Tên cướp ngớ ngẩn: Bị điếc vẫn đi cướp ngân hàng
Cảnh sát ở thủ đô Berlin, Đức đã gặp phải tình huống cực kỳ hy hữu khi bắt giữ một tên cướp ngân hàng có vũ trang vô cùng nguy hiểm nhưng lại bị… điếc hoàn toàn.
Nói đến tội phạm, phần lớn mọi người sẽ hình dung ra đó là những kẻ bặm trợn, lỳ lợm, mất nhân tính. Nhưng đôi khi, có nhiều vụ án không hề được dư luận nhớ tới bởi sự độc ác hay thủ đoạn mà là ở những tình huống trớ trêu. Loạt bài “Những tên tội phạm số nhọ” sau đây sẽ khiến bạn cười ngất với các phi vụ thất bại vì nhiều lý do vô cùng ngớ ngẩn.
Dù bị điếc nhưng tên tội phạm liều lĩnh Klaus Schmidt vẫn quyết định đi cướp ngân hàng
Tại thành phố Berlin, người dân vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện về một tên cướp hung hăng mà liều lĩnh và ngớ ngẩn bậc nhất trong lịch sử. Nhân vật chính của câu chuyện là Klaus Schmidt. Để cướp ngân hàng, Schmidt đã lên kế hoạch tỉ mỉ, đánh nhanh rút nhanh cùng với sự trợ giúp của một khẩu súng lục.
Tháng 8/1995, xác định được thởi điểm thích hợp, Klaus Schmidt xông vào cướp một ngân hàng và đe dọa các nhân viên có mặt, yêu cầu giao tiền và nghiêm cấm bất kỳ sự phản kháng nào.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi vụ cướp đang diễn ra một cách suôn sẻ, các nhân viên ngân hàng cảm thấy rằng tên tội phạm có những hành động khá kỳ lạ, không giống với những tên cướp khác. Và khi một trong số họ hỏi hắn có cần một chiếc túi để đựng tiền hay không, hắn đã trả lời một câu rất không liên quan: “Đồ ngu, đây chính xác là một khẩu súng thật!”. Điều này khiến những người chứng kiến ngày hôm đó nhận ra rằng Schmidt có một khuyết điểm đáng chú ý, hắn ta bị điếc
Biết được điều này, các nhân viên ngân hàng bỗng thở phào nhẹ nhõm. Tận dụng lợi thế, một nhân viên liền bấm chuông báo động. Schmidt vẫn không biết gì mà vô tư hối thúc mọi người giao tiền và chuẩn bị tẩu thoát. Thậm chí ngay cả khi tiếng chuông báo động inh ỏi vang lên và cảnh sát đang lần lượt kéo tới ngân hàng, tên cướp vẫn bình thản, ung dung, thỉnh thoảng lại quay ra đe dọa các nhân viên.
Khi cảnh sát đến nơi, họ nhanh chóng bắt giữ Klaus Schmidt và đưa hắn vào nhà đá “bóc lịch”. Tuy nhiên sau đó, Schmidt đã tìm cách biến mình từ bị cáo trở thành nạn nhân khi đâm đơn kiện ngược lại phía ngân hàng vì đã lợi dụng tình trạng khuyết tật của y.
“Điếc không sợ súng”, câu thành ngữ này có lẽ là dành cho Klaus Schmidt theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
—————-
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của Những tên tội phạm số nhọ, vào 4h ngày 11/4/2017.
Theo Huyền Anh (Theo Listverse) (Dân Việt)
Mỹ có thể ra giá để Nga rút quân khỏi Syria
Nga có thể được trao cơ hội hợp tác trở lại cùng nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nếu Moscow rút quân khỏi Syria.
G8 gồm Nga, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ và Canada. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ tới Moscow vào cuối tuần này, mang theo tối hậu thư từ nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) rằng Nga cần rút quân khỏi Syria và chấm dứt sự ủng hộ dành cho người đồng cấp Bashar al-Assad hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt mới, tờ Telegraph của Anh cho biết ngày 9/4.
"Tôi nghĩ Tillerson sẽ tới Nga cùng quan điểm rõ ràng rằng nếu Tổng thống Vladimir Putin muốn quay lại bàn nghị sự quốc tế với nhóm hàng đầu thế giới, ông ấy cần phải từ bỏ al-Assad", theo một nguồn tin từ chính phủ Anh.
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng ngoài cách tiếp cận cứng rắn, Mỹ cùng đồng minh phương Tây có thể ngoại giao sau hậu trường để đưa ra cách giúp Tổng thống Putin trở lại với G7, điều được cho là ông chủ Điện Kremlin "mong muốn".
Nga bị khai trừ khỏi G8, gồm Nga và Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada (G7), năm 2014 sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Moscow "không níu kéo G8" bởi G20 là nền tảng tốt hơn để thảo luận những vấn đề thế giới quan trọng và có nhiều cường quốc hơn. Trong khi đó, giới ngoại giao Anh và Mỹ lại tin rằng ông Putin "khát khao quay lại với G7".
Như Tâm
Theo VNE
Chiến dịch Cuồng phong - canh bạc tử thần của Hitler Hitler đặt cược vào cuộc chiến để chiếm Moscow, nhưng bất lợi trong khâu tiếp tế và thời tiết khắc nghiệt khiến Đức hứng chịu thất bại với nhiều hệ lụy về sau. Lực lượng Đức tấn công Moscow. Ảnh: Tumblr. Ngày 22/6/1941, phát xít Đức phát động chiến dịch Barbarossa nhằm xâm lược Liên Xô. Các cuộc bao vây nối tiếp nhau...