Tên lửa chống tăng bất lực trước hệ thống Shtora-Arena
Các chuyên gia vu khi nhận định, xe bọc thép của Nga co khả năng tự vệ tôt nhất thế giới, đặc biệt là các hệ thống phòng thủ chủ động.
Xe tăng Nga có khả năng phòng vệ thụ động rất tốt
Các xe tăng, xe thiết giáp Nga hiện được coi là thuộc loại hiện đại và có khả năng tự vệ tốt nhất thế giới, khi được các chuyên gia kỹ thuật Nga trang bị đầy đủ cả các hệ thống phòng thủ chủ động và bị động tiên tiến.
Về hệ thống phòng vệ thụ động, đê thưc hiên nhiêm vu bảo vệ xe tăng, thiết giáp, cac chuyên gia Nga đã sư dung lớp vỏ bọc thép đăc biêt có khả năng chống đạn rất cao, thiêt kê cach sắp xếp đông cơ va cơ cấu truyền động, bọc giáp ở phần thân và tháp pháo để bảo đảm an toàn cả khi xe bị cháy nổ.
Hiện lớp phòng thủ thụ động của xe tăng – thiết giáp Nga là sự kêt hơp tuyêt vơi giưa vo giap băng thep đăc biêt pha trộn vât liêu tông hơp, có khả năng chống đạn rất cao và lớp giap phan ưng nô (ERA) đặc biệt.
Hệ thống phòng thủ động của xe tăng cũng được chú trọng áp dụng công nghệ tàng hình sâu, sử dụng lớp sơn đặc biệt, làm bằng vật liệu hấp thụ sóng điện từ, giảm thiểu các nguồn bức xạ nhiệt, điện từ và hồng ngoại, khiến các thiết bị trinh sát địch khó phát hiện ra các loại tăng – thiết giáp Nga.
Tất cả những biện pháp làm giảm khả năng bộc lộ mình trước các phương tiện chống tăng đối phương sẽ khiến kẻ địch khó phát hiện được xe tăng bằng các thiết bị trinh sát, khiến tăng-thiết giáp Nga có khả năng tấn công hạ thủ kẻ địch trước khi chúng phát hiện được nó trong tầm nhìn.
Xe tăng T-90 của Nga với 2 đèn hồng ngoại của hệ thống TShU-1-7 Shtora
Trong chiến tranh hiện đại với tốc độ nhanh, cường độ cao, độ khốc liệt lớn, việc đủ khả năng phản kích sau khi hứng đòn tấn công ban đầu là yếu tố quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến. Xe tăng nào đạt đến mức ngưỡng này sẽ đạt đến “đẳng cấp tối cao” của dòng xe chiến đấu mặt đất.
Tuy nhiên, cac phương phap nay không thê bao vê hoan toan khoi các loại vũ khí chống tăng hiện đại.
Video đang HOT
Việc các loại đạn chống tăng thế hệ mới ra đời đã khiến lớp bảo vệ cuối cùng của xe tăng-thiết giáp trở nên mong manh, việc làm dày thêm vỏ thép hay tăng giáp phản ứng nổ sẽ làm tăng trọng lượng xe, giảm tính cơ động. Các phương tiện trinh sát, phát hiện và tiêu diệt xe tăng cũng ngày càng hiệu quả hơn.
Do đó, cần phai co thêm các hê thông phong thu tich cưc, tac đông trực tiếp đên vũ khí chống tăng hoặc hệ thống điều khiển hỏa lực cua vu khi chông tăng hay trực tiếp tiêu diệt chúng ngay từ xa. Do đó, các hệ thống phòng vệ chủ động đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Phương pháp đánh chặn vũ khí chống tăng bằng hệ thống Arena-E
Trong thực chiến, hệ thống phòng thủ chủ động (APS – Active Protection Systems) trên xe tăng được coi là phương án bảo vệ hữu hiệu trước vũ khí chống tăng khi khó có thể tăng diện tích giáp bảo vệ thủ động (làm tăng đáng kể trọng lượng của xe chiến đấu).
Cận cảnh hệ thống phòng vệ chủ động Arena-E trên xe tăng Nga
Hê thông nay không chỉ phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa va lam tên lưa lêch đương bay ma con tiêu diêt chung băng đạn đánh chặn đặc biệt. Tất cả các hoạt động cần thiết đươc thưc hiên trong chế độ tự động sau khi nhân đươc tín hiệu từ thiêt bi radar đươc lăp đặt trên xe.
