Tên lửa Triều Tiên ‘tiếp sức’ cho các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine
Theo các quan chức quân sự Ukraine và hồ sơ công khai được CNN phân tích, Nga đã tăng cường sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong các cuộc tấn công vào Ukraine, với khoảng 1/3 số cuộc tấn công trong năm 2024 có sự xuất hiện của loại vũ khí này.
Năm 2024, Nga đã phóng khoảng 60 tên lửa KN-23 của Triều Tiên, chiếm gần 1/3 trong số 194 cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo được Không quân Ukraine theo dõi. Tháng 8 và tháng 9 chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấn công này. Các quan chức Ukraine cũng công khai xác nhận KN-23 là mối đe dọa đáng kể trong giai đoạn đó.
Nghiên cứu trên các mảnh tên lửa được Nga sử dụng để tấn công Ukraine cho thấy, vai trò của Triều Tiên trong việc hỗ trợ Moscow không chỉ giới hạn ở vũ khí, với khoảng 11.000 binh lính Triều Tiên được cho là đã triển khai đến khu vực Kursk của Nga.
Tên lửa Triều Tiên. Ảnh: NPR
Ông Yuriy Ihnat, quyền giám đốc truyền thông của Không quân Ukraine, chia sẻ với hãng tin CNN: “Kể từ mùa xuân, Nga chủ yếu sử dụng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái để tấn công Ukraine. Tên lửa hành trình ít được dử dụng hơn”.
Các nhà phân tích quân sự Ukraine đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng rộng rãi các linh kiện có nguồn gốc từ phương Tây trong tên lửa KN-23.
Theo Ủy ban chống tham nhũng độc lập của Ukraine (NAKO), chín công ty thuộc các quốc gia phương Tây, bao gồm các nhà sản xuất từ Mỹ, Hà Lan và Vương quốc Anh, đã sản xuất các linh kiện này.
“Mọi thứ dùng để dẫn đường cho tên lửa và khiến chúng cất cánh đều có nguồn gốc nước ngoài”, ông Andriy Kulchytskyi, Giám đốc Phòng thí nghiệm nghiên cứu quân sự tại Viện Nghiên cứu khoa học giám định pháp y Kiev cho biết. Ông cũng lưu ý rằng vỏ kim loại của tên lửa – thành phần thường bị ăn mòn nhanh chóng, dường như là bộ phận duy nhất do Hàn Quốc sản xuất.
Nghiên cứu trên một số mảnh vỡ tên lửa gần đây cũng chứng minh lập luận của ông Kulchytskyi là chính xác. Các quan chức Tình báo Quốc phòng Ukraine ước tính rằng khoảng 70% các bộ phận này là của Mỹ, phần còn lại có nguồn gốc từ Đức, Thụy Sĩ và các quốc gia khác. Một nhóm điều tra có trụ sở tại Anh, Conflict Armament Research (CAR), trước đây đã phát hiện ra rằng 75% các thành phần trong một tên lửa KN-23 đầu tiên được phóng vào các mục tiêu Ukraine đến từ các công ty Mỹ.
Video đang HOT
Ác liệt giao tranh sau tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang đất Nga
Chiến sự Nga-Ukraine leo thang mạnh khi hai bên tăng cường tấn công ồ ạt vào đối phương, sau thông tin Kiev nã tên lửa ATACMS vào tỉnh Bryansk (Nga) hôm 19-11.
Tình hình chiến trường cả ở Ukraine và ở Nga leo thang mạnh sau khi Nga tố Ukraine dùng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp để đánh sâu vào đất Nga ngày 19-11 vừa qua, khi hai bên liên tục tung đòn mạnh vào đối phương. Đáng chú ý, ngày qua xuất hiện thông tin Kiev dùng vũ khí tầm xa do Anh cung cấp tấn công vào lãnh thổ Nga.
