Thủ tướng Jordan Bisher Khasawneh đệ đơn từ chức
Theo các nguồn thạo tin, Thủ tướng Jordan Bisher Khasawneh đã đệ đơn từ chức ngày 15/9, chỉ vài ngày sau cuộc bầu cử quốc hội.
Ông Bisher Khasawneh tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Jordan tại thủ đô Amman ngày 12/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thủ tướng Khasawneh là một nhà ngoại giao kỳ cựu và cựu cố vấn Hoàng gia, ông đã giữ chức vụ này gần 4 năm.
Trong khi đó, các quan chức giấu tên cho biết ông Jaafar Hassan, người đứng đầu Văn phòng của Quốc vương Abdullah, được dự đoán sẽ kế nhiệm vị trí thủ tướng. Ông Hassan từng giữ chức Bộ trưởng Kế hoạch.
Video đang HOT
Liên quan đến cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, theo kết quả được Ủy ban bầu cử độc lập Jordan công bố hôm 11/9, đảng Mặt trận Hành động Hồi giáo (IAF) dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội nước này nhưng không giành được đa số ghế. Việc giành được 31 trong số 138 ghế trong Quốc hội Jordan, là kết quả mang tính lịch sử đối với IAF và là sự đại diện lớn nhất của tổ chức này, kể từ khi giành được 22 trong số 80 ghế trong Quốc hội Jordan vào năm 1989. Trong cuộc bầu cử năm 2020, IAF chỉ giành được 10 ghế.
Theo Hiến pháp Jordan, hầu hết quyền lực nằm trong tay Quốc vương, người bổ nhiệm chính phủ và có thể giải tán quốc hội. Quốc hội Jordan có thể buộc nội các từ chức bằng cách bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Xung đột Hamas - Israel: EU tiếp tục cấp viện trợ phát triển cho người Palestine
Ngày 21/11, Liên minh châu Âu (EU) đã "bật đèn xanh" việc duy trì chính sách viện trợ phát triển cho người Palestine, sau khi không phát hiện bất kỳ quỹ nào rơi vào tay Phong trào Hồi giáo Hamas, song cảnh báo sẽ giám sát chặt hơn trong tương lai.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Valdis Dombrovskis, nhấn mạnh quá trình rà soát không phát hiện dấu hiệu nào cho thấy tiề.n của EU mang lợi lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho lực lượng Hamas". Theo ông, nhờ hệ thống kiểm soát vẫn phát huy tác dụng nên EU sẽ tiếp tục chi trả các khoản thanh toán cho những người Palestine và Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào.
Ủy ban châu Âu cho biết đã thông qua các hợp đồng, với tổng trị giá 216 triệu euro (236 triệu USD), trong đó có hỗ trợ tài chính cho Chính quyền Palestine (PA) và chi trả lương cho công chức Palestine. Tuy nhiên, EU sẽ áp đặt thêm các biện pháp nhằm siết chặt hơn việc giám sát các dự án này.
EU là nhà viện trợ quốc tế lớn nhất cho người Palestine ở Gaza và Bờ Tây, với gần 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) trong thời gian từ năm 2021-2024. Trong những tuần gần đây, EU đã tăng gấp 4 viện trợ nhân đạo cho người Palestine lên 100 triệu euro.
Trong diễn biến liên quan, theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tại cuộc họp với những người đồng cấp châu Âu, Bộ trưởng Hợp tác phát triển Bỉ, bà Caroline Gennez đã yêu cầu quyền tiếp cận nhân đạo lâu dài hơn tại Dải Gaza. Theo bà, EU nên gây áp lực để Israel mở thêm 2 cửa khẩu biên giới.
Viện trợ nhân đạo cho người Palestine ở Dải Gaza hiện chỉ đi qua Rafah - cửa khẩu biên giới với Ai Cập. Cửa khẩu này thường dành riêng cho người đi bộ, không dành cho xe tải lớn chở hàng tấn thiết bị nhân đạo.
Theo bà Gennez, trước khi xung đột bùng phát, trung bình có 10.000 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza mỗi tháng. Kể từ ngày 21/10, chỉ có khoảng 1.000 xe. Do đó, Bộ trưởng Gennez kêu gọi những người đồng cấp của mình tại EU hợp tác để gây áp lực buộc Israel phải mở cửa khẩu Erez và Kerem Shalom để viện trợ nhân đạo.
Cùng ngày, Thủ tướng Jordan Bisher Khasawneh cho biết nước này và Qatar đều có chung quan điểm trong việc thúc đẩy lệnh ngừng bắ.n ở Dải Gaza, bảo vệ dân thường và đảm bảo cung cấp viện trợ nhân đạo kịp thời, đầy đủ và bền vững cho vùng lãnh thổ của người Palestine.
Phát biểu tại cuộc gặp Quốc vụ khanh Hợp tác quốc tế Qatar, bà Lolwah Rashid Al-Khater đang ở thăm nước này, Thủ tướng Khasawneh cho biết hai nước đã nhất trí nỗ lực nhằm đạt được hòa bình công bằng và toàn diện dựa trên giải pháp 2 nhà nước đối với cuộc xung đột Israel - Palestine cũng như thành lập nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Về phần mình, quan chức ngoại giao Qatar đã đán.h giá cao quan điểm và nỗ lực của Jordan nhằm chấm dứt xung đột tại Gaza và giải quyết vấn đề Palestine. Bà cho biết Qatar có cùng quan điểm với Jordan, phản đối việc cưỡn.g bứ.c di dời người Palestine, cũng như bất kỳ thay đổi nào đối với tình trạng lịch sử và pháp lý của Jerusalem.
Cũng trong ngày 21/11, Bộ trưởng Y tế Iran, ông Bahram Einollahi cho biết nước này sẵn sàng cử các bác sĩ và y tá tình nguyện đến Dải Gaza, đồng thời cho biết Tehran đã đảm bảo sự phối hợp cần thiết để cử nhân viên y tế đến vùng lãnh thổ Palestine.
Jordan: Tình tiết loạt đán.h bom năm 1960 Vụ đán.h bom năm 1960 khiến Thủ tướng Hazzaa al-Majali và 10 người khác bị thiệ.t mạn.g đã báo hiệu một bước ngoặt lớn hơn trên khắp thế giới Arab. Ngoài ngài thủ tướng, các nạ.n nhâ.n khác bao gồm thứ trưởng, nhà ngoại giao và cả một đứ.a tr.ẻ tị nạn người Palestine. Ngay cả Quốc vương suýt chút nữa cũng nằm...