Tên lửa Nga rơi trở lại Trái đất sau khi cất cánh
Một tên lửa Proton của Nga mang theo vệ tinh viễn thông tiên tiến đã rơi trở lại Trái đất chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh vào ngày 16.5, kéo dài thêm danh sách các vụ phóng tên lửa thất bại của đất nước đứng hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ không gian này.
Tên lửa Proton-M mang theo vệ tinh Express-AM4P trên bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan hôm 13.5 – Ảnh: AFP
Hãng tin AFP dẫn lời các quan chức ngành vũ trụ Nga nói rằng, động cơ điều khiển tên lửa gặp sự cố vào giây thứ 545 sau khi tên lửa rời bệ phóng tại Trung tâm Vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Những hình ảnh trên truyền hình nhà nước Nga cho thấy tên lửa Proton cùng vệ tinh Express-AM4P, được báo cáo là trị giá 29 triệu USD, đã bùng cháy phía trên Thái Bình Dương.
Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) nói rằng, họ đã thành lập một ủy ban đặc biệt để phân tích các dữ liệu về đợt phóng tên lửa để tìm ra các nguyên nhân của “tình huống khẩn cấp” này.
Roscosmos cũng cho biết các đợt phóng tên lửa Proton sẽ bị hoãn lại trong khi cuộc điều tra diễn ra. Theo AFP thì ngành công nghiệp vũ trụ Nga kiếm lợi hàng chục triệu USD mỗi năm nhờ vào việc phóng tên lửa thuê đưa vệ tinh của châu Á và phương Tây lên quỹ đạo.
Video đang HOT
Hồi tháng 10.2013, Nga đã sa thải Giám đốc Roscosmos Vladimir Popovkin trước thời hạn sau một loạt đợt phóng tên lửa thất bại cùng hàng loạt sự cố liên quan khác.
Người đứng đầu mới của Roscosmos là Oleg Ostapenko đã phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề khi Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho cơ quan này làm một cuộc cải tổ lớn với ngân sách rót thêm hàng tỉ USD.
Được biết, phiên bản nâng cấp M của tên lửa Proton gặp một loạt sự cố gần đây khiến cho uy tín của ngành công nghiệp vũ trụ Nga bị đe dọa nghiêm trọng. Tên lửa này từng được xem là giải pháp tin cậy và giá rẻ so với các đợt phóng tên lửa của Mỹ và châu Âu.
Các đợt phóng Proton-M từng bị đình chỉ vào tháng 7.2013, sau khi nó đâm trở lại Trái đất cùng với ba vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu Glonass của Nga, với nguyên nhân được xác định là do ba trong sáu cảm biến vận tốc góc của Proton bị lắp đặt sai.
Trước đó, Proton-M cũng bị “nằm sân” vào tháng 8.2011 sau một đợt phóng vệ tinh quân sự thất bại khi tầng tăng cường của tên lửa Briz-M gặp sự cố. Theo AFP, Briz-M cũng được sử dụng trong đợt phóng thất bại mới nhất vào hôm nay 16.5.
Theo TNO
Tàu tự hành mặt trăng của Trung Quốc đã hỏng hẳn?
Tàu tự hành thăm dò mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc mang tên Thỏ Ngọc dường như đã bị hỏng và không thể khắc phục, khi mà sứ mệnh thăm dò dự kiến kéo dài 3 tháng mới ở giai đoạn đầu, các chuyên gia về thám hiểm vũ trụ cho biết.
Tàu Thỏ Ngọc của Trung Quốc đang gặp trục trặc
Theo thông tin được hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải, Thỏ Ngọc đã "có bất thường trong cơ chế điều khiển cơ học", và các nhà khoa học đang nghiên cứu những cách tốt nhất để sửa chữa.
Hãng thông tấn này dẫn lời Cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng khẳng định nguyên nhân gây trục trặc là do "môi trường phức tạp trên bề mặt của mặt trăng".
Theo kế hoạch ban đầu Thỏ Ngọc sẽ thực hiện các khảo sát địa chất và những quan sát thiên văn trong thời gian 3 tháng, sau khi Trung tâm kiểm soát vũ trụ Bắc Kinh thông báo tàu đã hạ cánh mềm xuống mặt trăng hôm 14/12.
"Theo những gì tôi đọc được, tôi nghĩ người Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc bị mất tàu tự hành", Lutz Richter, một chuyên gia về tàu tự hành hành tinh của Kayser-Threde, một công ty vũ trụ của Đức hợp tác với NASA và Cơ quan vũ trụ châu Âu cho biết.
"Đây mới chỉ là phỏng đoán nhưng tôi nghĩ trục trặc đã xảy ra với các động cơ điện có chức năng đóng các tấm năng lượng mặt trời", Richter cho biết thêm.
Nếu các tấm pin mặt trời không thể đóng lại, các thiết bị điện bên trong vốn nhạy cảm với nhiệt độ và thường phải được che chắn, sẽ đóng băng khi đêm xuống trên mặt trăng, và bị hư hỏng không thể sửa chữa, Richter nói.
Vấn đề đã phát sinh khi Thỏ Ngọc bước vào đợt ngủ lần hai trong chiều qua - khi đêm xuống trên mặt trăng, và tương đương khoảng 2 tuần trên trái đất. Nhiệt độ ban ngày trên mặt trăng có thể lên tới 100 độ C, trong khi về đêm nhiệt độ lại xuống -180 độ C.
"Có thể bụi đã khiến cơ cấu trên bị kẹt", Richter nhận định, và cho biết thêm rằng biến động nhiệt ghê gớm cũng có thể làm hỏng các chốt và động cơ.
Trong thông báo của mình, Tân Hoa Xã cũng khẳng định sứ mệnh thám hiếm mặt trăng của các nước khác cũng tằng gặp thất bại. Ví dụ như tàu thăm dò mặt trăng Ranger 4 của Mỹ đã bị rơi năm 1962, và tàu của Nhật bị nạn năm 1993.
Nhưng giáo sư Jiao Weixin, phó chủ tịch ủy ban khảo sát không gian của Hiệp hội nghiên cứu không gian cho biết ông ngạc nhiên khi trục trặc xảy ra sớm vậy.
"Bất chấp gặp một số vấn đề nhỏ, Cơ hội, tàu tự hành Sao hỏa của Mỹ vốn cũng có thiết kế cho tuổi đời 3 tháng, vẫn đang hoạt động sau gần 10 năm", Jiao nói. "Thật ngạc nhiên khi Thỏ Ngọc lại gặp trục trặc sớm như vậy".
Theo Dantri
Nga phóng tàu Soyuz đem đuốc Olympic vào vũ trụ Sáng nay 7/11, tàu vũ trụ Soyuz-TMA đã được Nga phóng thành công, mang theo 3 nhà du hành người Nga, Nhật và Mỹ cùng ngọn đuốc Olympic 2014 vào vũ trụ. Đây là lần đầu tiên hành trình rước đuốc Olympic vươn cả ra ngoài trái đất. Hãng tin AFP dẫn lời Cơ quan vũ trụ liên bang Nga khẳng địnhvụ phóng...