Tên lửa vác vai Trung Quốc rơi vào tay 17 nhóm vũ trang
Việc buôn bán bất hợp pháp tên lửa đất đối không vác vai tiên tiến do Trung Quốc thiết kế đang gia tăng trên khắp thế giới, theo báo cáo của tổ chức giám sát độc lập ‘Khảo sát vũ khí nhỏ’ của Thụy Sĩ.
Hệ thống tên lửa đất đối không vác vai – Ảnh: ARMAMENT RESEARCH SERVICES
Tên lửa đất đối không vác vai tiên tiến của Trung Quốc còn được gọi là hệ thống phòng không di động (MANPADS), theo trang tin Warzone.
Tổ chức Khảo sát vũ khí nhỏ – một chương trình liên kết của Viện Nghiên cứu quốc tế và phát triển sau đại học (IHEID) của Thụy Sĩ – chuyên theo dõi các xu hướng liên quan đến vũ khí cỡ nhỏ và hạng nhẹ, đã có báo cáo mới nhất về tình trạng mua bán MANPADS bất hợp pháp trên thế giới.
Theo báo cáo được công bố hôm 13-6, hiện tổ chức này đã xác định được 49 trường hợp vũ khí MANPADS có mặt ở ít nhất 17 nhóm vũ trang khác nhau thuộc 7 quốc gia.
Vũ khí được đề cập ở trên bao gồm hệ thống FN-6-series MANPADS hoàn chỉnh của Trung Quốc, vốn có nguồn gốc từ loạt vũ khí Igla do Liên Xô thiết kế từ thập niên 1990. Loại vũ khí này đang được các tổ chức phi nhà nước ở Iraq, Lebanon, Myanmar và Syria nắm giữ.
Video đang HOT
Báo cáo lưu ý nhiều MANPADS thuộc dòng QW được các nhóm vũ trang do Iran hỗ trợ mua lại từ năm 2011.
Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc cũng “xác định Iran là nơi có khả năng nhất” trong việc sở hữu MANPADS mẫu QW-18. Các loại vũ khí khác được tìm thấy trên tàu Jihan, một con tàu bị bắt ngoài khơi Yemen vào năm 2013. Chính phủ Mỹ và các nhà phân tích từ Tổ chức Nghiên cứu vũ khí và xung đột (CAR) cũng đồng nhận định trên.
Tổ chức Khảo sát vũ khí nhỏ cũng ghi nhận việc các nhóm vũ trang ở Trung Đông mua lại hệ thống MANPADS của Triều Tiên.
Tuy nhiên, nguồn MANPADS bị mua bán bất hợp pháp lớn nhất trên thế giới hiện nay vẫn là MANPADS thế hệ đầu tiên do Liên Xô thiết kế.
Theo báo cáo, MANPADS mẫu SA-7 là loại vũ khí MANPADS phổ biến rộng rãi nhất thế giới hiện nay. SA-7 đã được tìm thấy ở 23 trong số 32 quốc gia sở hữu MANPADS.
Trong khi các hệ thống cũ có nguồn gốc từ Liên Xô chiếm phần lớn các MANPADS bất hợp pháp, cuộc khảo sát cũng cho thấy một số lượng nhỏ các hệ thống MANPADS bất hợp pháp của Mỹ, Anh, Pakistan và Ba Lan bị thu giữ ở Afghanistan, Libya, Mexico và Ukraine.
Tại Ukraine, các nhà chức trách “đã thu giữ một số MANPADS thế hệ thứ ba của Ba Lan” từ các chiến binh thân Nga trong giai đoạn 2014 – 2015.
Mỹ cấm vận vũ khí đối với Campuchia
Mỹ ngày 8.12 đã cấm xuất khẩu vũ khí và hạn chế bán các sản phẩm lưỡng dụng cho Campuchia lo ngại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với nước này.
Một binh sĩ có vũ trang đứng dưới lá cờ Campuchia ở thủ đô Phnom Penh. Ảnh REUTERS
Theo Reuters, Mỹ ngày 8.12 đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí và các hạn chế xuất khẩu mới đối với Campuchia, vì lo ngại điều mà Washington cho là ảnh hưởng ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc cũng như vấn đề tham nhũng và nhân quyền ở Campuchia.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thêm Campuchia vào danh sách các quốc gia bị cấm nhập khẩu vũ khí Mỹ, theo văn bản gửi tới Cơ quan Lưu trữ Liên bang.
"Campuchia tiếp tục cho phép Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự và xây dựng các cơ sở chuyên dùng trên vịnh Thái Lan" bất chấp lời kêu gọi của các quan chức Mỹ, theo nội dung trong văn bản. Hồ sơ cũng nêu ra lý do áp đặt cấm vận là vấn đề tham nhũng và nhân quyền.
Bộ Thương mại Mỹ cũng đưa ra các hạn chế xuất khẩu mới đối với Campuchia. Lệnh này sẽ hạn chế quyền mua các mặt hàng lưỡng dụng, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự cũng như dân sự cùng các mặt hàng quân sự, vật phẩm và dịch vụ quốc phòng ít nhạy cảm hơn.
Người phát ngôn của chính phủ Campuchia không bình luận về quyết định mới của Washington.
Chưa rõ tác động của các lệnh cấm này. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết Mỹ không phải là nhà cung cấp vũ khí cho Campuchia.
Những lệnh cấm trên được đưa ra trong khi cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet chuẩn bị khởi hành đến Campuchia và Indonesia.
Current Time0:00
/
Duration1:51
Auto
Campuchia phản ứng mạnh sau khi 2 tướng bị Mỹ cấm vận
Tháng trước, Washington đã trừng phạt hai quan chức Campuchia vì cáo buộc tham nhũng tại Căn cứ Hải quân Ream. Các quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại về sự thiếu minh bạch trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở đây.
Tàu do thám Trung Quốc theo dõi bất thường gần vùng biển Australia Australia xác nhận thông tin một tàu do thám của Trung Quốc đã theo dõi khu vực bờ biển nước này trong 3 tuần, một động thái không mới nhưng được đánh giá là khá bất thường. Tàu Yuhengxing của Trung Quốc xuất hiện gần vùng duyên hải Australia hồi tháng 8 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia). News.com.au đưa tin, Thủ tướng Australia...