Tên CEO Apple được đặt cho dự luật chống phân biệt giới tính
Tên của CEO Apple Tim Cook được chọn làm tên dự luật chống phân biệt đối xử những người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới ở tiểu bang Alabama (Mỹ), Reuters 4.12.
Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook công khai là đồng tính nam hồi tháng 10 – Ảnh: Reuters
Nghị sĩ đồng tính công khai Patricia Todd đại diện cho đảng Dân chủ thuộc tiểu bang Alabama sẽ giới thiệu dự luật mới về chống phân biệt giới tính ra hội đồng lập pháp bang Alabama vào tháng 3.2015. Bà Todd đã quyết định chọn Tim Cook là tên cho dự luật mới sau khi được sự đồng ý của CEO Apple, theo Reuters 4.12.
Dự luật mới bảo vệ quyền người đồng tính với nội dung cấm phân biệt đối xử với những người đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), lưỡng tính (Bisexual) và chuyển giới (Transgender) gọi tắt là LGBT.
Video đang HOT
“Tôi tự hào là người đồng tính”, Giám đốc điều hành của Apple Tim Cook đã gây sốc dư luận sau khi ông thừa nhận là đồng tính nam trên tạp chí Bloomberg hồi tháng 10, theo Reuters.
Trước đó, Tim Cook cũng bày tỏ mối lo ngại khi tên ông được chọn vì ông cho rằng điều này có liên quan đến các vấn đề nhạy cảm chính trị. Trong khi đó, Patricia Todd cho biết đã chọn tên ông Tim Cook từ lúc ông công khai giới tính thật của mình trên các phương tiện truyền thông.
Mộc Di
Theo Thanhnien
Đức đưa ra dự luật siết chặt quyền lưu trú với người nước ngoài
Chính phủ Đức ngày 3/12 đã thông qua dự luật siết chặt quyền lưu trú đối với người nước ngoài tại quốc gia này. Dự luật trên nằm trong chính sách tổng thể về nhập cư theo Hiệp ước liên minh thành lập Chính phủ Đức hồi cuối năm ngoái.
Tổng thống J. Gauck (thứ 2 từ trái sang) sau lễ trao tặng Huân chương Công trạng cho 25 công dân có nhiều thành tích đối với công tác hội nhập của người nhập cư và sự đoàn kết giữa các nền văn hoá trong xã hội Đức, hôm 10/7 (ảnh: Quê hương Online/Tạp chí Hương Việt)
Dự luật do Bộ trưởng Nội vụ đề xuất sẽ giúp củng cố các thủ tục pháp lý liên quan tới vấn đề người nhập cư. Luật mới sẽ tạo điều kiện và đảm bảo quyền lưu trú cho các gia đình người nước ngoài đã ở Đức liên tục trong 8 năm, còn gia đình có con nhỏ sẽ được xem xét cấp quyền lưu trú sau 6 năm.
Điều kiện tiên quyết để có quyền lưu trú là phải chứng minh được khả năng kinh tế, có thể tự trang trải sinh hoạt hằng ngày và phải có khả năng tiếng Đức đủ giao tiếp. Bên cạnh đó, người xin lưu trú phải thừa nhận luật pháp Đức và không phạm pháp.
Dự luật cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nạn nhân của nạn buôn người, những đối tượng đang tạm trú, được cấp quyền lưu trú. Hiện, tại Đức có trên 100.000 người đang hưởng quy chế tạm trú và theo luật mới, những trường hợp hội nhập tốt sẽ được xem xét ở lại lâu dài tại Đức.
Ngoài ra, luật mới sẽ có những quy định cụ thể hơn với các trường hợp bị trục xuất, đặc biệt với các phần tử cực đoan và bạo lực. Những người nhập cư có nguy cơ gây nguy hiểm cho chế độ tự do dân chủ hay nền an ninh Đức, hoặc hỗ trợ khủng bố cũng sẽ bị trục xuất.
Các trường hợp người nước ngoài phạm tội hình sự, tội bị phạt tù trên hai năm sẽ nhanh chóng và dễ dàng bị trục xuất khỏi Đức, đồng thời có thể bị cấm tái nhập cảnh vào nước này. Thậm chí các trường hợp khai báo sai lệch hoặc không đầy đủ để được lưu trú ở Đức cũng có nguy cơ bị trục xuất. Người nước ngoài bị trục xuất sẽ không được xem xét tái nhập cảnh Đức trong tối đa 10 năm.
Dự luật này sẽ được chuyển lên Quốc hội (Hạ viện) để thông qua mà không cần sự phê chuẩn của Hội đồng liên bang (Thượng viện). Tuy nhiên kế hoạch siết chặt quyền lưu trú nêu trên của Chính phủ Đức đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các tổ chức tị nạn và phe đối lập./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Thái Lan sẽ cấm mang thai hộ Quốc hội Thái Lan bỏ phiếu lần một thông qua dự luật cấm mang thai hộ, sau sự việc một phụ nữ nước này buộc tội đôi vợ chồng người Australia bỏ rơi con khi biết đứa trẻ bị down. Pattaramon Chanbua, người phụ nữ mang thai hộ đôi vợ chồng ở Australia, chụp ảnh cùng con trai Gammy bị down tại một...