Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
Với chiêu khuyến mãi giảm sâu và đầu tư vào quảng bá, ứng dụng mua sắm hàng giá rẻ Temu đã “làm mưa làm gió” tại một số thị trường.
Tuy nhiên, điều tương tự đã không đến với Temu ở Đông Nam Á.
Các sản phẩm trên trang web của Temu. Ảnh: Temu
Temu đang trở thành một thế lực mới trong ngành mua sắm trực tuyến, với 47 triệu lượt tải ứng dụng này trên toàn thế giới chỉ tính trong tháng 9 vừa qua. Temu là trang mua sắm trực tuyến cung cấp hàng hóa đa dạng phong phú cho khách hàng. Người dùng có thể mua tất cả mọi thứ, từ phụ kiện ô tô, quần áo, đồ điện tử, mỹ phẩm, đồ trẻ em… Điểm nổi bật của Temu là nhiều sản phẩm có giá rẻ đến bất ngờ. Người dùng có thể chỉ cần chi 1 USD (25.000 đồng) để mua vòng cổ, 10 USD (250.000 đồng) để mua bàn phím không dây.
Nhờ thế mạnh hàng hóa giá rẻ thu hút người tiêu dùng, Temu “thừa thắng xông lên” chinh phục thêm nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi đặt chân đến Đông Nam Á, trang mua sắm trực tuyến này gặp phải nhiều rào cản.
Video đang HOT
Vào tháng 10, Indonesia yêu cầu gỡ Temu khỏi các kho ứng dụng. Indonesia khẳng định quyết định này nhằm bảo vệ người kinh doanh nhỏ lẻ tại quốc gia này.
Trong khi đó, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 9/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của Sàn Thương mại điện tử xuyên biên giới Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11 này. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Temu và Shein phải thông báo chính thức trên các ứng dụng với người tiêu dùng Việt Nam về việc đang thực hiện đăng ký hoạt động. Trong quá trình hoàn thiện thủ tục hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các sàn điện tử Temu và Shein phải dừng các hoạt động quảng cáo, marketing để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Với các biện pháp này, Bộ Công Thương cũng đã thông báo với Temu và Shein phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam sau một loạt các cảnh báo. “Nếu không tuân thủ thì Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp kỹ thuật như ngăn chặn ứng dụng, chặn tên miền”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Ông Simon Torring, đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Cube, đán.h giá rằng hàng hóa giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc với thuế nhập khẩu tối thiểu đã gây ảnh hưởng nặng nề cho tiểu thương cũng như nhà sản xuất tại nhiều quốc gia, bởi họ không thể cạnh tranh về giá và tốc độ. Một chiếc túi đan bằng rơm trên Temu có giá 3 USD trong khi tiểu thương tại Indonesia bán sản phẩm tương tự với giá đắt gấp 6 lần. Các doanh nghiệp địa phương muốn chính phủ hành động.
Ông Torring nói: “Temu đã trở thành tâm điểm của cơ quan quản lý. Nhiều quốc gia lo lắng và muốn cân nhắc về quy định nhập khẩu xuyên biên giới”.
Ông Poom Chotikavan tại công ty đồ chơi Taksa Toys ( Thái Lan) chia sẻ rằng, trong thời gian qua, ông đã rất vất vả khi tìm nhà sản xuất tại địa phương. Nhiều nhà cung cấp đã phải rời bỏ thị trường. Ông Chotikavan lo lắng các nhà sản xuất địa phương khó có thể tồn tại trong bối cảnh khách hàng của họ chuyển hướng tìm đến nhà máy Trung Quốc. Việc nhập và tìm nguồn hàng từ Trung Quốc quá dễ dàng, do đó, ảnh hưởng đến các nhà máy địa phương.
Temu đã mở rộng hiện diện tại Đông Nam Á, bắt đầu với Philippines và Malaysia năm 2023, sau đó đến Thái Lan, Brunei… Chủ nghĩa tiêu dùng tăng mạnh trong tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng ở Đông Nam Á khiến khu vực này trở thành một thị trường lý tưởng cho mua sắm trực tuyến. Theo phân tích mà công ty tư vấn Bain & Co (Mỹ) công bố tháng 11, mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á có thể đạt 160 tỷ USD trong năm 2024.
Tăng trưởng ấn tượng này diễn ra đúng thời điểm Temu muốn đẩy mạnh phát triển ở thị trường quốc tế, không chỉ tập trung tại Trung Quốc vốn đang rất cạnh tranh.
Đáng chú ý, ông Torring cho rằng Temu vẫn không bỏ cuộc và nhiều lần nộp đơn để gia nhập thị trường Indonesia, bất chấp bị từ chối. Ông đán.h giá: “Temu đang gửi tín hiệu đến các thị trường khác, rằng nếu đơn giản, chúng tôi sẽ đến. Nếu khó khăn, chúng tôi vẫn tìm cách thâm nhập”.
Kỳ vọng thị trường châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội
Mới đây, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, công bố kết quả khảo sát vừa được thực hiện trong tháng 10 về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC).
Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cùng 300 người tiêu dùng ở khu vực để đán.h giá về những kỳ vọng, động lực mua sắm và một số mối quan ngại không chỉ của các doanh nghiệp mà còn từ phía người tiêu dùng trong mùa lễ hội sắp tới, đồng thời nhận diện các xu hướng chính đang định hình hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong khoảng thời gian này.
Mua sắm tại một trung tâm thương mại ở Q.1 (TP.HCM). ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Cụ thể, 70% SME tham gia khảo sát kỳ vọng mùa lễ hội này sẽ có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các SME dự đoán gần 80% doanh số tăng trưởng sẽ đến từ các thị trường trong khu vực châu Á, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á. Đây là một tín hiệu tích cực, phù hợp với xu hướng chung của thị trường.
Thực tế, thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2024, nhờ vào việc ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả công nghệ số và đẩy mạnh thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, thương mại nội khu châu Á cũng đang phát triển mạnh mẽ và được dự báo sẽ vượt mức 13.500 tỉ USD vào năm 2030.
Bên cạnh đó, 57% số người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ ưa chuộng mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử, trong đó 70% người tiêu dùng bị thu hút bởi các chương trình giảm giá và khuyến mãi hấp dẫn trong mùa lễ hội.
Cũng theo kết quả khảo sát, yếu tố miễn phí vận chuyển tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người tiêu dùng muốn thấy các doanh nghiệp phát triển các hoạt động mua sắm trực tuyến bền vững hơn và sẵn sàng trả thêm tiề.n cho bao bì thân thiện với môi trường khi mua quà tặng.
Bà Kawal Preet, Chủ tịch FedEx khu vực APAC, nhận xét: "Khi thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng phát triển, nhà bán lẻ trực tuyến - đặc biệt là SME - đang chuẩn bị để tối ưu hóa doanh thu của họ trong mùa lễ hội này".
Khả năng cơn sốt sầu riêng tại Trung Quốc thoái trào Trong vài năm gần đây, nông dân trồng sầu riêng tại một số quốc gia Đông Nam Á bội thu nhờ nhu cầu tăng vọt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện xuất hiện lo ngại rằng đam mê của người tiêu dùng quốc gia tỷ dân với loại quả nặng mùi có thể giảm trong thời gian tới. Người dân mua sầu riêng...