“Tên lửa giá rẻ Trung Quốc thừa sức ‘quét sạch’ Hải quân Mỹ”
Đáp trả sự công kích của giới chuyên gia Mỹ, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng nếu xung đột bùng nổ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc có thể đánh bại Hải quân Mỹ chỉ bằng số tên lửa chống hạm giá rẻ.
Nhận định của Thời báo Hoàn Cầu được đưa ra sau khi tờ New York Times đăng tải bài phân tích của chuyên gia Gregg Easterbrook hôm 9/3.
Không đồng tình với những đánh giá của ông Easterbrook về sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu bình luận Trung Quốc không cần phải xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh mới có thể đánh bại Mỹ trong một cuộc chiến khu vực. Bởi chỉ với các tên lửa chống hạm giá rẻ, Hải quân Trung Quốc đã đủ khả năng làm tê liệt hoạt động đi lại tự do của Hải quân Mỹ trên khu vực Biển Đông.
Thậm chí, Trung Quốc sẵn sàng phóng 1.000 quả tên lửa để bắn trúng một tàu sân bay của Mỹ, theo Thời báo Hoàn Cầu.
Chuyên gia Easterbrook đánh giá tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã lỗi thời.
Trước đó, bài báo của ông Easterbrook cho rằng năng lực của Hải quân Trung Quốc hiện chỉ dựa vào một chiếc tàu sân bay đã lỗi thời là Liêu Ninh và hai chiếc tàu đang khác đang được đóng theo như nhiều lời đồn.
Tuy nhiên, ông Easterbrook nhấn mạnh cả hai chiếc tàu sân bay mới cũng sẽ không thể trở thành siêu tàu sân bay hạt nhân. Ngoài ra, chuyên gia Easterbrook còn đặt ra câu hỏi liệu rằng hai chiếc tàu sân bay nội địa của Trung Quốc có khả năng chinh phục những vùng “biển xanh”, nơi Hải quân Mỹ đang thống trị.
Cũng theo ông Easterbrook, Hải quân Mỹ đang có sức mạnh vượt trội hơn mọi lực lượng hải quân trên thế giới khi nắm trong tay một số lượng lớn tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, chiến đấu cơ, tàu chiến mặt nước, tên lửa và hậu cần hùng hậu.
Thậm chí, ông Easterbrook cho rằng giới chuyên gia Mỹ không cần so sánh năng lực hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc. Bởi thực tế, công nghệ đóng tàu sân bay của Trung Quốc còn quá thô sơ so với Mỹ trong khi, mức độ hoạt động hiệu quả của các tàu ngầm Trung Quốc thì chưa được kiểm chứng. Thậm chí, chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc từng tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa chống hạm trong thực tế.
Video đang HOT
“Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc cảm thấy bất an khi Bắc Kinh chú trọng đầu tư phát triển cho lực lượng Hải quân để hiện thực hóa âm mưu bá chủ trên khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc không thể tạo ra bất cứ mối đe dọa trực tiếp nào tới an ninh của nước Mỹ cũng như sự thống trị của Washington trên nhiều vùng biển”, ông Easterbrook viết.
Còn theo tờ Want China Times, không thể phủ nhận rằng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã không ngừng tăng chi tiêu cho ngân sách quốc phòng. Theo đó, ngân sách quốc phòng thường niên của Trung Quốc hiện vào khoảng 150 tỷ USD nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới sau Mỹ.
Năng lực của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng trong thực tế.
Điển hình, Bắc Kinh đã cho triển khai hệ thống vệ tinh định vị thế hệ thứ hai Bắc Đẩu nhằm tăng cường sức mạnh kiểm soát tại khu vực Chuỗi đảo thứ nhất trên Thái Bình Dương cũng như nâng cao khả năng triển khai các tên lửa đạn đạo tấn công.
Tiếp bước theo Mỹ và Nga, Trung Quốc đang chứng minh khả năng phát triển các loại vũ khí chống vệ tinh. Ngoài ra, trình độ của các tin tặc Trung Quốc cũng ngày càng tinh vi hơn, khi thường xuyên thâm nhập vào hệ thống bí mật của Mỹ và Nhật Bản. Đáng nói, quân đội Trung Quốc đã phối hợp với các công ty tư nhân để nâng cao năng lực chiến tranh mạng.
Tuy nhiên, mới đây, ông Dennis Blasko, một cựu chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu về quân đội Trung Quốc đã lên danh sách 10 lý do khiến quân đội Trung Quốc không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến hiện đại. Một trong những lý do này là năng lực yếu kém của các tướng chỉ huy và quân nhân, đào tạo thiếu thực tế cũng như thiếu kinh nghiệm chiến đấu.
