các chính sách hỗ trợ vật chất, trợ giúp xã hội đã góp phần nâng cao đời sống của NCT.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý việc lồng ghép cần phải hạn chế tác động tiêu cực, rà soát lại các chính sách hỗ trợ trực tiếp để đảm bảo vừa phổ cập theo tiêu chí chung nhưng cũng có đặc thù.
Phó Thủ tướng giao Bộ LĐ,TB &XH tiếp tục đề xuất xây dựng, điều chỉnh chính sách pháp luật về người cao tuổi theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Bộ Y tế tăng cường công tác khám, chữa và phòng bệnh cho người cao tuổi; triển khai và nhân rộng số tỉnh tham gia Đề án Tư vấn chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
TƯ Hội Người cao tuổi Việt Nam tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt cuộc vận động toàn xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Ban Công tác người cao tuổi và các sở, ban, ngành phối hợp xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở địa phương. Các tỉnh, thành phố phối hợp với Hội Người cao tuổi và các cơ quan liên quan đánh giá, rà soát hoạt động, củng cố và phát triển Quỹ chăm sóc người cao tuổi ở cơ sở...
Theo Dantri
Ngành y quyết nâng y đức Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi toàn ngành đặt bệnh nhân là trung tâm, đối xử với bệnh nhân bằng tấm lòng, nhằm đảm bảo y đức trong bối cảnh y bác sĩ làm việc quá tải và mức sống thấp. Chiều 27/2, nhân dịp kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, Bộ Y tế tổ chức...