Chiến trường leo thang mạnh
Sau thông tin Ukraine nã tên lửa ATACMS sang tỉnh Bryansk (Nga) ngày 19-11, tình hình chiến trường Ukraine bắt đầu leo thang mạnh, khi cả hai bên đều cho biết đối phương phát động tấn công quy mô lớn vào đối phương.
Lực lượng Không quân Ukraine cho biết Nga tung đòn không kích lớn xuyên đêm, kéo dài từ tối 19-11 đến sáng sớm 20-11, theo hãng tin Ukrinform.
"Xuyên đêm 20-11, quân Nga bắn tên lửa phòng không dẫn đường S-300 từ tỉnh Belgorod (Nga) vào tỉnh Kharkiv (Ukraine), cùng với 5 tên lửa dẫn đường Kh-59/69 nhắm vào các tỉnh Dnipropetrovsk, Chernihiv và Sumy (Ukraine). Đối phương cũng tấn công Ukraine bằng bom dẫn đường và phóng 122 UAV Shahed và nhiều UAV khác từ các tỉnh Kursk, Oryol và Primorsko-Akhtarsk của Nga" - theo Không quân Ukraine.
Binh sĩ thuộc Lữ đoàn Pháo binh số 45 của Ukraine khai hỏa pháo tự hành Archer về phía các vị trí của quân Nga ở tỉnh Donetsk. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES
Đến trưa 20-11, 2 tên lửa Kh-59/69 và 56 UAV của Nga đã bị bắn hạ ở nhiều nơi khắp Ukraine, gồm: Kiev, Cherkasy, Chernihiv, Poltava, Kirovohrad, Zhytomyr, Khmelnytskyi, Sumy, Mykolaiv, Kherson, Zaporizhia, Dnipropetrovsk, Donetsk và Kharkiv, theo thông báo của phía Ukraine.
Phía Ukraine cũng cho biết đã triển khai UAV tấn công Kho vũ khí số 13 của Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ Quốc phòng Nga (GRAU) gần TP Kotovo (tỉnh Novgorod, Nga), cách biên giới với Ukraine khoảng 680 km. Kho vũ khí này lưu trữ các vật tư quân sự quan trọng, bao gồm đạn pháo, hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS), tên lửa Iskander và tên lửa phòng không, cùng đạn dược cho nhiều hệ thống khác nhau, bao gồm hệ thống tên lửa Tor, theo tờ The Kyiv Independent.
Phía Bộ Quốc phòng Nga cũng xác nhận rằng Ukraine đã dùng UAV tấn công các cơ sở của Nga xuyên đêm 20-11, trong đó lực lượng phòng không đã bắn hạ 44 UAV.
Đăng trên Telegram, Tỉnh trưởng tỉnh Belgorod (Nga) - ông Vyacheslav Gladkov cho biết các UAV Ukraine đã làm hư hại một cơ sở doanh nghiệp tại thị trấn Alekseevka. Các phương tiện truyền thông địa phương xác định cơ sở này là nhà máy sản xuất nước sốt EFKO.
Tỉnh Voronezh (Nga) cũng ghi nhận bị UAV Ukraine tấn công. Chính quyền địa phương tuyên bố rằng 5 UAV Ukraine đã tấn công một cơ sở công nghiệp dân sự ở Voronezh, gây ra hỏa hoạn.
Theo hãng thông tấn TASS, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố tập trung tấn công Ukraine ở nhiều cứ điểm quan trọng, đặc biệt ở tỉnh Kursk của Nga và các tỉnh Ukraine như Kherson, Donetsk, Sumy,...
Binh sĩ Nga chiến đấu tại chiến trường Ukraine. Ảnh: TASS
Phía Moscow cho biết đã triển khai các máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) từ Trung tâm Công nghệ Không người lái Tiên tiến Rubicon của Bộ Quốc phòng Nga nhắm vào các thiết giáp của lực lượng vũ trang Ukraine ở Kursk, gây thiệt hại lớn cho Kiev. Tại Kursk, phía Ukraine ngày 20-11 đã mất hơn 400 binh sĩ, cùng loạt khí tài hạng nặng như xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành Bogdana,..., theo thông tin từ phía Nga.
