Teen và “hội chứng” nghiện điện thoại
Có thể nói những chú “dế” yêu từ lâu đã trở thành người bạn quá đỗi thân thiết của các bạn trẻ.
Ngày nay, cùng với việc nghiện game, nghiện ma túy, nghiện internet thì “ hội chứng” nghiện điện thoại cũng rất phổ biến trong giới trẻ, nhất là với các bạn học sinh, sinh viên.
Người bạn thân thiết không thể tách rời
Có thể nói những chú “dế” yêu từ lâu đã trở thành người bạn quá đỗi thân thiết của các bạn trẻ. Lên đại học thì hầu như bạn nào cũng có cho mình 1 chú “dế”. Nhà bạn nào nghèo thì bố mẹ cũng cố gắng tiết kiệm tiền thóc gạo mà mua cho con 1 chiếc điện thoại. Bạn nào có điều kiện hơn thì luôn thay những loại “dế” hót nhất trên thị trường để thỏa mãn sự “đam mê” của mình. Dù có thể gắn bó hay không nhưng những chiếc điện thoại luôn là người bạn đồng hành của các bạn trẻ mọi lúc mọi nơi không thể tách rời.
Nếu như các game thủ ăn cùng game, ngủ cùng game thì đa số các bạn trẻ hiện nay cũng ăn cùng “dế”, ngủ cùng “dế” và luôn mang theo, cưng chiều nó hết mực. Đi đâu cũng phải có nó là bạn đồng hành. Ở nhà, đi học, đi chơi, khi học, khi nấu cơm…và thậm chí cả khi đi vệ sinh cũng có nó bên cạnh!
Những cuộc nói chuyện dài “vô tận”….
Vì “dế” yêu là người bạn thân thiết luôn bên mình nên nó cũng là “người” mà các bạn dành nhiều thời gian “tâm sự” nhất. Vì thế mới có những cuộc nói chuyện dài tưởng chừng như chẳng bao giờ kết thúc. Nhất là với những bạn nào đang trong tình trạng “hẹn hò” thì những cuộc nói chuyện này dường như là thường ngày và kéo dài ngày này sang ngày khác…
Nguyễn Duy H, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Mỏ địa chất, cũng là cậu bạn cùng xóm trọ của tôi mới có người yêu được hơn 2 tháng nhưng đã được cả xóm biết đến vì những cuộc “tâm sự đường dài” mỗi tối của cậu. Nhà H, bố mẹ làm nông nghiệp nên hoàn cảnh cũng rất khó khăn. Nhưng từ khi cậu đỗ Đại học Mỏ thì nhà phải bán thóc để mua cho cậu chiếc điện thoại Nokia 1200 như là phần thưởng cho cậu con trai. H và cô bạn gái của cậu cùng sinh ra, lớn lên ở Hưng Yên, chơi với nhau từ những năm cấp 3, nhưng mới đây, sau bao nhiêu cố gắng cô nàng mới chính thức nhận lời gắn bó với cậu. Và những cuộc nói chuyện của hai người cũng kéo dài hơn trước.
Tối nào cũng vậy, như đã thành thông lệ, khi tôi đi học thêm về thì thấy cậu đang thì thầm cùng “dế yêu” ở ngoài cổng (vì trong xóm bị phá đám). Mấy hôm nay trời lạnh cũng vẫn vậy, nhiều lúc nghĩ mà thương cậu ấy. Có lần đang học thấy chuông điện thoại đổ là lại dừng lại nói chuyện. Có lần phải vừa học vừa nhắn tin. Có lần gọi hết cả pin điện thoại, phải vừa sạc vừa nói chuyện. Vì thế tiền điện thoại mỗi tháng dù được 25k tiền sinh viên mà vẫn thấy ít, chẳng thấm vào đâu. Có lần thấy cậu phải ăn mì tôm mấy bữa. Hỏi ra thì mới biết hôm qua nạp thẻ điện thoại hết tiền rồi!
Nguyễn Đức N, sinh viên Học viện Tài Chính cũng chung hoàn cảnh với H. Yêu cô bạn cùng quê ở Thái Bình, nhưng khi thi vào Học viện Tài Chính thì kẻ đỗ người không nên bây giờ người học ở Thái Bình, người học trên Hà Nội. Xa nhau thì chỉ còn nhờ điện thoại để được gần nhau hơn. N kể : “Gọi điện nhiều thì không có tiền, nhưng nhắn tin cũng thấy sao mà tốn thế. Đăng kí gói SMS100 của Viettel thì mỗi ngày phải đăng kí đến 2, 3 lần!”
Mà thực ra câu chuyện dài vô tận ấy cũng chẳng có gì đặc biệt ngoài những câu chuyện như đang làm gì thế, ăn cơm chưa, hôm nay có đi đâu chơi không…. Nhưng đó là xu hướng chung của hầu hết các bạn trẻ, nhất là với các bạn sinh viên ngày nay.
