Tên lửa ‘dấu chấm hết’ của Nga đã có đối thủ xứng tầm?
Tên lửa mà Trung Quốc mới đây vừa thử nghiệm được cho là vũ khí mạnh ngang ngửa với tên lửa “dấu chấm hết” Kinzhal của Nga.
Một nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc cho biết, tên lửa mới này của Trung Quốc đã được tích hợp trên oanh tạc cơ chiến lược Xian H-6K để tiến hành thử nghiệm. Loại tên lửa này có thể mang theo cả đầu đạn thường và đầu đạn hạt nhân.
Theo tình báo Mỹ cho biết, hồi đầu năm nay không quân Trung Quốc đã cho tiến hành ít nhất 5 cuộc thử nghiệm đối với tên lửa CH-AS-X-13, loại tên lửa đạn đạo hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn có tầm bắn 3.000 km.
Tên lửa CH-AS-X-13 được cho là một biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 của Trung Quốc. Giới chuyên gia Mỹ cho rằng, tên lửa CH-AS-X-13 đủ sức vươn tới lãnh thổ Mỹ và sẽ được đưa vào biên chế từ năm 2025.
Tên lửa Trung Quốc có sức mạnh ghê gớm vừa được thử nghiệm. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Tuy nhiên, các nhà quan sát lại cho rằng, loại tên lửa mới được Trung Quốc phóng thử thành công là CJ-10K. Đây là loại tên lửa tấn công mặt đất thế hệ thứ hai và là biến thể của Kh-55. Trong đó tên lửa Kh-55 là tên lửa hành trình được Nga phát triển từ những năm 1980 thời kỳ vẫn còn là Liên Xô.
Nói tới công nghệ chế tạo cũng như kỹ thuật sao chép tên lửa của Trung Quốc, các chuyên gia quân sự thế giới cho biết, sự tan rã của Liên bang Xô viết là cơ hội trời cho để Trung Quốc tiếp cận và bắt chước nhiều công nghệ tiên tiến của Nga, trong đó có việc chế tạo các loại tên lửa hiện đại được khai thác từ “bộ não” của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine, một trong những nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây.
Tình hình Syria căng thẳng leo thang, Mỹ lại cho vũ khí &’lờn vờn’ sát Nga(VietQ.vn) – Máy bay trinh sát RC-135V là vũ khí có khả năng trinh sát và đánh chặn cực hiệu quả do Mỹ chế tạo.
Tuy nhiên, một nhận định khác do báo Sputnik dẫn nghiên cứu của tờ The National Interest (Mỹ) lại cho rằng “tất cả những tiến bộ của Trung Quốc trong lĩnh vực tên lửa và động cơ tên lửa đều có ảnh hưởng của các kỹ sư Ukraine”.
Thực tế theo Charlie Gao, Trung Quốc đã thuê các kỹ sư Ukraine và Liên Xô để lợi dụng những khả năng của họ. Từ khi Ukraine tuyên bố từ bỏ việc sở hữu vũ khí hạt nhân năm 1994, nhiều kỹ sư am hiểu về lĩnh vực vũ khí đã là đối tượng săn đón của Trung Quốc.
Theo tác giả Charlie Gao, dù không có những bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng của Ukraine trong các dự án quốc phòng khác của Trung Quốc nhưng có thể thấy những sự trùng hợp đáng ngờ.
Thực tế rằng, giới chức quân sự đã thấy sự giống nhau giữa nhiều loại tên lửa khác của Trung Quốc và những tên lửa của Nga. Vì thế Charlie Gao khẳng định rằng Ukraine đã có ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác trong sự phát triển các tên lửa liên lục địa của Trung Quốc.
An Dương (T/h)
Theo vietq
Trung Quốc thử tên lửa hành trình tầm bắn bao phủ căn cứ Mỹ ở châu Á
Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải đoạn video về một thử tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân DF-10, hay còn được gọi là "Trường Kiếm".
Tên lửa DF-10 (Ảnh: Army Recognition)
Theo People's Daily, truyền thông Trung Quốc ngày 28/2 đã đăng tải đoạn video cho thấy 6 tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân DF-10 được phóng đi từ xe chuyên dụng. Trong video, 2 bệ phóng đã lần lượt bắn ra mỗi bệ 3 quả tên lửa.
Theo Sputnik, DF-10, hay còn được gọi là "Trường Kiếm" có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 500 kg, đạt tầm bắn 1.500 km, nghĩa là nó có thể bao phủ các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Tên lửa DF-10 có thể được triển khai trên xe phóng chuyên dụng, tàu ngầm hoặc tàu chiến.
Ngoài ra DF-10 còn được áp dụng công nghệ tàng hình, tốc độ siêu thanh và khả năng tấn công tàu chiến trên mặt nước.
Tên lửa DF-10, còn được biết đến với tên gọi CJ-10, là dòng tên lửa hành trình do Viện công nghệ tên lửa ARMT của Trung Quốc phát triển. Nó bắt đầu nhận được sự quan tâm từ các chuyên gia phân tích quân sự thế giới kể từ khi xuất hiện tại lễ duyệt binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Trung Quốc vào năm 2009.
Nhà phân tích Nga Vasiliy Kashin nhận định DF-10 dường như được phát triển dựa trên các mẩu tên lửa Tomahawk của Mỹ thu được ở Afghanistan và Pakistan. Cũng có những ý kiến nhận định nguyên mẫu của tên lửa hành trình này dường như là tên lửa hành trình Kh-55 do Nga chế tạo.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Trung Quốc cải tiến tên lửa 'sát thủ tàu sân bay' Phiên bản cải tiến của tên lửa chống hạm DF-21D Trung Quốc được cho là có thể vô hiệu hóa một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Tên lửa DF-21D của Trung Quốc có khả năng tiêu diệt tàu sân bay từ khoảng cách 1.500 km. Ảnh: Defense News. Một lữ đoàn đặc nhiệm thuộc Lực lượng Tên lửa Trung Quốc đang...