Tên lửa đẩy Trung Quốc tiếp tục “lấn sân” của Mỹ
Sau khi &’chinh phục’ thị trường Nam Mỹ bằng vũ khí, Trung Quốc tiếp tục &’lấn sân’ Mỹ khi chào bán tên lửa đẩy thế hệ mới tại Brazil.
Chinh phục
Được biết, tại Triễn lãm Quốc phòng và An ninh quốc tế LAAD khai mạc hôm qua ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil lần đầu tiên Trung Quốc giới thiệu loại tên lửa đẩy thế hệ mới Trường Chinh 7 đến thị trường Nam Mỹ.
“Đây là lần đầu tiên chúng tôi ra mắt tên lửa đẩy tầm xa Trường Chinh 7 ở một triển lãm nước ngoài,” Li Tongyu, người phụ trách các sản phẩm hàng không vũ trụ của Viện Công nghệ Thiết bị phóng Trung Quốc (CALVT).
Hiện nay, CALVT là nhà phát triển tên lửa lớn của Trung Quốc, công ty con của Tập đoàn Khoa học Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc. “Nam Mỹ là nơi đầu tiên chúng tôi muốn quảng bá sản phẩm, do đó, chúng tôi hy vọng, tên lửa thế hệ mới sẽ thu hút khách hàng mới,” ông Li nói.
Tại triển lãm này, ngoài tên lửa Trường Chinh 7, CALVT còn giới thiệu 7 hệ thống tên lửa khác bao gồm cả tên lửa Trường Chinh 5 và tên lửa Trường Chinh 3B.
Triễn lãm Quốc phòng và An ninh quốc tế LAAD khai mạc ngày 14/4 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil và sẽ diễn ra trong 4 ngày. Đây là triển lãm lớn nhất Nam Mỹ về sản phẩm công nghệ và quốc phòng, diễn ra hai năm một lần.
“Chúng tôi đã dùng Trường Chinh để phóng vệ tinh cho Venezuela và Bolivia. Thông qua triển lãm này, chúng tôi muốn giới thiệu tên lửa thế hệ mới dòng Trường Chinh 5 và Trường Chinh 7 tới các công ty vệ tinh quốc tế,” ông Li cho biết.
Video đang HOT
Tên lửa đẩy Trường Chinh 7
Hiện nay, thị trường tên lửa đẩy thương mại chủ yếu do Mỹ, Nga và Pháp làm chủ. Theo ông Li, Trung Quốc đặt mục tiêu giành được 10% thị trường vệ tinh quốc tế và 15% thị trường tên lửa phóng thương mại vào cuối năm nay.
Theo giới thiệu của CALVT, tên lửa Trường Chinh 5 có chiều dài gần 57 m, đường kính 5m, trọng lượng phóng có thể lên tới 800 tấn. Tên lửa này có tải trọng từ 14-25 tấn, tương đương với những tên lửa đẩy hiện đại của Mỹ như Delta IV hay Altlas V.
Trong khi đó, Trường Chinh 7 là một tên lửa đẩy tầm xa, dự kiến sẽ đưa tàu vũ trụ không người lái Thiên Châu 1 lên vũ trụ năm 2016.
Nam Mỹ biến thành &’sân nhà’ của vũ khí Trung Quốc
Nếu chiến lược chinh phục Nam Mỹ bằng thế hệ tên lửa đẩy mới của Trung Quốc thành công thì châu Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào công nghệ đến từ Bắc Kinh sau vũ khí.
Theo Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, hồi tháng 1/2015 đã diễn ra lễ ký hàng loạt thỏa thuận ghi nhớ về các chương trình hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Buenos Aires, trong một cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước tại thủ đô Trung Quốc.
Cả Argentina và Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các chương trình hợp tác kỹ thuật công nghệ và công nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước. Với trọng tâm là chương trình phát triển ngành công nghiệp hàng hải của Argentina trong việc đóng mới các loại tuần tra ven biển và tàu lai dắt cho Hải quân Argentina.
Chiến đấu cơ rẻ tiền do Trung Quốc chế tạo đang tìm chỗ đứng tại Nam Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang thương lượng bán cho Argentina 5 hộ vệ tên lửa lớp P-18N có lượng giãn nước 1.800 tấn, hai trong số năm tàu này sẽ được đóng tại Trung Quốc và ba chiếc còn lại sẽ được đóng ở Argentina
Bắc Kinh cũng sẽ hỗ trợ cho Argentina sản xuất dòng xe thiết giáp chở quân VN1 88 do Tổng công ty công nghiệp quốc phòng Norinco của Trung Quốc thiết kế tại nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây Bộ trưởng quốc phòng Argentina – Augustin Rossi cho biết, Argentina sẽ bắt đầu sản xuất dòng xe thiết giáp VN1 trong thời gian sắp tới và cũng sẽ chào bán loại xe thiết giáp này cho quốc gia Mỹ Latinh khác.
Và nếu điều này thành hiện thực thì thương vụ mua các xe thiết giáp chở quân bánh lốp VBTP-MR Guarani giữa Argentina và Brazil chắc chắn sẽ sụp đổ.
Tuy nhiên, các chương trình hợp tác này quân sự này còn chưa kể tới việc Argentina quan tâm tới các dòng máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất. Theo đó Buenos Aires đang thương lượng với phía Trung Quốc về việc mua khoảng 14 máy bay tiêm kích đa năng J-10 hoặc FC-1 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô của Trung Quốc chế tạo.
Nhiều nguồn tin còn cho biết rằng, các công ty công nghiệp hàng không của Argentina còn muốn sở hữu dây chuyền sản xuất FC-1 tại nước này với kế hoạch phát triển tương tự như xe thiết giáp chở quân VN1.
Mặt khác, có một rào cản hiện tại là lực lượng máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Argentina đều do châu Âu sản xuất như Dassault Mirage 2000 hay Dassault Mirage F1, và việc đưa vào trang bị các máy bay chiến đấu của Trung Quốc chế tạo sẽ là một thách thức không hề nhỏ cho lực lượng hậu cần kỹ thuật của nước này.
Bên cạnh đó ngân sách quốc phòng hiện tại của Argentina cũng chưa chắc có thể mua số máy bay này nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Chưa dừng ở đó, mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Argentina và Trung Quốc cũng được đẩy lên một nấc thang mới khi Bắc Kinh sẽ xây dựng một trạm theo dõi không gian và kiểm soát trên không mới tại tỉnh Neuquen, miền Nam Argentina.
Đối với Trung Quốc, việc xây dựng trạm theo dõi này có ý nghĩa khá quan trọng khi mà số lượng vệ tinh của nước này ngày càng tăng đi cùng với đó là việc mở rộng các trung tâm quản lý mạng lưới vệ tinh, hay tiến xa hơn là các chương trình du hành không gian và thám hiểm mặt trăng của Trung Quốc.
Có một điều đáng lưu ý, Buenos Aires cũng sẽ được phép truy cập vào các hệ thống thông tin chiến lược từ các vệ tinh giám sát không gian do Trung Quốc quản lý.
Mặc dù, vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức gì về các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Trung Quốc và Argentina, hay khả năng thanh khoản của Argentina về các gói vay vốn ưu đãi để mua sắm vũ khí từ Trung Quốc. Dù vậy bỏ qua các trở ngại mối quan hệ chiến lược giữa Bắc Kinh và Buenos Aires vẫn đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết.
Theo Đất Việt