Video đang HOT
Có người yêu đã vậy, còn cô bạn học cùng lớp tôi chưa có người yêu cũng tốn thời gian vào điện thoại nhiều không kém. Mà chỉ là những tâm sự vu vơ của con gái, chẳng chuyện gì vào chuyện gì. Nhất là hôm nào tâm trạng cô ấy u ám thì tôi thật đến khổ. Những cuộc nói chuyện vào lúc nửa đêm mà dài lê thê hàng tiếng đồng hồ. Nếu không nghe máy thì ngày mai ra lớp thế nào cũng to chuyện.
Bố ơi, gọi lại cho con….
Gọi điện, nhắn tin với người yêu, bạn bè thì vậy. Nhưng lâu lâu mới gọi về nhà cho bố mẹ thì chỉ là những câu nói quen thuộc: “Bố ơi, gọi lại cho con nhé!”, “Mẹ ơi, gọi lại cho con nhé!”. Có lẽ là sinh viên chắc hẳn ai cũng biết câu nói quen thuộc này. “Vì là nhà mình, nên cũng chẳng ngại ngần gì, hơn nữa lại tiết kiệm được tiền điện thoại của mình” - Nguyễn Duy H chia sẻ. Nhưng sao các bạn không nghĩ rằng đó cũng là những đồng tiền mồ hôi, công sức của bố mẹ mình vất vả mới làm ra?
Game trên “dế” cũng gây nghiện
Không chỉ nghiện điện thoại vì gọi điện, nhắn tin mà rất nhiều bạn còn bị nghiện game trên “dế”. Với những điện thoại đắt tiền, các bạn có thể chơi được rất nhiều game trên đó cũng với các thể loại như đế chế, tay súng cừ khôi, đua xe…Tuấn, cậu bạn học cùng tôi, là người nghiện game đế chế trên điện thoại khá nặng. Ở nhà chơi đế chế, ra lớp vì ngồi bàn cuối nên cậu cũng chỉ cặm cụi chơi đế chế, không lúc nào xa rời chiếc điện thoại.
Nhưng đáng lo ngại hơn là hiện nay nhiều bạn còn say mê với những loại game đen, có nội dung không lành mạnh trên điện thoại của mình. Đã có không ít những bi kịch đau lòng vì game đen trên di động, nhưng đó có lẽ nó vẫn chưa thức tỉnh được rất nhiều bạn trẻ hiện nay.
Và hậu quả
Điều đầu tiên mà các bạn đều có thể nhận thấy là khi đã nghiện điện thoại thì tiền nạp thẻ tăng rất nhanh. Hiện nay dù có rất nhiều những chương trình khuyến mại được các nhà mạng đưa ra nhưng dường như nó chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền mà teen phải tiêu tốn vì “dế yêu” của mình. Vì thế có không ít những bạn hằng ngày phải dè sẻn tiền tiêu, rồi phải ăn mì tôm, nhịn ăn để có tiền nuôi “dế”.
Không chỉ tiêu tốn tiền, nghiện điện thoại còn làm cho việc học hành của các bạn sa sút nhanh chóng. Thời gian các bạn dành cho dế yêu còn nhiều hơn thời gian dành cho việc học của mình. Có bạn chịu khó học hơn thì vừa học vừa tranh thủ nhắn tin!
Và hậu quả của những game di động, nhất là game đen mang lại còn nghiêm trọng hơn nhiều. Có không ít những trường hợp phải nhập viện, bị ảnh hưởng thần kinh vì chơi game di động…
Hệ quả lâu dài của việc nghiện điện thoại (đặc biệt là game đen) là sẽ ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, hành động, nhân cách cùa nhiều bạn trẻ hiện nay.
Sử dụng điện thoại là cần thiết, nhưng đừng bao giờ để nó biến mình thành “con nghiện”, các bạn nhé.
Theo Mực tím
Kinh hoàng giới trẻ "nhậu khói" bồ đà
Một nhóm thanh thiếu niên hút bồ đà ở khu phố 5, phường 22, quận Bình Thạnh
"Cỏ", "tài mà", "con điếm" - tiếng lóng chỉ những cấp hạng hoặc loại của loài cây gây nghiện tên cần sa - đang được một bộ phận giới trẻ ngấm ngầm sử dụng. Loại ma túy gây nghiện này từng ngày từng giờ hủy hoại nhiều người, phần lớn là giới trẻ.
Theo N.N.H.L. (20 tuổi, ngụ đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, TP.HCM) - một con nghiện bồ đà hơn ba năm nay, chúng tôi thâm nhập thế giới khói trắng này. L. cho biết: "Bọn này chơi và còn chia hàng cho học sinh, sinh viên. Nhiều người thay thuốc lá hút rất nhiều".
