Techcombank nhận PCI DSS về an toàn bảo mật
Techcombank đã vinh dự đón nhận chứng chỉ quốc tế PCI DSS cho hệ thống thẻ do tổ chức đánh giá quốc tế Control Case (Ấn Độ) trao tặng
Đây là một trong những chứng chỉ quan trọng được nhiều tổ chức cung cấp thẻ lớn trên thế giới áp dụng cho các thành viên để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn và bảo mật cho khách hàng.
Thực hiện dự án chuẩn hóa hệ thống
Tiêu chuẩn PCI DSS do Hội đồng Tiêu chuẩn bảo mật (Security Standards Council – SSC) thiết lập dành cho thẻ thanh toán. Tham gia hội đồng là các tổ chức thẻ quốc tế lớn trên thế giới như: Visa, MasterCard, American Express (AMEX), Discover Financial Services, JCB International… Để đạt được tiêu chuẩn PCI DSS, các đơn vị cần đáp ứng 12 yêu cầu khắt khe dành cho hệ thống. Đó là các yêu cầu về chính sách an ninh thông tin, quy trình xử lý dữ liệu, cấu trúc mạng máy tính… nhằm bảo đảm an toàn cho dữ liệu thẻ trong suốt quá trình xử lý và lưu trữ tại các ngân hàng hoặc các đơn vị có chức năng thanh toán trực tuyến. Qua đó, các đơn vị hạn chế được các lỗ hổng bảo mật và rủi ro bị đánh cắp thông tin, đồng thời tăng cường bảo vệ dữ liệu lưu trên thẻ và giao dịch thanh toán thẻ.
Đón nhận chứng chỉ quốc tế PCI DSS
Video đang HOT
Nhận thức được tầm quan trọng của PCI DSS trong việc cung cấp các dịch vụ thẻ đạt tiêu chuẩn bảo mật quốc tế, ngay từ năm 2011, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NAm (Techcombank) đã bắt đầu triển khai thực hiện dự án chuẩn hóa hệ thống nhằm nhanh chóng đạt được tiêu chuẩn PCI DSS cùng các tiêu chuẩn bảo mật khác do Visa/Master quy định.
Chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip – EMV
Techcombank đã chính thức chuyển đổi việc phát hành thẻ quốc tế từ thẻ từ sang thẻ theo công nghệ chip – EMV từ tháng 12-2011, thực hiện áp dụng bảo mật 3D secure từ đầu năm 2013. Khoảng giữa năm 2012, ngân hàng đã triển khai ký hợp đồng với Công ty Control Case (Ấn Độ), một trong những đơn vị độc lập được SSC lựa chọn và được các tổ chức thẻ quốc tế thừa nhận, để tham gia tư vấn và đánh giá xây dựng tiêu chuẩn PCI DSS cho hệ thống của mình, sau hơn một năm theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá độc lập, ngày 12-11-2013, Control Case đã hoàn thành báo cáo và chính thức công nhận hệ thống thẻ của Techcombank đã đạt tiêu chuẩn PCI DSS.
Phát biểu về sự kiện này, ông Phùng Quang Hưng – Giám đốc khối vận hành công nghệ Techcombank, trưởng ban chỉ đạo dự án – cho biết: “Đây là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với chúng tôi trong quá trình nỗ lực xây dựng một hệ thống ngân hàng với nền tảng công nghệ cao, song song với sự an toàn và bảo mật tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn PCI DSS của Techcombank sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn trong việc sử dụng thẻ thanh toán, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra”.
Theo NLD
Đình chỉ siết nợ kho cà phê cầm cố cho 7 ngân hàng
Cho rằng quyết định của TAND Q.4 về việc công nhận cho Ngân hàng Phương Đông siết nợ kho cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân đang cầm cố cho nhiều ngân hàng khác là vi phạm tố tụng nên Viện KSND TP.HCM đã kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định này.
