Tên lửa Soyuz của Nga đưa 34 vệ tinh mới của Anh vào không gian
Cơ quan vũ trụ Roscosmos của Nga cho biết một tên lửa Soyuz của nước này đã đưa 34 vệ tinh vào không gian trong ngày 10/2, phục vụ công ty truyền thông toàn cầu OneWeb của Anh cung cấp Internet băng thông rộng khắp nơi trên thế giới.
Tên lửa đẩy Soyuz-2.1b mang theo 36 vệ tinh viễn thông và Internet của Anh rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Vostochny, ngoại ô thành phố Uglegorsk, vùng Viễn Đông Nga, ngày 25/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tên lửa Soyuz do công ty Arianespace của châu Âu điều khiển được phóng lúc 18h09 theo giờ GMT từ Trung tâm Vũ trụ Guiana tại vùng lãnh thổ Guiana thuộc Pháp. Ước tính sẽ mất khoảng 3 giờ 33 phút trước khi các vệ tinh được đưa vào quỹ đạo thành công.
OneWeb có trụ sở chính tại London. Công ty này đang nỗ lực hoàn tất việc xây dựng mạng lưới vệ tinh quỹ đạo Trái Đất thấp để cung cấp mạng lưới băng thông rộng chất lượng cao và các dịch vụ khác đến các quốc gia trên toàn thế giới. Công ty này dự kiến đưa dịch vụ Internet thương mại toàn cầu đi vào hoạt động vào năm tới, với mạng lưới khoảng 650 vệ tinh.
Video đang HOT
OneWeb đang tìm cách vượt lên trước trong cuộc đua đưa Internet tốc độ cao đến những khu vực hẻo lánh trên thế giới qua vệ tinh, cạnh tranh với các đối thủ “nặng ký” như SpaceX của tỷ phú Elon Musk hay Amazone của tỷ phú Jeff Bezos.
Công ty Arianespace đã hợp tác với Nga gần 2 thập kỷ qua và đang thực hiện hợp đồng triển khai 16 lần phóng tên lửa Soyuz trong thời gian từ tháng 12/2020 đến cuối năm 2022.
Tên lửa Soyuz là loại tên lửa tải trọng hạng trung do Nga chế tạo, được sử dụng để đưa các vệ tinh nhân tạo cũng như tàu vũ trụ lên không gian. Đây là loại tên lửa duy nhất của Nga đang được sử dụng để đưa con người lên vũ trụ, đồng thời là loại tên lửa đẩy được sử dụng nhiều và lâu nhất trên thế giới so với các loại thiết bị phóng khác, với tổng cộng hơn 1.700 lần phóng kể từ khi bắt đầu được sử dụng vào năm 1966.
Vệ tinh Trung Quốc suýt va chạm mảnh vỡ từ vụ nổ của Nga
Một trong các vệ tinh khoa học của Trung Quốc đã suýt va chạm với mảnh vỡ trên quỹ đạo được tạo ra từ vụ Nga phóng tên lửa phá hủy vệ tinh cũ.
Ngày càng có nhiều mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo (Ảnh minh họa: Shuttersstock).
Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn thông tin từ Cục Không gian quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 19/1 cho biết, "vụ chạm trán nguy hiểm" này xảy ra hôm 18/1 khi vệ tinh khoa học Thanh Hoa của nước này suýt va chạm với một mảnh vỡ vệ tinh của Nga cách nhau khoảng 14,5 m.
Mảnh vỡ này được cho là được tạo ra sau một vụ thử nghiệm tên lửa "diệt" vệ tinh của Nga hồi tháng 11/2021. CNSA cảnh báo, nguy cơ chạm trán tương tự vẫn có thể xảy ra trong tương lai.
Nga được tin là đã phóng tên lửa S-500 Prometey hôm 15/11/2021 để phá hủy vệ tinh tình báo cũ được đưa vào quỹ đạo vào năm 1982. Điều này đã tạo ra một vụ nổ kéo theo khoảng 1.500 mảnh vỡ trong quỹ đạo.
Trung Quốc đã theo dõi chặt chẽ các mảnh vỡ sau vụ phóng này của Nga và nhận thấy hầu các mảnh vỡ trôi nổi ở tọa độ cách trái đất khoảng từ 400 - 1.100 km, nơi có hàng trăm vệ tinh Trung Quốc hoạt động.
Liu Jing, một chuyên gia về vũ trụ và hiện là phó giám đốc một trung tâm trực thuộc CNSA, cho biết các vụ suýt chạm trán giữa tàu vũ trụ và các mảnh vỡ thường xảy ra ở khoảng cách vài km, còn ở khoảng cách vài mét rất hiếm. Ông cho rằng, nếu có bất kỳ mảnh vỡ nào tiếp cận, các vệ tinh cần được thông báo nhanh chóng để di chuyển nhằm tránh va chạm.
Nga hiện chưa lên tiếng về những thông tin trên.
Cơ quan Vũ trụ (NASA) của Mỹ cũng từng nhiều lần cảnh báo về mối đe dọa từ các mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo.
Nhật Bản hoãn phóng vệ tinh "made in Vietnam" Theo dự kiến, sáng nay 1.10, vệ tinh NanoDragon "made in Vietnam" được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa Epsilon 5 tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura (Nhật Bản). Tuy nhiên, trước giờ phóng phía Nhật bất ngờ thông báo hoãn. Vệ tinh NanoDragon do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo. Ảnh VNSC Theo ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám...