Team nội trợ Trung học cách lưu trữ đồ của Nhật, đúc kết ra 10 tips đỉnh nhất
Nếu bạn đang bối rối với quá nhiều mẹo hay dùng cho việc dọn dẹp và lưu trữ đồ đạc thì để team nội trợ xứ Trung giúp bạn!
5 cách lưu trữ tiết kiệm diện tích cho nhà chật 11 cách lưu trữ đồ đạc cho bạn thấy ở nhà nhỏ không phải là vấn đề 9 cách lưu trữ quần áo gọn gàng và thẩm mỹ
Nhiều người nội trợ Nhật Bản đăng ký các khóa học để lấy chứng chỉ về khả năng sắp xếp nhà cửa cũng như bảo quản đồ đạc, giúp cho việc chăm sóc cho tổ ấm được khoa học hơn. Người Nhật vốn đã được biết đến là những người có phong cách sống giản đơn, ngăn nắp. Bởi vậy mà các tips dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa của team nội trợ Nhật Bản thường xuyên được mọi người yêu thích và học theo, team nội trợ Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Dưới đây là 10 cách lưu trữ đồ đỉnh nhất của người Nhật, được team nội trợ xứ Trung thử nghiệm và tâm đắc.
1. Dùng thanh treo đa năng
Team nội trợ Nhật Bản rất giỏi sử dụng những chiếc thanh treo đa năng để có thể tận dụng gần như toàn bộ không gian trống trong nhà. Loại thanh treo này không cần khoan tường mà vẫn có thể cố định được chắc chắn, có thể điều chỉnh ngắn dài dễ dàng.
Các hộp đựng đồ trong tủ có kích thước và cấu tạo khác nhau, khiến cho khi nhét vào hộc tủ sẽ gây nên tình trạng “cái thò cái thụt” rất bừa bộn, hộp cũng dễ bị xê dịch khi lấy đồ.
Vậy nên người Nhật đã đặt một thanh đa năng vào phần trong cùng.
Phương pháp này tuy rút ngắn độ sâu của tủ nhưng mỗi khi bạn đặt hộp đựng đồ vào, chúng sẽ được xếp bằng nhau, giúp ngăn tủ trở ngăn nắp và cố định.
Phòng tắm có khá nhiều khoảng hở giữa tường với bồn cầu hoặc máy giặt. Nhưng nếu đặt đồ trên sàn ở khoảng này thì sẽ khá bất tiện và khó vệ sinh. Vậy nên người Nhật cũng sẽ sử dụng thanh treo đa năng để có thể tận dụng khoảng hở này bằng cách treo đồ đạc lên đó.
Với một số loại kệ siêu mỏng, các thanh treo đa năng được sử dụng để tạo thành đường chặn cố định nhằm ngăn đồ vật rơi xuống.
Sử dụng các thanh treo trong tủ để treo móc treo và có thể dễ dàng lấy ra bất cứ lúc nào mà không bị lộn xộn.
Thậm chí, ở cánh cửa tủ lạnh, team nội trợ Nhật sẽ sử dụng thanh treo để treo các tuýp nước sốt. Ở một số ngăn lớn trong tủ lạnh, thanh treo này có thể được sử dụng để phân chia không gian và cố định đồ vật như các cách dùng phía trên.
Thanh treo đa năng: 25.000đ – 95.000đ
2. Sử dụng các hộp đựng đồ có cùng tông màu và cùng phong cách với căn nhà
Nhiều căn nhà ở Nhật Bản không lớn. Để đảm bảo không gian thông thoáng, người Nhật không chỉ thích làm không gian mở cho phòng khách, phòng bếp mà ngay cả tủ đựng đồ cũng theo phong cách này. Chính vì vậy nên những không gian mở này yêu cầu cao về sự ngăn nắp và hài hòa với ngôi nhà. Giải pháp của người Nhật là chọn những chiếc hộp đựng đồ cùng màu, cùng style với nội thất tổng thể.
Video đang HOT
Ví dụ, người Nhật sử dụng màu trắng và màu gỗ là màu chủ đạo khi làm nội thất, do đó, họ cũng sử dụng hai màu này khi chọn hộp đựng đồ.
Người Nhật sẽ thường chọn hộp lưu trữ chất liệu mây, nhựa PVC hoặc gỗ mỏng, khiến cả chiếc tủ trông rất nhã nhặn, gọn gàng.
Giỏ đựng đồ: 85.000đ
3. Sử dụng giỏ đựng đồ có tay cầm
Người Nhật có mẹo sử dụng giỏ/hộp đựng đồ có tay cầm cho tủ âm tường bếp hoặc ngăn tủ đồ trên cao. Bởi những món đồ ít được sử dụng đều được cất giữ ở những ngăn tủ cao. Việc dùng những chiếc hộp đựng thông thường sẽ khiến bạn thấy rất bất tiện khi muốn lôi chúng ra. Có thêm chiếc tay cầm, việc với lên để kéo đồ ra bỗng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Giỏ đựng đồ có tay cầm: 45.000đ
4. Dùng thêm khay trong tủ lạnh
Tủ lạnh thông thường sẽ tương đối sâu, khi xếp vào quá nhiều đồ sẽ gây nên tình trạng lộn xộn khó lấy, hoặc bạn sẽ lãng quên luôn những món đồ bị nhét quá sâu.
Một trong những phương pháp đơn giản, tiện lợi và dễ áp dụng nhất được các mẹ Nhật Bản khuyên dùng đó là sử dụng khay.