Đáng chú ý, ngày 20-11 cũng xuất hiện thông tin rằng Ukraine lần đầu tiên tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga bằng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp. Các kênh Telegram quân sự Nga cho biết Kiev đã dội nhiều tên lửa Storm Shadow vào các tỉnh Kursk và Krasnodar của Nga, nhưng đều bị phòng không Moscow đánh chặn. Phía Anh từ chối bình luận thông trên, trong khi Ukraine vẫn lên tiếng.
Nga sẽ không để yên
Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) - ông Sergey Naryshkin cảnh báo rằng Nga sẽ không để yên cho những nỗ lực của một số quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia vào các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga, theo TASS.
Ông Naryshkin đưa ra cảnh báo trên khi trả lời phỏng vấn tạp chí National Defence của Nga hôm 20-11 liên quan việc truyền thông Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do Mỹ cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin. Ảnh: REUTERS
"Những người phản đối chúng tôi buộc phải thừa nhận rằng quyết tâm của Tổng thống Nga [Vladimir Putin] trong việc bảo vệ vững chắc các lợi ích cơ bản của đất nước bằng mọi phương tiện có thể hạn chế khả năng điều động của Washington và Brussels" - ông Naryshkin nói.
Ông Naryshkin cảnh báo rằng "những nỗ lực của một số đồng minh NATO nhằm tạo điều kiện cho các cuộc tấn công tầm xa tiềm tàng bằng vũ khí phương Tây vào sâu trong lãnh thổ Nga sẽ không thể không bị trừng phạt".
Bàn về phương án chấm dứt chiến sự, phát ngôn viên Điện Kremlin - ông Dmitry Peskov nói rằng Nga không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào liên quan việc đóng băng xung đột ở Ukraine, theo đài RT.
Ông Peskov cho biết dù Tổng thống Putin nhiều lần tuyên bố rằng Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng "bất kỳ lựa chọn nào nhằm đóng băng xung đột này đều sẽ không hiệu quả". "Điều quan trọng đối với Nga là đạt được các mục tiêu mà mọi người đều biết rõ" - ông Peskov lưu ý.
Cũng trong ngày 20-11, Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky lên tiếng về thông tin sẽ "nhượng đất lấy hòa bình". Ông Zelensky tuyên bố rằng Ukraine "không thể công nhận hợp pháp bất kỳ lãnh thổ nào của Ukraine là của Nga", theo The Kyiv Independent. Tuy nhiên, ông Zelensky cho biết Ukraine đã sẵn sàng theo đuổi cách tiếp cận ngoại giao đối với bán đảo Crimea.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: GETTY IMAGES
"Chúng tôi sẵn sàng đưa Crimea trở lại về mặt ngoại giao. Chúng ta không thể tiêu tốn hàng chục nghìn người dân của mình để họ bỏ mạng vì Crimea. Chúng tôi hiểu rằng Crimea có thể được đưa trở lại bằng ngoại giao" - ông Zelensky nói.
Phía Nga chưa lên tiếng về phát ngôn của ông Zelensky, song TASS đưa tin rằng lời nói của tổng thống Ukraine là một sự thừa nhận Kiev không thể lấy lại bán đảo Crimea bằng vũ lực.
Ukraine: "Mảnh vỡ" UAV Nga làm hư hại hạ tầng quan trọng Ukraine tuyên bố bắn hạ toàn bộ máy bay không người lái (UAV) Nga triển khai trong đợt tập kích mới nhất, nhưng xác nhận cơ sở hạ tầng quan trọng ở phía Tây đất nước bị hư hại do "mảnh vỡ". Một chiếc UAV loại Geran-2 của Nga bị Ukraine thu được trong tình trạng tương đối nguyên vẹn. Ảnh: PravdaUkraine PravdaUkraine...