Khói độc len lỏi
Doanh nhân cũng... phê Tại một quán nhậu trên đường Phan Xích Long, P.2, Q.Phú Nhuận, chúng tôi gặp anh bạn trẻ là nhà kinh doanh. Bàn nhậu ồn ào giữa khói thuốc khét lẹt mùi bồ đà dù trên tay anh là điếu thuốc hiệu Marlboro. Anh bảo chuộng loại bồ đà xiêm và cho biết giới trẻ thích dùng loại này, thường ngụy trang trong những bao thuốc. Đến giờ mỗi khi ra đường, anh này luôn có một đệ tử mang theo bồ đà và chế thành những điếu thuốc đặt trong chiếc hộp mạ vàng óng.
Dẫn chúng tôi quan sát nhiều nơi chơi bồ đà từ cổng trường, làng đại học đến những khu nhà trọ, hẻm nhỏ... L. và nhóm bạn nghiện bồ đà còn chỉ điểm những mối buôn bán ở các quận 2, 4, 5, Bình Thạnh và Gò Vấp. Điểm đầu tiên L. đưa chúng tôi đi thực địa là bến xe miền Đông. Ở góc khuất nơi bãi xe chất lượng cao, nhiều người đờ đẫn phì phà điếu thuốc. L. bảo "hút bồ đà đó".
Đi đâu mất hút khoảng 10 phút, L. mang ra 10 bịch màu xanh nhạt có kèm giấy quyến, mỗi bịch có thể cuộn 6-7 điếu. L. dẫn cả nhóm ghé vào một quán cà phê gần đó, xe mấy sợi lá trên tay thành điếu, châm lửa và rít! Lim dim, L. giải thích bồ đà được chia thành ba loại chính: lá, gù và xiêm. Hàng lá 40.000-60.000 đồng/bịch, hàng gù (nhiều hoa) 80.000-100.000 đồng/bịch và hàng xiêm được pha trộn với các chất khác, nặng đô hơn và giá cũng cao hơn.
Đêm đó L. đi chia "hàng" trên đường Trần Não, quận 2. Cuối cùng, L. ghé vào một khu nhà trọ để "phê" cùng nhóm bạn. Đó là một nhóm sinh viên cùng các công nhân xa quê tuổi đời rất trẻ. Họ bu lại, xé nhỏ lá thuốc rồi dùng bình nhựa cắm bút để sẵn trong nhà hút như người thường hút điếu cày. T. - sinh viên Trường đại học Công nghiệp - giải thích: " Hút dạng vấn thành điếu rất phí và ít phê, bắn bằng chai nhựa phê tê tới óc". Ngày thường T. mua bao thuốc lá, trút hết ruột bên trong rồi nghiền nhỏ bồ đà cho vào ngụy trang, mang lên giảng đường cho bạn bè cùng hút. Một số công nhân mang cả điếu cày và bồ đà lên công trình.
Ở xóm của L., phần đông thanh thiếu niên ai cũng biết hút bồ đà. Đêm đến, cả nhóm kéo ra những bãi đất trống chơi đê mê. L. bảo: "Đứa nào không biết hút là đồ nhà quê, bọn con gái lớp 8, lớp 9 cũng chơi nữa mà".
Mờ ảo những cơn say
Chúng tôi cùng một thạc sĩ xã hội học tìm đến chốn "nhậu khói" - một kiểu uống bia rượu và chơi bồ đà tập thể - tại một phòng trọ thuộc khu phố 5, phường 22, quận Bình Thạnh để "thực tế" cảm giác của con người khi phê bồ đà.
Hàng được sử dụng là loại bồ đà gù. Trước những tay nghiện vừa mời mọc vừa thách đố, ông bạn này "bắn" xoay vòng nhiều phát cùng những ly rượu mạnh. Hơn một giờ sau anh chàng mắt nhắm mắt mở, ngây ngây dại dại, người thi thoảng lại nhún giật rồi quay sang chỉ vào mặt tôi, hét lớn: "Tùng, sao cái đầu mày trọc lóc vậy?". Tôi thắc mắc mình không phải tên Tùng, càng không phải đầu trọc thì anh ta trợn mắt hung tợn, tát và đấm vào đầu tôi liên hồi, miệng cứ lẩm bẩm mỗi lúc yếu dần: "Sao mày cạo đầu? Tại sao mày lại ở đây?..." rồi thiếp đi, gục tại chỗ.
