Tên lửa từ Yemen rơi gần sân bay ở thủ đô Tel Aviv, Israel
Một tên lửa đạn đạo tầm xa từ Yemen đã rơi xuống khu vực không người ở gần sân bay quốc tế Ben Gurion của Israel vào sáng 15/9, buộc người dân phải chạy đến nơi trú ẩn trong giờ cao điểm.
Tên lửa do phiến quân Houthi phóng từ thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quân đội Israel cho biết đã phóng tên lửa đánh chặn nhưng không thành công. Tên lửa rơi xuống khu vực Kfar Daniel, cách sân bay khoảng 6 km, gây ra một đám cháy. Theo Magen David Adom, cơ quan cứu hộ quốc gia Israel, 5 người bị thương nhẹ khi chạy đến nơi trú ẩn.
Vụ việc khiến Israel phải kích hoạt còi báo động ở thủ đô Tel Aviv và các thành phố miền Trung khác. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Mặt trận Nội địa không thay đổi hướng dẫn phòng thủ cho dân thường.
Đây là lần thứ hai một vật thể từ Yemen tấn công vào trung tâm Israel, sau vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái của lực lượng Houthi ở Yemen khiến một người thiệt mạng ở Tel Aviv hồi tháng 7 vừa qua.
Israel có hệ thống phòng không nào để đối phó Iran?
Israel đã nâng cấp mạnh mẽ hệ thống phòng không đa tầng của nước này trong những năm gần đây để đối phó với những mối đe dọa trong khu vực.
Israel đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trước nguy cơ bị Iran tấn công. Tình huống này xảy ra sau khi Israel được cho là đã không kích vào tòa nhà ngoại giao sát đại sứ quán Iran tại Damascus (Syria) hôm 1.4 khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có các chỉ huy quân sự cấp cao. Iran đã tuyên bố sẽ trả đũa và nhấn mạnh không đại sứ quán nào của Israel an toàn.
Lưới phòng không đa tầng
Trong khoảng 15 năm qua, Israel đã nâng cấp năng lực phòng không với việc bổ sung những hệ thống mới có thể ngăn chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 2.400 km, theo Bloomberg.
Israel có hệ thống phòng không nào để đối phó Iran?
Hệ thống phòng không hoạt động nhiều nhất và nổi tiếng nhất của quân đội Israel là Iron Dome (Vòm Sắt). Từ năm 2011, hệ thống này đã ngăn chặn hàng ngàn quả rốc két do các nhóm vũ trang người Palestine tại Dải Gaza phóng sang.
Hệ thống Iron Dome tại thành phố Sredot của Israel khai hỏa để ngăn chặn rốc két từ Gaza hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
Được thiết kế để ngăn chặn tên lửa, máy bay không người lái (UAV) ở tầm ngắn, từ 4-70 km, quân đội Israel tuyên bố Iron Dome có tỷ lệ đánh chặn thành công lên đến 90%.
Hệ thống Iron Dome sử dụng tên lửa đánh chặn Tamir được trang bị ngòi nổ cận đích, nghĩa là đầu đạn phát nổ khi tiến gần mục tiêu. Tuy nhiên, tên lửa cũng có thể tấn công trực tiếp nhờ độ chính xác rất cao. Mỗi quả Tamir có giá 40.000 - 100.000 USD.
Hệ thống Iron Dome đánh chặn rốc két từ Gaza phóng sang hồi tháng 5.2023. Ảnh AFP
Năm 2017, Israel triển khai hệ thống tầm trung gọi là David' Sling (Ná bắn đá của David), mỗi tổ hợp có một giàn phóng chứa đến 12 quả tên lửa. Hệ thống do hãng Rafael Defense Industries của Israel và Raytheon của Mỹ đồng phát triển, được thiết kế để ngăn chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, UAV.
Tên lửa đánh chặn Stunner của hệ thống David's Sling diệt mục tiêu bằng cách đâm thẳng vào nó.
Hệ thống David's Sling trong một lần thử nghiệm. ảnh CƠ QUAN PHÒNG THỦ TÊN LỬA MỸ
Tầm hoạt động của tên lửa Stunner được cho là từ 241-321 km dù hầu hết các vụ đánh chặn diễn ra ở khoảng cách gần hơn, đặc biệt là đối với các rốc két thường không có hệ thống dẫn đường. Mỗi quả Stunner có giá khoảng 1 triệu USD.
Tầm bắn của David's Sling giúp bao phủ khu vực Gaza và miền nam Li Băng, nơi lực lượng Hezbollah thân Iran liên tục thực hiện các đợt tấn công từ tháng 10.2023. Tháng 5 năm ngoái, David's Sling được cho là đã bắn hạ các rốc két từ Gaza.
Tung tên lửa David's Sling hạ hỏa tiễn Gaza, Israel dùng dao mổ trâu giết gà?
Ngoài ra, Israel còn sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow tiên tiến, gồm Arrow 2 và 3. Nhà phát triển cho rằng hệ thống này có thể ngăn chặn tên lửa ở khoảng cách đến 2.400 km và có thể diệt mục tiêu ngoài khí quyển.
Hệ thống Arrow 3. Ảnh AFP
Trong tháng này, quân đội Israel còn thông báo đã sử dụng phiên bản C-Dome của Iron Dome để ngăn chặn một UAV của Houthi. C-Dome là hệ thống được triển khai trên tàu chiến.
Ngoài ra, nước này cũng đang thử nghiệm hệ thống Iron Beam sử dụng laser để ngăn chặn mục tiêu ở khoảng cách gần. Hệ thống này có chi phí phóng rẻ hơn Iron Dome nhưng dự kiến chưa thể hoạt động trước giữa năm 2025.
Chưa rõ độ hiệu quả
Ngoài Iron Dome đã chứng minh năng lực, các hệ thống còn lại được triển khai gần đây hơn và chưa có dữ liệu về mức độ hiệu quả. Hồi tháng 11.2023, hệ thống Arrow 3 (do Israel Aerospace Industries và Boeing cùng phát triển) có màn thực chiến thành công đầu tiên khi bắn hạ một tên lửa của Houthi.
Quân đội Israel cũng thừa nhận lưới phòng không đa tầng có thể bị quá tải trước một đợt tấn công quy mô lớn, với nhiều tên lửa được phóng cùng lúc. Các UAV nhỏ của Hezbollah và Houthi được cho là đã có lần vượt qua được hệ thống phòng không của Israel từ tháng 10.2023.
Từ khi xung đột bùng phát tại Ukraine hồi năm 2022, một số nước châu Âu đã tăng cường năng lực phòng không bằng công nghệ của Israel. Đức đã đồng ý mua hệ thống Arrow 3 theo thỏa thuận trị giá 4 tỉ euro, lớn nhất trong lịch sử Israel. Phần Lan cũng mua hệ thống David's Sling với giá 317 triệu euro. Ukraine muốn mua Iron Dome nhưng Israel không đồng ý vì lo ngại có thể bị rò rỉ công nghệ.
Mỹ chặn Houthi phóng tên lửa, Israel thả hàng chục tù nhân Palestine Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ (US CENTCOM) cho biết, quân đội nước này gần đây đã đánh phủ đầu các bãi phóng tên lửa của nhóm vũ trang Houthi ở Yemen. Thông cáo của US CENTCOM đăng trên mạng xã hội X viết rằng, động thái trên được quân đội Mỹ thực hiện nhằm tự vệ trước việc nhóm Houthi chuẩn bị...