Các tổ hợp phòng thủ chủ động đều có nguyên lý chung là sử dụng radar bước sóng ngắn, liên tục quét cảnh giới xung quanh xe tăng. Khi phát hiện đạn chống tăng, hệ thống này sẽ tự động kích hoạt đạn đánh chặn, tiêu diệt hoặc làm chệch hướng vũ khí chống tăng.
Xe tăng-thiết giáp Nga được trang bi hê thông phong thu chủ động Arena-E, thiết kế để lắp đặt trên nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau, có khả năng bảo vệ xe quân sự trước tên lửa chống tăng, đạn chống tăng không giật với góc bảo vệ đạt tới gần 300 độ xung quanh xe (trừ hướng phía sau có bộ binh).
Hệ thống gồm một radar mm lắp trên nóc tháp pháo, máy tính điều khiển và 25 hộp phóng đạn đánh chặn lắp xung quanh tháp pháo của phương tiện chiến đấu, cung cấp khả năng bảo vệ hữu hiệu trước đạn chống tăng có tốc độ bay đạt tới 700m/giây và thời gian phản ứng là khoảng 0,07 giây.
Theo_Báo Đất Việt
Hệ thống Arena khiến xe tăng Nga bất bại
Cùng với hệ thống Shtora đang hoạt động tại Syria, hệ thống phòng thủ Arena được coi là chiếc áo giáp hoàn hảo bảo xe thiết giáp của Nga.
Arena là một hệ thống APS được thiết kế để bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực hay xe bọc thép trước mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển, súng phóng lựu chống tăng cá nhân. Cấu hình hệ thống bao gồm một trạm cảm biến được bố trí gần cuối tháp pháo.
Bên trong trạm cảm biến được trang bị một radar xung Doppler đa chức năng, radar này có phạm vi quét 360 độ xung quanh xe. Một hệ thống đánh chặn gồm có 26 đạn được bố trí xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng đánh chặn từ 220-270 độ về phía trước và 2 bên hông xe tăng.
Arena được trang bị một máy tính điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống có nguyên tắc hoạt động như sau: Hệ thống cảm biến sẽ quét khu vực xung quanh xe tăng để phát hiện mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng. Khi một tên lửa chống tăng phóng về phía xe tăng, thông số về mục tiêu sẽ được hệ thống cảm biến truyền về cho máy tính điều khiển.
Dựa vào thông số về tọa độ, vận tốc của tên lửa, máy tính điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống đánh chặn ở vị trí phù hợp. Arena sẽ phóng ra một đạn hình hộp chữ nhật được kích nổ cách xe tăng khoảng 1,5m, khi nổ, nó sẽ phóng ra hàng nghìn mảnh đạn nhỏ để tiêu diệt tên lửa hay đầu đạn của vũ khí chống tăng khác.
Hệ thống Arena có thời gian phản ứng với mục tiêu chỉ 0,07 giây, nó có thể đối phó với các mục tiêu có tốc độ lên đến 700m/s. Arena còn có khả năng nhận dạng các mục tiêu giả và các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng nhỏ không đủ khả năng đe dọa xe tăng.
Arena có trọng lượng khoảng 1.100kg, khi hoạt động, nó yêu cầu bộ binh phải tránh xa xe tăng một khu vực an toàn khoảng 30m xung quanh. Hệ thống Arena cung cấp phạm vị bảo vệ khoảng 50m xung quanh xe tăng.
Các thử nghiệm trên thao trường Kubinka vào năm 1995 cho thấy hệ thống Arena đã bảo vệ thành công xe tăng trước cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn xuyên giáp động năng sử dụng thanh xuyên cố định.
Xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị Arena sẽ có khả năng sống sót trên chiến trường cao gấp 1,5-2 lần so với xe tăng không được trang bị hệ thống APS này. Nếu Arena kết hợp cùng hệ thống phòng vệ mềm Shtora thì khả năng bảo vệ còn tăng lên rất nhiều.
Hệ thống Arena đang được thử nghiệm trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UM1, hệ thống này cũng được giới thiệu với biến thể xe chiến đấu bộ binh nâng cấp BMP-3. Biến thể xuất khẩu Arena-E đi kèm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 tại triển lãm Defexpo-2014 đang diễn ra tại Ấn Độ.
APS Arena đang được kỳ vọng sẽ mang lại một sức mạnh mới cho xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga cũng như các xe tăng, xe bọc thép khác.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Nga bảo vệ cho căn cứ tại Syria như thế nào? Hệ thống phòng thủ tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria bao gồm nhiều loại vũ khí khác nhau. Để bảo vệ không phận xung quanh căn cứ, ở tầm cao nhất, Nga triển khai các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph và C-200VE Vega, có tầm đánh chặn từ 200 đến 400km. Tầm giữa được bảo vệ bởi hệ...