Tên lửa Mỹ có thể vô hiệu mọi hệ thống phòng thủ
Tên lửa được trang bị công nghệ CHAMP có thể phóng xung sóng vi ba vào những tòa nhà cao tầng và làm bất lực thiết bị điện tử tarong đó.
Mỹ đã gia hạn hợp đồng trị giá 10 triệu USD với nhà thầu quốc phòng Raytheon để trang bị hệ thống tên lửa hành trình Boeing AGM-86B cùng với dàn phóng chống tên lửa sử dụng năng lượng sóng vi ba cao tần (CHAMP). Trong ảnh, máy bay chiến đấu A-10 của Mỹ phóng thử tên AGM-86B.
Hệ thống này, theo Tạp chí IHS Jane’s sẽ cho phép tên lửa vô hiệu hệ thống tác chiến/phòng thủ điện tử của kẻ thù trong khi bay.
Tên lửa được trang bị công nghệ CHAMP có thể phóng xung sóng vi ba vào những tòa nhà cao tầng và làm bất lực thiết bị điện tử bên trong đó. Ảnh mô tả hoạt động của hệ thống tên lửa CHAMP.
Năm 2012, Mỹ đã thử nghiệm thành công công nghệ trên. Ông Keith Coleman, một giám đốc phụ trách chương trình CHAMP-Phòng nghiên cứu và phát triển Công nghệ vũ khí hiện đại Phantom trực thuộc Tập đoàn Boeing vào thời điểm đó cho biết, công nghệ đánh dấu một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại. Ngày nay, chúng tôi đã biến khoa học viễn tưởng thành khoa học thực tế.
Video đang HOT
“Trong tương lai gần, công nghệ này sẽ được sử dụng để làm cho hệ thống dữ liệu và tác chiến điện tử của kẻ thù trở nên vô dụng, thậm chí trước khi nhóm bộ binh hoặc máy bay chiến đấu đến chi viện”, ông Coleman khẳng định.
Theo “quảng cáo”, hệ thống CHAMP có khả năng “hạ đo ván” hệ thống phát hiện mục tiêu bằng sóng vô tuyến hoặc phòng thủ tên lửa của kẻ thù, ngoài ra, phần cứng quân sự này có mạch điện dự phòng và có khả năng chống vũ khí giống như xung điện từ (electromagnetic pulse-EMP).
Quân đội Mỹ cho biết họ phát triển vũ khí công nghệ cao nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, không để “thụt lùi” so với các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Nga, và muốn sử dụng vũ khí tối tân để nhổ tận gốc các tổ chức khủng bố.
Máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ phóng thử tên lửa AGM-86B. (Nguồn: CAND)
1/8
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ đã sẵn sàng đưa THAAD đến Hàn Quốc?
Mỹ quyết định chi 640 triệu USD để mua thêm hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD.
"Trong yêu cầu ngân sách năm tài khóa 2017, Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu 370 triệu USD để mua thiết bị THAAD và thêm 270 triệu USD nữa cho việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá", một đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, Phó Đô đốc James Syring, Lầu Năm Góc có kế hoạch tiếp tục mua sắm các hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD trong 5 năm tới, với tổng số hơn 400 tên lửa.
Dù Mỹ không nói những hệ thống THAAD mua mới này sẽ được triển khai đến đâu, tuy nhiên theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap hồi đầu tháng 1/2016 cho biết, trong năm 2016, hệ thống THAAD đầu tiên sẽ hiện diện tại quốc gia này.
Căn cứ vào thông tin này, gần như chắc chắn rằng những hệ thống THAAD mua mới của Mỹ sẽ được đưa đến bán đảo Triều Tiên bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Triều Tiên và của cả Nga.
Trước động thái này của Mỹ, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh: "Điều Mỹ tìm kiếm trong hoạt động triển khai này là nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi để kiềm chế Trung Quốc và Nga- hai đối thủ chiến lược của Washington- theo đuổi chiến lược thống trị thế giới."
Hệ thống THAAD.
Theo nguồn tin này, việc triển khai THAAD sẽ "thiết lập một cơ cấu Chiến tranh Lạnh mới ở Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên sẽ một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ trở thành chiến trường của các cường quốc."
Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc - Khâu Quốc Hồng cũng cho rằng chính Bắc Kinh chứ không phải một nước nào khác là mục đích của kế hoạch này. Theo ông Hồng: "Việc làm này có thể làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul".
Trung Quốc phản ứng
Từ kết quả phân tích nói trên cho thấy, mục tiêu cần đối phó khi hệ thống THAAD đến Hàn Quốc gần như chắc chắn không phải là Triều Tiên và đây chính là điều khiến Trung Quốc lo ngại nhất.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho hay, Trung Quốc có lập trường nhất quán, rõ ràng trong vấn đề phòng thủ tên lửa. Bất kỳ nước nào khi tìm kiếm an ninh của mình đều cần cân nhắc lợi ích an ninh của các nước khác và hòa bình, ổn định khu vực. Tình hình bán đảo hiện nay rất nhạy cảm, hy vọng các nước liên quan xử lý thận trọng vấn đề liên quan.
The Korea Times đầu tháng 3/2016 đưa tin, Trung Quốc thậm chí đe dọa, nếu Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ THAAD ở Hàn Quốc thì Trung Quốc sẽ sử dụng các biện pháp kinh tế để trả đũa.
Ngoài ra, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hồi cuối năm 2015 dẫn lời một quan chức cấp cao của Trung Quốc là Teng Jianqun cảnh báo Bắc Kinh có thể gia tăng các đầu đạn hạt nhân trong trường hợp hệ thống THAAD của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc.
Ông này cho rằng vấn đề triển khai THAAD tại Hàn Quốc đã trở thành "một lựa chọn khó khăn" cho Seoul trong việc cân bằng quan hệ song phương với Washington và Bắc Kinh.
Trong bài viết đăng trên trang của Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc gần đây, Teng viết: "Việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc sẽ là phép thử đối với các mối quan hệ giữa Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là Nga".
Teng cảnh báo: "Đây không đơn thuần là một dự án quân sự vì lợi ích của Hàn Quốc và an ninh của Mỹ. Nếu cần thiết, Trung Quốc sẽ có một số biện pháp mạnh mẽ để chống lại sức mạnh của chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, bao gồm cả việc nâng cấp và tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và thông thường của mình".
Trung Quốc đã nhiều lần công khai phản đối việc Mỹ triển khai THAAD tại Hàn Quốc nhưng có thể nói đây là lần đầu tiên việc sử dụng sức ép từ vũ khí hạt nhân được nêu lên.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ chi 640 triệu USD mua các khẩu đội phòng thủ tên lửa THAAD mới Theo truyền thông Mỹ, bộ quốc phòng nước này có kế hoạch sẽ chi 640 triệu USD để mua thêm các khẩu đội tên lửa Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trong bối cảnh ngày càng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa tên lửa đạn đạo. "Trong yêu cầu ngân sách năm tài khóa 2017, Bộ Quốc...