Việc cưỡng chế kho cà phê của công ty Trường Ngân cho ngân hàng Phương Đông tạm thời bị gián đoạn
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: [VIDEO] 'Nhập nhằng' khối lượng tịnh hàng đông lạnhCon cá tra gian nan đường xuất ngoạiNgân hàng, trước khi lên sàn phải "sạch"Nhật Bản giữ nguyên chương trình bơm tiền kỷ lục cho nền kinh tế
Theo Viện KSND TP.HCM, quyết định của TAND Q.4 xác định số cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân (Công ty Trường Ngân; trụ sở: Đường Nguyễn Thị Chạy, khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) cầm cố vay vốn của OCB có vị trí từ trục số 5 đến số 11 (tương đương khoang số 2) trong kho này. Trong khi đó, trong hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng còn lại (gồm Vietinbank, Techcombank, Maritimebank) cũng xác định số cà phê cầm cố của Trường Ngân với các ngân hàng này trùng lặp với khoang số 2.
Vì vậy, Viện KSND TP.HCM cho rằng việc TAND Q.4 công nhận thỏa thuận của OCB và Trường Ngân mà không triệu tập các ngân hàng trên với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng còn lại.
Bên cạnh đó, Viện KSND TP.HCM cũng tạm đình chỉ việc thi hành án liên quan đến quyết định trên, như vậy việc Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Dĩ An tiến hành cưỡng chế kho hàng của Công ty Trường Ngân từ ngày 3/12 để thu hồi nợ cho OCB sẽ tạm thời dừng lại.
Đối với Công ty Trường Ngân, Viện KSND TP.HCM cho rằng từ ngày 29/5 (thời điểm các ngân hàng có cuộc họp chung - PV), cả Công ty Trường Ngân và OCB đã biết có sự tranh chấp giữa các ngân hàng về sự chồng lấn hàng hóa thế chấp nhưng Trường Ngân vẫn không có ý kiến phản đối khi TAND Q.4 tiến hành hòa giải là thể hiện có hành vi "Gian dối, trái đạo đức và vi phạm Bộ luật hình sự". Từ những lập luận trên, Viện KSND TP.HCM tuyên hủy quyết định của TAND Q.4 và trả hồ sơ cho đơn vị này để giải quyết lại vụ án.
Trước đó, Chi cục thi hành án thị xã Dĩ An đã tổ chức việc cưỡng chế đối với Công ty Trường Ngân, đây là việc cưỡng chế hơn 3.000 tấn cà phê hạt ở trong kho của Công ty Trường Ngân làm tài sản thế chấp cho ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Căn cứ quyết định của TAND Quận 4 (TPHCM) công nhận sự thỏa thuận giữa OCB và Công ty Trường Ngân: Các bên thống nhất xác định số tiền mà Trường Ngân còn nợ OCB là hơn 4,4 triệu USD. Trước đó, để đảm bảo khoản vay theo Hợp đồng tín dụng, Công ty Trường Ngân cầm cố cho OCB tài sản là khối lượng 3.360 tấn cà phê xô, đủ điều kiện xuất khẩu.
Một lượng lớn hàng trong kho của công ty Trường Ngân là vỏ cà phê, tạp chất
Đến hẹn trả nợ nhưng Công ty Trường Ngân vẫn không thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết và Công ty này không còn khả năng trả nợ nên Ngân hàng OCB đã làm đơn yêu cầu thi hành án, phát mãi số tài sản nêu trên để thu hồi nợ. Và ngày 3/12, Chi cục thi hành án thị xã Dĩ An đã tổ chức cưỡng chế để thu hồi số tài sản nêu trên.
Điều đáng nói, công tác kiểm kê của lực lượng chức năng cho thấy, trong kho cà phê của Công ty Trường Ngân chỉ có 1.500 tấn hàng. Trong đó, 700 tấn là cà phê, số còn lại chỉ la vỏ và rác, tạp chất không có giá trị về kinh tế. Như vậy khối lượng này không trùng khớp với 3.360 tấn mà Công ty Trường Ngân đã cầm cố cho các ngân hàng trong hợp đồng tín dụng để vay số tiền hơn 600 tỷ đồng.
Trung Kiên
Theo Dantri
Vụ 3.000 tấn cà phê cầm cố 7 ngân hàng: Ngoạn mục "hô biến" rác thành... tiền Khi lực lượng chức năng hoàn tất việc cưỡng chế kho hàng của Công ty TNHH Trường Ngân phát hiện chỉ có 700 là tấn cà phê "xịn", số còn lại là vỏ cà phê, rác cùng hàng trăm loại tạp chất trộn lẫn đóng trong bao. Số cà phê "xịn" chỉ vào khoảng 700 tấn Chiều 11/12, Chi cục Thi hành án...