Techcombank báo lãi hơn 7 nghìn tỷ đồng, thu nhập nhân viên 33 triệu đồng/tháng
Ngân hàng Techcombank vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm với doanh thu và lợi nhuận đều tăng ấn tượng.
Trong quý 3, ngân hàng này đạt 6.272 tỷ đồng doanh thu, lũy kế từ đầu năm đạt 18.139 tỷ đồng, tăng 16% so với 9 tháng đầu năm 2018.
Lợi nhuận sau thuế quý 3 là 2.582 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm Techcombank đạt 7.107 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.
Tính đến 30/09/2019, Techcombank có 10.729 nhân viên, tăng thêm 1.000 nhân viên so với thời điểm đầu năm. Điều này trái ngược với một số ngân hàng TMCP như VPBank đang ra sức cắt giảm nhân sự để giảm chi phí nhân viên.
Việc tuyển dụng thêm 1 nghìn nhân viên từ đầu năm là nguyên nhân khiến chi phí lương và chi phí liên quan tăng gần 1.000 tỷ đồng lên 3.015 tỷ đồng. Tính trung bình, mỗi nhân viên của Techcombank có mức lương bình quân 28 triệu đồng/tháng (cùng kỳ năm ngoái là 23 triệu đồng/người/tháng).
Nếu tính các khoản phụ cấp và thu nhập khác, thu nhập bình quân mỗi tháng của nhân viên Techcombank trong 9 tháng qua là 33 triệu đồng/tháng (cùng kỳ năm ngoái là 27 triệu đồng/tháng).
Techcombank cũng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm với tổng mức cho vay lên đến hơn 205 nghìn tỷ đồng, tăng tới 28% so với đầu năm. Trong đó, 96,63% là nợ nhóm 1. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ lệ 1,06%.
Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 2.855 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với đầu năm.
Video đang HOT
HĐQT và BKS của Techcombank.
Ngân Giang
Theo infonet.vn
Ngân hàng lãi đậm, liệu có bền vững?
Tiếp nối xu hướng của năm 2017 và 2018, nhiều ngân hàng tiếp tục báo lãi đậm trong quý 1 vừa qua, bất chấp nền kinh tế đang bắt đầu đối mặt với một số thách thức và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở nhiều ngành khác suy yếu. Liệu các con số lợi nhuận khủng của ngân hàng có duy trì được sự bền vững?
Dù tăng trưởng tín dụng trong quý 1 đầu năm nay khá thấp so với cùng kỳ các giai đoạn trước, theo đó quy mô kinh doanh không mở rộng quá nhanh, nhưng nhiều nhà băng tiếp tục báo lãi lớn với con số tăng trưởng đột biến trong quý 1 đầu năm nay.
Hoạt động bancassuarance mang lại quả ngọt cho các nhà băng
Lại báo lãi khủng
Đơn cử như Vietcombank lãi quý 1 hơn 4,7 nghìn tỷ đồng, tăng vọt hơn 34% so với cùng kỳ năm 2018 và dự kiến năm nay có thể lãi kỷ lục 20.000 tỷ đồng. Đây cũng là doanh nghiệp niêm yết lãi lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay. 2 ông lớn ngân hàng thương mại Nhà nước (TMNN) khác là Vietinbank và BIDV cũng lãi đậm, tương ứng là hơn 2,5 nghìn tỷ đồng và gần 2 nghìn tỷ đồng, nằm trong tốp 10 doanh nghiệp lãi lớn nhất trên sàn.
Ở nhóm ngân hàng TMCP, Techcombank dẫn đầu khi lãi gần 2,1 nghìn tỷ đồng, cao hơn cả BIDV. Ngay kế tiếp là MBBank khi lãi hơn 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh gần 25% so với cùng kỳ năm 2018. ACB cũng lãi hơn 1,3 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 19,3% so với cùng kỳ.
Ở nhóm lãi dưới nghìn tỷ, Sacomabank dù đang trong quá trình tái cơ cấu cũng công bố lãi 844 tỷ, tăng vọt gần 113% so với cùng kỳ. HDBank lãi gần 800 tỷ, tăng 5,5%; TPBank lãi 682 tỷ, tăng 33%; VIB lãi gần 650 tỷ đồng, tăng hơn 56%; SHB lãi 594 tỷ, tăng mạnh 48% và Bắc Á lãi 196 tỷ, tăng 16% so với cùng kỳ.
Ở nhóm ghi nhận sự sụt giảm chỉ có VPBank báo lãi hơn 1,4 nghìn tỷ đồng, nhưng vẫn giảm mạnh 32% so với cùng kỳ, do ảnh hưởng từ sự sụt giảm hoạt động kinh doanh của công ty tài chính cho vay tiêu dùng FE Credit. Một ngân hàng khác vướng vào nhiều lùm xùm gần đây là Eximabank cũng báo lãi quý 1 giảm mạnh 37% so với cùng kỳ khi chỉ đạt 280 tỷ đồng.
