Tên lửa TQ có thể “chạm đến” mọi nơi trên nước Mỹ
Tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) có tầm phóng 11.200 km đã được trang bị cho lữ đoàn mới thứ 2 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.
Ngày 12/9, mạng tạp chí “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Trung Quốc tăng thêm một lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Bài báo cho biết, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chương trình 2049 ở Washington mới công bố, Trung Quốc đã tăng thêm 1 lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa Đông Phong-31A trang bị cho lữ đoàn này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa nước Mỹ.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.
Mark Stokes, tác giả bản báo cáo cho biết, lữ đoàn này được đặt tại Thiệu Dương, Hồ Nam là lữ đoàn thứ hai của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A. Tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Lữ đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa DF-31A đóng quân tại Diệt Thủy, Cam Túc, năm 2001 đã có khả năng tác chiến ban đầu.
Video đang HOT
Năm 2006, một lữ đoàn của Pháo binh 2 đóng tại Nam Dương, Hà Nam bắt đầu được trang bị tên lửa Đông Phong-31. Tầm phóng của tên lửa Đông Phong-31 là 7.200 km, có thể tấn công tất cả các khu vực của châu Á, Nga và khu vực Thái Bình Dương bao gồm Alaska và Guam. Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và tên lửa Đông Phong-31A.
DF-31A được cải tiến trên nền tảng DF-31, tính cơ động rất cao, có tầm phóng 11.200 km, có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 triệu tấn hoặc 3 – 5 đầu đạn hạt nhân 90.000 tấn, bán kính sai lệch là 200 – 500 m, thời gian sẵn sàng chiến đấu 10 – 15 phút.
Trước khi đưa ra báo cáo này một tuần, ngày 5/9, tại hội nghị phòng thủ tên lửa đạn đạo tổ chức ở Copenhagen, Đại diện Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cho biết: “Việc phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không có ý định đe dọa lực lượng chiến lược của Trung Quốc”.
Mỹ đang cố gắng tạo ra sự cân bằng, một mặt bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc tránh phải chịu mối đe dọa ngày càng lớn bởi tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặt khác lại phải tránh sự lo ngại của Trung Quốc đối với việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực này.
Tên lửa DF-31 của quân đội Trung Quốc có thể tấn công các khu vực của châu Á.
Frank Ross nói: “Tuy nhiên, điều quan trọng là Trung Quốc cần hiểu rằng: Mỹ sẽ làm việc để đảm bảo sự ổn định của khu vực. Chúng tôi cam kết cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác tích cực, đồng thời phòng thủ mối đe dọa của tên lửa đạn đạo mang tính khu vực, cho dù mối đe dọa đến từ nơi đâu”.
Một nhà quan sát Mỹ có quan điểm tương đồng cho rằng: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng hệ thống phòng thủ (đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên hoặc Iran) rõ ràng cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay.
Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm mới Đông Phong-21D. Được biết, nó có thể bắn chìm hoặc làm tê liệt một tàu sân bay Mỹ.
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế. Nhưng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu công nghệ sử dụng nhiều đầu đạn (MIRV).
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế.
Nhà phân tích của Công ty Phân tích Độc quyền Anh là Gary Lee cho rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc nghiên cứu phát triển MIRV sẽ trở thành “người thay đổi trò chơi thực sự”.
Theo Bee.net.vn