Sau khi "bắn" vài hơi người hút sẽ cảm thấy mờ ảo. Khi thấm thuốc, cảm giác các cơ bắp săn lại, cả người khô khốc, đầu óc ong ong, mắt nhìn đâu cũng thấy toàn người thân xa lắc ở quê đang trò chuyện quanh mình. Không nén được cảm giác, có người nhoẻn miệng cười và rồi không nín lại được. Cả nhóm chơi cứ nhìn nhau mà cười như điên như dại... Khi dần tỉnh lại, cơ thể đứ đừ, nghe quanh mình tràn ngập mùi tanh tưởi, ngột ngạt. Bước vào phòng vệ sinh, cảnh tượng thật ghê rợn: một thằng trong nhóm ngồi khóc mếu, tay cầm con dao cắt từng đường trên cánh tay, máu cháy ròng ròng trước con mắt lãnh đạm của nhóm bạn.
L. cho biết những người chơi lần đầu đều có cảm giác như thế và chơi chung với rượu thì ép phê hơn. Có người nôn ói, có người khóc người cười, có người thích rạch tay, có người thích đánh nhau, có người bị ảo giác, có người mê nghe nhạc... Cũng theo kinh nghiệm của L., sau khi thử có người không dám chơi tiếp, nhưng nếu chỉ thêm vài lần nữa thì khó bỏ được cảm giác thèm muốn chơi tiếp, nhất là những khi quá vui hoặc quá buồn chán. Khi nghiện sẽ đâm ra lười biếng, chán học chán làm, chỉ thích ăn ngủ, không biết sợ ai. Cậu nhỏ rạch tay trong nhà vệ sinh, theo L., là đứa chuyên sai khiến nhóm bạn đi đánh nhau.
Một con nghiện cắt tay giải sầu sau khi "nhậu khói"
Hủy hoại cuộc đời
Loại ma túy này, theo L., được lấy từ Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước và các tỉnh Tây nguyên với giá 500.000 đồng/lạng rồi trung chuyển khắp nơi, chiết thành từng bịch nhỏ lẻ, len lỏi bán trong mọi ngõ ngách đô thị.
Tìm gặp hơn 20 trường hợp nghiện hút "ma túy xanh" này, chúng tôi thấy họ đều có điểm chung: lừ đừ, lười biếng, bỏ học dở chừng và dính đến nhiều tệ nạn xã hội. Như N.C.K., ngụ quận Gò Vấp, sau khi thi đậu vào một trường đại học đã tập tành theo nhóm bạn chơi bồ đà và đến giờ đã 25 tuổi vẫn chưa tốt nghiệp. K. cuốn theo nhóm bạn ăn chơi và nghiện thêm xì ke, suýt chết ba lần vì sốc thuốc và đã bị nhiễm HIV.
K. ân hận: "Lúc đầu chỉ chơi cho biết vì nghĩ sẽ không nghiện nhưng rồi không quên được. Đã nghiện bồ đà thì dễ dính thêm những thứ khác do bản thân sống buông thả. Một người bạn tôi cũng đi tù vì lên cơn nghiện phải đi ăn cướp".
Bản thân L. cũng là học sinh ngoan của một trường THPT ở Q.Bình Thạnh và từng là thanh niên điển hình của khu phố, nhưng sau một năm chơi bồ đà đã không thể học hết lớp 9. Theo mẹ L., từ ngày nghỉ học đến giờ, suốt ngày thấy L. cứ lừ đừ, ăn với ngủ, tối thì tụ tập đi chơi, nghe người ta nói L. nghiện hút bồ đà nên cũng chửi mắng nhưng rồi cũng đi hút. "Nó bảo chơi cái này như hút thuốc lá, nếu cấm nó cắt cổ liền, nên bây giờ hút luôn trong nhà", bà đau khổ. L. cũng thừa nhận: "Ngày nào không có vài ngụm khói là người cứ run lên, bứt rứt khó chịu lắm". Để có tiền "nhậu khói", nhóm bạn của L. hay dùng mã tấu chặn xe tống tiền người đi đường và rủ rê thêm nhiều người chơi.
Những ngày đi tìm hiểu về thế giới bồ đà, chúng tôi còn nghe trường hợp của L.T.T. - 23 tuổi, ngụ Nông Cống, Thanh Hóa - vì hút bồ đà trong lúc xây nhà ở quận 8 đã bị té gãy chân và chấn thương cột sống. Trường hợp chơi lâu năm như ông N.V.G., 50 tuổi, còn nặng nề hơn. Sau thời gian vùi đầu vào khói độc ông bị tâm thần, lang thang phá phách khắp nơi buộc người thân phải xích lại.
Theo Tiền Phong
Teen và hội chứng "tầm gửi" Không tự tin vào chính mình, nhiều teen chọn cách dựa dẫm và bạn bè, người yêu. Tuy nhiên, quá lệ thuộc vào người khác liệu có phải là giải pháp tốt cho teen? Tiền bạc Là bạn bè, giúp đỡ nhau khi khó khăn là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu phải phụ thuộc vào túi tiền của người khác cũng...