Vì đâu?
Tuy hoạt động cho vay trong những tháng đầu năm nay không mạnh mẽ nhưng quy mô tín dụng của các ngân hàng hiện nay nếu so với cùng kỳ vẫn tăng rất cao nhờ kế thừa sự tăng trưởng tín dụng của nửa cuối năm 2018. Nếu các ngân hàng tiếp tục quản trị chất lượng tín dụng tốt thì dòng thu nhập từ lãi vay sinh ra sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn và ổn định.
Một nguyên nhân lớn khác giúp nhiều nhà băng chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do chi phí trích lập dự phòng giảm mạnh so cùng kỳ. Như tại Techcombank, trích lập dự phòng giảm mạnh 80% so với cùng kỳ, khi chỉ trích thêm 167 tỷ đồng trong quý 1 năm nay. Ngân hàng Vietbank cũng ghi nhận chi phí dự phòng giảm 65% so cùng kỳ, chưa tới 24 tỷ đồng giúp lợi nhuận trước thuế tăng 29% lên hơn 98,7 tỷ đồng.
Hay tại ngân hàng Bắc Á, chi phí dự phòng 3 tháng đầu năm nay thậm chí còn không phát sinh, trong khi cùng kỳ phải trích lập hơn 95 tỷ đồng. Tương tự SHB cũng không phát sinh trích lập dự phòng, trong khi cùng kỳ phải trích lập hơn 66 tỷ đồng. Ngân hàng Nam Á cũng không trích lập dự phòng, giúp ghi nhận lãi sau thuế tăng 97% so với quý 1/2018, đạt gần 239 tỷ đồng.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ các ngân hàng tiếp tục hái quả ngọt từ hoạt động bancassuarance, cũng như tái cấu trúc hoạt động các nguồn thu phí. Như tại Vietcombank, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 1.069 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ. VIB cũng ghi nhận lãi thuần từ dịch vụ tăng 167,3% lên 348 tỷ đồng; TPBank tăng 190% lên 217 tỷ đồng còn Techcombank tăng 16% lên gần 569 tỷ đồng, chiếm 27% lãi sau thuế. Ngân hàng Bắc Á thậm chí tăng 4,6 lần ở lãi từ dịch vụ.
Ở hoạt động kinh doanh ngoại hối, Vietcombank tiếp tục vị thế dẫn đầu khi lãi từ hoạt động này lên đến 928 tỷ đồng, tăng mạnh 50,9%. Với lượng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu khổng lồ và nguồn huy động ngoại tệ chiếm thị phần lớn nhất, Vietcombank có rất nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Liệu có bền vững?
Dù vậy, sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ như trên cũng đặt ra câu hỏi đáng quan tâm là liệu có thể tiếp tục duy trì bền vững. Về cơ bản quý 1 thường chưa xuất hiện trích lập dự phòng hoặc nếu có thì các ngân hàng cũng trích rất thấp và chưa đủ, do đó những quý tới chi phí trích lập dự phòng có thể gia tăng mạnh, đặc biệt khi áp lực nợ xấu tăng lên, từ đó bào mòn lợi nhuận của các ngân hàng.
Gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng đã yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của NHNN về kiểm soát tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro khi bán nợ cho VAMC.
Ngoài ra quan sát các báo cáo tài chính cho thấy lãi phải thu của nhiều ngân hàng tăng đáng kể trong 3 tháng đầu năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc lãi dự thu dù đã ghi nhận vào lợi nhuận của một số nhà băng nhưng thực tế vẫn chưa thu được của khách hàng, nên không tránh khỏi nhiều trường hợp có thể đang ghi lợi nhuận ảo, điều đã từng xảy ra trước đây.
Đáng lưu ý là người đứng đầu ngành ngân hàng cũng yêu cầu các nhà băng phải thực hiện dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi, đặc biệt các khoản lãi có dự thu lớn để kịp thời thoái lãi thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi. Thực hiện thoái các khoản thu lãi dự thu theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của NHNN.
Trước tình hình trên, nếu lợi nhuận của các TCTD trong giai đoạn tới suy yếu trở lại cũng không có gì khó hiểu, khi ảnh hưởng từ việc trích lập dự phòng trở lại và thoái thu đầy đủ. Vì vậy, những ý kiến cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng đã đạt đỉnh trong năm vừa qua dường như cũng có cơ sở.
Theo thegioitiepthi.vn
Techcombank báo lãi 9 tháng tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng, mảng tín dụng áp đảo phi tín dụng Mặc dù lợi nhuận thuần 9 tháng năm nay thấp hơn cùng kỳ năm ngoái nhưng do giảm lượng trích lập dự phòng nên lợi nhuận trước thuế của Techcombank vẫn tăng 14% lên 8.860 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng nguồn thu từ các mảng phi tín dụng của ngân hàng này suy giảm, trong khi nguồn thu từ mảng tín dụng...