Tên lửa chống tăng hiện đại nhất của Nga tham chiến ở Syria
Tên lửa diệt tăng Kornet-EM hiện đại nhất của Nga được sử dụng trong chiến dịch quân sự tại Syria, nhưng chưa rõ lực lượng nào khai hỏa.
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 24/1 cho thấy xác tên lửa có dòng chữ “9M133FM-3″ chưa phát nổ được tìm thấy ở thung lũng Al Ghab thuộc tỉnh Hama, miền tây Syria. Loại tên lửa này dường như đã được sử dụng trên chiến trường Syria từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên một quả đạn nguyên vẹn được phát hiện.
Xác tên lửa 9M133FM-3 được tìm thấy ở tỉnh Hama. Ảnh: Twitter/Atif781Osman .
9M133FM-3 là một trong ba loại tên lửa được phát triển cho tổ hợp Kornet-EM, một trong những hệ thống “sát thủ diệt tăng” của Nga. Phiên bản 9M133FM-3 có tầm bắn tới 10 km, sử dụng phương thức dẫn đường bám chùm laser, có tốc độ bay 1.150 km/h và đầu nổ phá mảnh nặng 7 kg.
Nó được thiết kế để phá hủy các thiết giáp hạng nhẹ, công trình kiên cố, mục tiêu bay thấp như trực thăng, thay vì tối ưu cho nhiệm vụ diệt xe tăng.
Tên lửa Kornet được Nga biên chế từ năm 1988 và xuất khẩu đến nhiều nước. Nó lần đầu thực chiến vào năm 2003, xuất hiện trong nhiều xung đột tại Trung Đông và Bắc Phi, từng phá hủy nhiều loại xe tăng hiện đại của phương Tây. Biến thể Kornet-EM ra đời năm 2012 và được Nga bán cho Syria, được sử dụng rộng rãi trong xung đột tại nước này.
Một điểm nổi bật của Kornet là kính ngắm ảnh nhiệt ngày/đêm có khả năng phóng đại 12-20 lần, lớn hơn mức 12 lần trên kính ngắm cùng loại của tên lửa FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất. Kính ngắm ảnh nhiệt ITAS trên tổ hợp TOW Mỹ có độ phóng đại 24 lần, nhưng nặng hơn nhiều so với hệ thống ngắm bắn của Kornet. Tầm bắn và khả năng phát hiện mục tiêu lớn cho phép Kornet tấn công cả những mục tiêu như trực thăng bay thấp.
Nga: Xe bọc thép "kẻ hủy diệt" có thể bắn rơi máy bay, sống sót sau vụ nổ hạt nhân
Bộ Quốc phòng Nga gần đây công bố video xe bọc thép chiến đấu "Kẻ hủy diệt", phương tiện vũ khí mới nhất được bổ sung vào biên chế quân đội Nga.
Video do Bộ Quốc phòng Nga công bố, cho thấy các xe bọc thép chiến đấu BMPT-72 tham gia diễn tập bắn đạn thật tại trường bắn ở Chelyabinsk.
8 xe chiến đấu "Kẻ hủy diệt" được bàn giao cho sư đoàn thiết giáp cận vệ của Quân khu Trung tâm. Các binh sĩ tham gia diễn tập với xe bọc thép chiến đấu "Kẻ hủy diệt" để làm quen với khí tài mới.
Mẫu xe bọc thép này lần đầu được Nga giới thiệu năm 2013, tham gia tác chiến thử nghiệm trên chiến trường Syria năm 2017. Sau khi chứng minh tính hiệu quả trong chiến đấu ở Syria, quân đội Nga đã đặt mua 12 chiếc và hầu hết được bàn giao vào năm 2018.
BMPT-72 "Kẻ hủy diệt" là mẫu xe bọc thép chiến đấu đa năng.
"Kẻ hủy diệt" được chế tạo trên nền tảng khung gầm xe tăng T-72, giúp giảm giá thành sản xuất và giúp kíp lái có thể dễ dàng vận hành, nhất là với những khách hàng đã quen dùng xe tăng T-72.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Xe bọc thép chiến đấu 'Kẻ hủy diệt' là phương tiện vũ khí đa năng, được bọc giáp dày, trang bị hỏa lực mạnh, được tích hợp thiết bị kiểm soát hỏa lực hiện đại và có khả năng vận hành linh hoạt".
Thiệt hại nặng nề của các đơn vị tăng thiết giáp Nga trong cuộc chiến Chechnya năm 1994-1996 là nguyên nhân quân đội Nga rất cần mẫu xe bọc thép chiến đấu trang bị hỏa lực mạnh và có tính cơ động cao như BMPT-72.
Mẫu BMPT-72 được trang bị 4 ống phóng tên lửa, 2 pháo chính A242 cỡ nòng 30mm khai hỏa tự động, hai súng phóng lựu và một súng máy cỡ nòng 7.62mm.
BMPT-72 được trang bị hai pháo chính 30mm, tên lửa, súng phóng lựu và súng máy.
Mỗi khẩu pháo chính có thể bắn đạn nổ mảnh chống bộ binh hoặc đạn xuyên giáp với tốc độ 1200 phát/phút, cơ số đạn tối đa 850 viên. BMPT-72 được thiết kế để có thể nâng nòng pháo lên cao tiêu diệt mục tiêu trên các tòa nhà cao tầng, thậm chí là máy bay, trực thăng ở tầm thấp.
Mỗi kíp điều khiển BMPT-72 có từ 3-5 người, được bảo vệ hoàn toàn khỏi nguy cơ nhiễm phóng xạ sau vụ nổ hạt nhân hoặc vũ khí sinh học nhờ thiết kế khoang điều khiển kín hoàn toàn.
Quân đội Mỹ hiện không có mẫu xe bọc thép nào có sức mạnh tương sức với BMPT-72 của Nga. Mẫu xe bọc thép chiến đấu M3 Bradley của quân đội Mỹ cũng được trang bị hai pháo chính 25mm, súng máy 7,62mm và tên lửa chống tăng TOW, nhưng không được bọc giáp dày và thường chỉ đóng vai trò trinh sát.
Theo học thuyết quân sự Nga, khi tác chiến ở đô thị, mỗi xe tăng chiến đấu chủ lực sẽ được một xe bọc thép chiến đấu BMPT bảo vệ. Khi tác chiến ở khu vực ngoài đô thị và những nơi có tầm nhìn rộng, một xe bọc thép chiến đấu BMPT sẽ yểm trợ hai xe tăng.
Đội hình tác chiến này bảo đảm khả năng yểm trợ lẫn nhau giữa các xe bọc thép trong mọi điều kiện chiến trường, giúp tăng đối đa hiệu quả chiến đấu và giảm đáng kể thiệt hại khi giao tranh tầm gần.
Điểm mặt vũ khí Nga ở Syria khiến thế giới kinh ngạc Syria được cho là chiến trường hoàn hảo để Nga thử nghiệm các loại siêu vũ khí gây kinh ngạc thế giới. Hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến "Iskander-M". Sức công phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa vượt trội - đó là nhận xét tóm tắt về hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến "Iskander-M" mà nhóm...