Tên lửa đạn đạo DF-16 Trung Quốc đáng ngại cỡ nào?
Tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-16 của Trung Quốc không chỉ có thể tấn công căn cứ, thành phố mà còn cả tàu sân bay Mỹ, Nhật Bản.
Vào tháng 9/2014, Quân đoàn Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa Trung Quốc) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo DF-16 thế hệ mới tại trường bắn ở Tân Cương. Đây là tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm ngắn thế hệ được thiết kế để có khả năng đột phá, xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-2/3 mà Đài Loan mua của Mỹ.
Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo DF-16.
Tạp chí Khán Hòa bình luận, với tầm bắn hiệu quả lên tới 1.000km, DF-16 có thể bao phụ toàn bộ mục tiêu nằm ở quần đảo Okinawa, Kyushi của Nhật Bản và mục tiêu căn cứ quân sự Mỹ đóng ở Hàn Quốc. Ngoài ra, với sự cơ động cao, DF-16 có thể triển khai trên các vùng núi tấn công mục tiêu ở Ấn Độ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Tên lửa này có thể tấn công các sân bay quân sự khu vực phía Bắc Ấn Độ.
Trước khi DF-16 ra đời, đảm nhiệm vai trò này là các tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 có cự ly bắn tới 1.800km để tấn công mục tiêu ngoài tầm 600km.
Không chỉ có thể tấn công mục tiêu diện, Khán Hòa còn cho rằng, tên lửa đạn đạo DF-16 có thể tạo thành mối đe dọa lớn với cụm tàu sân bay Mỹ và tàu sân bay trực thăng Nhật Bản.
Video đang HOT
Sở dĩ Khán Hòa đưa ra khẳng định này là do thiết kế đầu đạn của DF-16 theo kiểu đạn chùm (nhiều đạn nhỏ tấn công đa mục tiêu trong phạm vi nhất định). Trong cuộc thử vào tháng 5/2013, người ta phát hiện rằng khu vực mục tiêu kích thước 94×59m mà DF-16 tấn công có hơn 17 mảnh đạn, khoảng cách giữa những mảnh đạn này là 21m, 14m hoặc 11m, khoảng cách gần nhất chỉ có 5m. Những số liệu này có thể giúp chúng ta đoán được độ chính xác tấn công của tên lửa DF-16 là dưới 50m. Như vậy, nó hoàn toàn có thể tạo thành mối đe dọa với các mục tiêu tàu chiến Mỹ, Nhật trên biển. Ngoài ra, DF-16 còn được trang bị hệ thống dẫn đường kiểu so sánh hình ảnh hoặc radar pha cuối tăng độ chính xác.
Trên mỗi xe phóng tự hành (TEL) mang được 2 đạn tên lửa DF-16.
Theo các hình ảnh được truyền thông Trung Quốc công bố, đạn tên lửa DF-16 được đặt trên xe phóng tự hành bánh lốp 1010 WS2500 do tập đoàn Vạn Sơn chế tạo. WS2500 dài 15,45m, nặng 21,3 tấn, rộng 3,05m, tốc độ tối đa 75km/giờ.
Về kích thước đạn tên lửa, DF-16 có chiều dài và đường kính thân lớn hơn DF-15, khoảng 11m và 1,2m (DF-15 là 9,1m và 1m). Giả sử tỷ lệ tiêu hao nhiên liệu của DF-16 cao hơn DF-15 là 19 – 20%, như vậy tầm bắn hiệu quả của nó phải hơn 800km, tầm bắn thực tế có thể đạt 1.000km. Tên lửa DF-16 rõ ràng được trang bi động cơ đẩy kiểu mới, vỏ tên lửa được làm bằng vật liệu tiên tiến, do đó trọng lượng tương đối nhẹ.
Theo Kiến Thức
Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện?
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng.
Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C - loại vũ khí vốn mới được báo chí Trung Quốc tung hô là "sát thủ Guam" thời gian gần đây.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc vô tình hay cố ý khoe tên lửa đạn đạo DF-26C với thế giới bên ngoài là điều khó kết luận bởi TQ không đơn giản lại "vô tình" đến như vậy đối với các loại vũ khí mật mang tầm quan trọng chiến lược của mình.
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-26C của Trung Quốc
Mạng Strategy Page có trụ sở tại Washington cho rằng sở dĩ tên lửa DF-26C có biệt danh là "sát thủ Guam" bởi theo tuyên truyền của TQ, đây là loại vũ khí có thể được TQ sử dụng để tấn công các cơ sở, căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung động quân sự.
Strategy Page là nơi chuyên theo dõi, đánh giá sự phát triển quân sự trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là những cường quốc đang nổi và những khu vực có khả năng xảy ra xung đột.
Thông tin được Strategy Page đăng tải cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C do Trung Quốc phát triển có tầm bắn khoảng 3.500 km.
DF-26C được cho là phiên bản tên lửa đạn đạo tấn công được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa DF-21.
Đối với Mỹ, vũ khí này của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với sự an toàn của các cơ sở, căn cứ quân sự mà Washington bố trí trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Trang thông tin của Mỹ bình luận mặc dù quân đội Trung Quốc có truyền thống giữ bí mật về các loại vũ khí của nước này nhưng nay thì khác, có thể Bắc Kinh muốn cố tình phô trương năng lực hoặc các vệ tinh của nước ngoài cũng chụp được chúng khi được triển khai ở các địa điểm nhất định.
Quân đội Mỹ hoàn toàn có khả năng giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc - loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân bằng các phương triện trinh sát như vệ tinh, máy bay cũng như các trạm radar, cảm biến lắp đặt trên các vùng biển.
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, trang mạng ở nước này.
Strategy Page nhận định rằng Trung Quốc được cho là sở hữu khoảng 400 đầu đạn hạt nhân, có một số hệ thống tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới lục địa Mỹ.
Theo Strategy Page, 2/3 số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc được thiết kế cho các tên lửa, chủ yếu là tên lửa đạn đạo DF-21 - sau này đang được thay thế bằng DF-26C.
Chính vì vậy mà theo dự đoạn, một khi xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Guam ở Tây Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
F-16 đang "khóa chết" Su-34, bị MiG-31 "bổ nhào tiêu diệt" Na Uy đã công bố đoạn video một chiếc MiG-31 áp sát phía sau 1 chiếc F-16 của không quân nước này, khi nó đang "khóa chết" chiếc Su-34 của Nga. Chỉ tính từ khi cuộc khủng hoảng tại Đông Ukraine bùng phát đến nay, không quân NATO cho biết đã thực hiện hơn 200 lần ngăn chặn máy bay Nga trong năm...