Tên lửa đối không Trung Quốc “xưng bá” ở Đông Phi
Với tầm bắn xa tới 50km, tham chiến cùng lúc 12 mục tiêu, tên lửa Thiên Long 50 mà TQ bán cho Rwanda được xem là mạnh nhất vùng Đông Phi.
Tạp chí Khán Hòa tiết lộ, Trung Quốc đã xuất khẩu thành công tên lửa đất đối không Thiên Long 50 (Sky Dragon 50) cho một nước Đông Phi (khả năng cao là Rwanda). Đây là tên lửa đất đối không thế hệ mới được phát triển trên cơ sở thiết kế không đối không PL12, tầm bắn 3-50km, bắn cao 30m tới 20km và đã được phê chuẩn xuất khẩu từ 2 năm trước. Nhưng theo tạp chí này thì số lượng thiết bị phóng mà Rwanda mua sẽ rất hạn chế.
Xe phóng tên lửa Thiên Long 50 do Trung Quốc chế tạo.
Tên lửa Thiên Long 50 được cho là tên lửa đất đối không mạnh nhất có khả năng tác chiến tại khu vực Đông Phi. Đơn vị phóng nhỏ nhất của loại tên lửa này là 4 xe phóng, cho nên số lượng mà đất nước này mua không thể dưới 4 xe, nếu không cũng sẽ vô tác dụng.
Lý do Lục quân và Hải quân Trung Quốc không trang bị tên lửa Thiên Long mà lại lựa chọn tên lửa đất đối không có cùng tầm bắn khác là HQ-16, nguyên nhân chủ yếu Quân đội Trung Quốc đều sử dụng công nghệ phóng thẳng đứng, trong khi tên lửa Thiên Long 50 hiện vẫn chưa có kiểu phóng thẳng đứng, mà chỉ sử dụng phóng nghiêng.
Theo thiết kế, mỗi xe phóng có 4 ống phóng và 1 radar theo dõi IBIS150 3D, với khoảng cách tìm kiếm là 130km, có thể đồng thời theo dõi cùng lúc 144 mục tiêu. Mỗi khẩu đội có 3 đến 6 xe phóng, với 12 quả tên lửa Thiên Long có thể đồng thời tham chiến 12 mục tiêu trên không.
Video đang HOT
Theo kỹ sư của dự án tên lửa Thiên Long, tên lửa này có thể thay đổi trận địa trong vòng 15 phút, thời gian phản ứng thông thường của toàn bộ hệ thống là 20 giây. Khoảng cách xe phóng và xe chỉ huy có thể cách nhau 5km.
Do tên lửa PL-12 sử dụng phương thức dẫn đường radar chủ động, cho nên tên lửa Thiên Long 50 cũng có khả năng “bắn và quên” (fire and forget), quá tải tối đa là 38G.
Theo Kiến Thức
Mỹ nâng cấp F-22 để mang phóng tên lửa AIM-9X
Dự kiến đến năm 2017, các máy bay F-22 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn tối tân AIM-9X.
Dự kiến đến năm 2017, các máy bay F-22 sẽ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn tối tân AIM-9X.
Lockheed Martin đã kí một hợp đồng trị giá 33,4 triệu USD để chỉnh sửa lại máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor có thể mang các tên lửa không đối không AIM-9X của Raytheon.
Hợp đồng được Bộ Quốc phòngMỹ công bố này 24/10 đã cho thấy: Lockheed Martin sẽ nâng cấp 220 ray phóng CRL của AIM-9 để tương thích với phiên bản AIM-9X.
Quá trình nâng cấp sẽ được thực hiện tại Fort Worth, Texas, và dự kiến sẽ hoàn thành ngày 28/2/2017.
Các tên lửa AIM-9X vẫn giữ động cơ và đầu đạn cũ như các phiên bản trước, song có sự thay đổi ở cánh mũi ở phía trước và cánh đuôi nhỏ hơn. Tên lửa được tích hợp hệ thống lái mới để tăng khả năng vận động của tên lửa. Hệ đạo hàng (dẫn đường) của tên lửa được thiết kế lại với đầu dò ảnh nhiệt, cũng như tương thích với màn hình gắn trên mũ bay của phi công JHMCS (Joint Helmet-Mounted Cueing System).
F-22 phóng tên lửa AIM-9.
Jane"s bình luận
AIM-9 Sidewinder đã được sử dụng trên nhiều loại máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ như: F-15C Eagle, F-15E Strike Eagle, F/A-18A Hornet, F/A-18C/D Hornet, F/A-18E/F Super Hornet của Boeing, hay F-16 Fighting Falcon của Lockheed Martin. Gần đây, phiên bản AIM-9X tiếp tục được tích hợp cho chiếc F-35 Lightning II Joint Strike Fighter (JSF) của Lockheed Martin. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của loại tên lửa đối không tầm ngắn này.
Dù là "cái đinh" trong lực lượng Không quân Mỹ, nhưng việc trang bị AIM-9X cho F-22 đã bị trì hoãn vào năm 2012. Theo đó, Bộ Quốc phòng đã quyết định thay đổi thời điểm trang bị từ năm 2015 sang năm 2017.
Tên lửa không đối không AIM-9X.
Một trong những lý do chính cho sự chậm trễ này là phiên bản AIM-9X Block I đang thiếu khả năng khóa mục tiêu trước khi phóng khi tên lửa nằm trong thân máy bay tàng hình. Khả năng này dự kiến sẽ có trên phiên bản Block II.
Một lí do khác là AIM-9X sẽ không thể phát huy đầy đủ "công lực" khi thiếu JHMCS. Mà F-22 sẽ chỉ được trang bị JHMCS kể từ năm 2017 với gói nâng cấp 3.2 (bao gồm các tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X, tên lửa đối không tầm trung AIM-120D và các loại bom khác nhau). Thậm chí, có tin cho hay JHMCS sẽ được hoãn lại cho đến gói nâng cấp 3.3. Nhưng dù sao thì AIM-9X cũng đã là bước tiến lớn trong trang bị đối không của F-22.
Theo IHS Jane Air-Launched Weapons, ban đầu AIM-9X chỉ được dự kiến trang bị trên phiên bản cuối cùng của là F-22 Block 35 (mà đã có 87 chiếc được chế tạo), song hiện kế hoạch này đã được thay đổi để trang bị cho cả 63 chiếc F-22 Block 30.
Thanh Hoa
Theo_Kiến Thức
Bắt 2 người Iran nghi là khủng bố Giới chức Kenya ngày 19/9 cho biết đã bắt giữ 2 nam giới được tin là người Iran quá cảnh qua quốc gia đông Phi này bằng hộ chiếu giả, trong bối cảnh lo ngại khủng bố gia tăng. An ninh tại sân bay quốc tế Jomo Kenyatta đang được thắt chặt Một sỹ quan lực lượng chống khủng bố Kenya khẳng định...