Tên lửa Mỹ phát triển ‘nhắc nhở’ Nga khi INF đổ vỡ
Sau khi Mỹ tuyên bố bắt đầu phát triển tên lửa hành trình mới khi rút khỏi Hiệp ước INF, danh tính loại vũ khí đặc biệt này dần lộ diện.
Hãng Reuters ngày 11/3 dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Michelle Baldanza cho biết, Mỹ bắt đầu chế tạo tên lửa hành trình mới. “Chúng tôi bắt đầu khởi động dây chuyền sản xuất linh kiện hỗ trợ thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn hoạt trước đây bị coi là vi phạm Hiệp ước INF.
Tuy nhiên, quá trình này có thể đảo ngược nếu Nga tuân thủ hoàn toàn INF trước khi chúng tôi chính thức rút khỏi hiệp ước này vào tháng 8/2019″, vị phát ngôn viên này cho biết.
Hình ảnh được cho là Nga phóng 9M729.
Trong khi đó, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí Frank Rose cho biết, động thái sẵn sàng quay lại với INF là tín hiệu đầy thiện chí của Mỹ:
“Đây là tín hiệu chính trị, khẳng định Mỹ nghiêm túc trong việc theo đuổi phát triển hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất thế hệ mới, trừ khi Nga tuân thủ quy định trong hiệp ước”.
Mặc dù vậy, phía Mỹ không tiết lộ loại tên lửa nào Mỹ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên theo nguồn tin trang Popular Mechanics có được cho biết, thực tế không phải Lầu Năm Góc phát triển vũ khí hoàn toàn mới mà chỉ bắt tay vào hồi sinh và nâng cấp thêm một số tính năng mới cho tên lửa hành trình BGM-109G Gryphon (bị đóng băng khi Mỹ và Liên xô ký Hiệp ước INF).
Video đang HOT
Nếu thông tin này được Mỹ xác nhận thì có trong tương lai, Nga có thể phải đối mặt với loại vũ khí có thể mang được đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ tới 150 kiloton (sức công phá tương đương với bom hạt nhân B61-12) và có tầm bắn tối đa tới 2.500km.
Cùng với sức mạnh khủng khiếp, BGM-109G Gryphon có thể tấn công cực chính xác với CEP chỉ vào khoảng 30 – 35 m. Điểm nổi trội của Gryphon là khả năng bay thấp luồn lách bám địa hình, đây chính là bí quyết để vượt qua các đài radar cảnh báo sớm của Nga vốn tối ưu hóa cho việc phát hiện tên lửa đạn đạo ở tầm cao.
Nhưng nếu thông tin Mỹ hồi sinh BGM-109G Gryphon là thật thì tầm bắn của vũ khí này được đánh giá mới chỉ bằng 1/2 tên lửa 9M729 của Nga – phiên bản trên cạn của hệ thống Kalibr.
Về thiết kế, 9M729 được sản xuất theo nguyên lý khí động học thông thường với hai cánh được gấp lại trong thân khi di chuyển. 9M729 có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương bằng hành trình bay phức tạp với nhiều lần chuyển hướng ở độ cao rất thấp.
Điểm khác biệt duy nhất giúp 9M729 khẳng định được uy lực so với phiên bản Kalibr-NK lắp đặt trên tàu chiến chính là tầm bắn. Nếu như Kalibr-NK có tầm bắn tối đa khoảng 2.500 km thì 9M729 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến trên 5.400 km.
Ngoài đầu đạn thông thường, theo nguồn tin tình báo Mỹ, 9M729 còn được Nga phát triển với khả năng mang được đầu đạn hạt nhân.
Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và đồng minh châu Âu đang phát sốt với tên lửa 9M729 và đưa ra yêu cầu Nga ngừng phát triển với lý do vi phạm INF.
Hòa Bình
Theo Datviet
Nga triển khai tên lửa gần biên giới liên minh, NATO tuyên bố sẽ có "phương án ứng phó"
Phát biểu trước báo giới tại Warsaw, Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết, NATO đang chuẩn bị phương án ứng phó với việc Nga triển khai tên lửa di động có khả năng mang đầu đạn hạt nhân gần biên giới của liên mình.
"Tôi có thể nói rằng sẽ có phương án ứng phó "được phối hợp kỹ càng" từ NATO", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố.
Đặc biệt, ông Jens Stoltenberg một lần nữa cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), kêu gọi Moscow quay trở lại tuân thủ thỏa thuận.
Trong khi đó, ông Alexander Noy, thành viên Ủy ban Quốc phòng của nghị viện Đức cho rằng, Không hề có số liệu nào chứng tỏ mối đe dọa từ phía Nga nhắm vào NATO, cụ thể là các nước vùng Baltic.
"Mối đe dọa từ Nga thường xuyên xuất hiện trong các tuyên bố của chính giới phương Tây, mà nhiều nhất là chính khách các quốc gia Baltic và Ba Lan", ông Alexander Noy.
Theo ông Alexander Noy cho biết, vài tháng trước ông đã thực hiện cuộc khảo sát lớn trong Chính phủ với câu hỏi: Liệu Nga có đe dọa các nước NATO hay không. Theo lời ông, những câu trả lời ông nhận được là không có số liệu nào thể hiện sự tồn tại mối đe dọa từ phía Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Được biết, hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký ngày 8/12/1987 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6/1988. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km).
Ngày 1/2, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, với cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước trong nhiều năm khi triển khai các tên lửa phóng từ mặt đất trong phạm vi bị cấm.
Nga phủ nhận mọi vi phạm, cáo buộc ngược lại Mỹ vi phạm thoả thuận. Để đáp trả, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố hôm 2/2 rằng Nga cũng đình chỉ tham gia INF.
Ngày 4/3 vừa qua, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết, Nga có thể buộc phải triển khai các tên lửa có khả năng tấn công toàn bộ lục địa châu Âu nếu Mỹ triển khai vũ khí tương tự trong khu vực.
Hoàng Yên (T/h)
Theo Doisong&phapluat
Iran công bố tên lửa hành trình mới trong lễ kỉ niệm 40 năm cách mạng Hồi giáo Iran vừa công bố một loại tên lửa hành trình mới với tầm bắn 1.350km vào hôm 2-2-2019 để kỉ niệm 40 năm cách mạng Hồi giáo 1979. "Tên lửa hành trình Hoveizeh cần thời gian chuẩn bị rất ngắn và có thể bay ở tầm thấp. Nó là biểu tượng của niềm tin và tầm quan trọng của những thành tựu quốc...