Tờ The Economist nhấn mạnh dù Trung Quốc đang cố gắng diệt trừ tận gốc vấn nạn tham nhũng trong quân đội, nhưng không có gì đảm bảo cho quân đội nước này có thể giành chiến thắng bởi một cơ chế quan liêu vẫn đang tồn tại.
Trong khi đó, Viện nghiên cứu chính sách của chính phủ Mỹ Rand Corporation cho rằng Trung Quốc đang sở hữu không ít vũ khí hiện đại nhưng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Trong một hội nghị do Viện Brookings của Mỹ tổ chức mới đây, giới học giả cho rằng Đài Loan vẫn đang đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược của Trung Quốc bởi lâu nay Bắc Kinh luôn lo ngại về khả năng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không ngừng tăng cường khả năng tấn công cho lực lượng tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và chiến đấu cơ để đe dọa các nước láng giềng trong khu vực.
Trong bối cảnh Trung Quốc đổ tiền của vào phát triển sức mạnh quân sự, thách thức lớn nhất hiện nay với Mỹ là phản ứng ra sao trước động thái bành trướng của Trung Quốc tại những khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông.
Để trấn an đồng minh, Bộ Quốc phòng Mỹ và giới nghiên cứu nước này vẫn một mực khẳng định xét về mức độ hiện đại quân sự, Mỹ vẫn vượt trội hơn hẳn so với Trung Quốc.
Theo Infonet
Trung Quốc sẽ xây căn cứ tàu sân bay tương lai ở đâu?
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc cần ít nhất 4 căn cứ tàu sân bay tương lai, trong đó có 2 căn cứ chính và 2 căn cứ hỗ trợ.
Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Kyodo
Thời gian gần đây, cư dân mạng Trung Quốc đang sôi nổi thảo luận địa điểm mà chính phủ của họ sẽ lựa chọn để xây dựng căn cứ cho các tàu sân bay tương lai.
Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn của quân đội Trung Quốc Yang Yujun nói với thời báo Hoàn Cầu rằng, người dân Trung Quốc nên kiên nhẫn chờ đợi.
Hoàn Cầu cho biết, sau khi quân đội Trung Quốc tuyên bố kế hoạch đưa vào hoạt động tổng cộng 4 tàu sân bay trong tương lai, các chuyên gia cho rằng nước này sẽ cần ít nhất 4 căn cứ.
Quần đảo Chu San ngoài khơi tỉnh Chiết Giang và thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam được cho là những địa điểm tiềm năng nhất để xây 2 căn cứ tàu sân bay trọng yếu cho Hạm đội Đông Hải và Nam Hải của Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay Liêu Ninh rời căn cứ ở Thanh Đảo để tham gia một đợt huấn luyện. Ảnh: Sina
Bên cạnh đó, thêm 2 căn cứ tàu sân bay hỗ trợ có thể được xây dựng.
Thanh Đảo, nơi đặt căn cứ của Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc hiện nay, có thể sẽ là 1 trong 2 căn cứ này.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, căn cứ còn lại có thể được xây dựng bên ngoài Trung Quốc.
Ông Yang cho biết, còn nhiều yếu tố phải cân nhắc trước khi quân đội Trung Quốc chọn địa điểm để xây căn cứ tàu sân bay.
Để quyết định xem địa điểm nào thích hợp cho các hoạt động của biên đội tàu sân bay, theo ông Yang, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố địa hình, con người và tình trạng kinh tế của từng nơi.
Ông Yang kêu gọi các cư dân mạng Trung Quốc: "Hãy chờ đợi, các bạn sẽ biết căn cứ tàu sân bay tương lai của chúng ta ở đâu".
Hoàn Cầu cho hay, quần đảo Chu San được đánh giá là một địa điểm tiềm năng để đặt căn cứ tàu sân bay Trung Quốc do vị trí tương đối gần với Đài Loan và Nhật Bản.
Khi khởi hành từ Chu San, biên đội tàu sân bay Trung Quốc có thể xâm nhập vào chuỗi đảo thứ nhất trên Thái Bình Dương (kéo dài từ Alaska tới Philippines).
Trong khi đó, theo Hoàn Cầu, căn cứ tại Tam Á có thể giúp Trung Quốc triển khai sức mạnh hải quân vào Ấn Độ Dương.
Theo Đại Lộ
Tàu ngầm Trung Quốc bị rò nước ở Ấn Độ Dương Mạng tin "Thời báo Hoàn cầu" thuộc "Nhân dân nhật báo", cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin một tàu ngầm thông thường thuộc phiên chế của Hạm đội Nam Hải đã gặp phải sự cố rò nước ngập các khoang, gây chập điện trong lúc tuần tiễu tại Ấn Độ Dương. Sự việc trên xảy ra khoảng...