Các khay có thể tận dụng tối đa không gian chiều dọc của tủ lạnh. Bạn có thể phân loại đồ, xếp chúng vào cùng một khay, khi cần lấy thì kéo ra là có thể xem được mọi thứ trong khay đó.
Hộp đựng thực phẩm tủ lạnh: 35.000đ – 46.000đ
5. Sử dụng các hộp đựng để phân chia vật dụng trong ngăn kéo
Phân chia các đồ vật trong ngăn kéo là phương pháp lưu trữ đã quen thuộc với các bà nội trợ Nhật Bản nhưng để thực hiện được đúng không phải là điều dễ dàng.
Bởi vì các món đồ cần lưu trữ có kích thước khác nhau nên kích thước của các hộp lưu trữ cũng phải khác nhau. Vì vậy, trước khi mua hộp, bạn cần đo kích thước ngăn kéo, suy nghĩ xem mình cần cất giữ những đồ vật gì rồi căn cứ vào những món đồ đó để chọn hộp đựng phù hợp.
Sau khi kết hợp theo cách này, đồ dùng sẽ được phân chia hợp lí hơn. Việc lưu trữ và phân chia rõ ràng đồ đạc trong ngăn kéo không chỉ giúp tìm đồ nhanh chóng mà còn tạo nên một chiếc tủ ngăn nắp hơn.
Khay chia ngăn kéo tủ: 20.000đ – 98.000đ
6. Tạo nơi lưu trữ riêng cho các vật dụng nhỏ thường dùng
Nếu những vật dụng nhỏ không được đặt ở vị trí tốt thì dù nhà có ngăn nắp đến đâu cũng sẽ gây khó khăn cho việc tìm kiếm đồ đạc sử dụng hàng ngày. Đặc biệt những món bạn hay phải dùng tới như kéo, dao gọt, kéo cắt móng tay v.v… luôn biến mất đi đâu nếu bạn không để chúng ở những nơi dễ tìm.
Đối với tình huống này, cách tốt nhất là cất giữ đồ ở một vị trí cố định, chẳng hạn như hộp đựng đồ treo tường hoặc thiết kế riêng một ngăn kéo chỉ để đựng những món đồ nhỏ này, từ đó dễ dàng tìm được khi cần sử dụng và nhắc nhở bạn cất chúng trở lại đúng chỗ.
Giỏ đựng đồ treo tường: 27.500đ
7. Chiết dầu gội, sữa tắm ra chai đựng riêng của gia đình
Đối với dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay, chai nguyên bản có màu sắc tương đối rực rỡ, khi đặt cạnh nhau khó có cảm giác ngăn nắp và gọn gàng.
Người Nhật thường sử dụng những chai có màu đồng nhất như trắng hoặc đen, có thiết kế đơn giản.
Khi sử dụng hết, chỉ cần mua thêm túi rồi đổ đầy vào, rất tiện lợi, không gặp rắc rối và tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua cả chai.
Nếu bạn muốn từng đồ vật nhỏ trong nhà đều thống nhất theo một phong cách thì nên sắm những combo thế này, vô cùng hợp lí.
Chai chiết dầu gội, sữa tắm: 24.900đ
8. Dán nhãn các đồ vật
Sau khi sắp xếp đồ đạc xong, để chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể nhận biết và lấy chúng ra nhanh chóng, bạn hãy dán nhãn cho đồ vật. Thời kỳ đầu, cả các bà nội trợ Nhật Bản chủ yếu viết nhãn bằng tay và có thể vẽ lên đó bất kỳ ký hiệu nào họ thích.
Tuy nhiên, với sự gia tăng đồ vật cần lưu trữ hàng ngày, viết tay trở nên rắc rối hơn và người ta dần thay thế bằng cách sử dụng máy in nhãn dán.
Máy in nhãn dán giúp việc phân loại đồ và bảo quản chúng dễ dàng hơn. Sau khi phân loại, bạn chỉ cần dán nhãn là sẽ thấy rõ ràng vị trí mọi đồ vật, tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.
Máy in nhãn: 99.000đ – 369.000đ
9. Sắp xếp khu bảo quản đồ
Sắp xếp cũng là một phần quan trọng giúp việc bảo quản đồ hiệu quả. Đối với các nhu yếu phẩm hàng ngày, từ thực phẩm cho tới giấy lau…, việc sắp xếp chúng lại cùng 1 chỗ sẽ giúp bạn có thể xem nhanh số lượng còn lại và nhanh chóng bổ sung khi sử dụng gần hết.
10. Sắp xếp đồ vật ở nơi chúng thường được sử dụng
Trong quá trình cất giữ, team nội trợ Nhật Bản nhấn mạnh việc cất giữ đồ ở ngay khu chúng thường được sử dụng là rất quan trọng. Khi cần, mọi người sẽ không phải đi quá xa để lấy đồ. Ví dụ như khăn lau bếp nên được cất gần với bàn bếp để thuận tiện hơn cho công cuộc nấu nướng.
Tất nhiên, không có giải pháp nào quá tiêu chuẩn cho việc lưu trữ. Mỗi chúng ta có thể thử nghiệm và đúc kết ra phương pháp lưu trữ nào thực sự phù hợp dựa trên thói quen sinh hoạt của bản thân.
Cách bố trí cây xanh, đồ vật trong nhà để kích vượng vận đào hoa trong cả tình cảm và công việc khi cận kề lễ Thất Tịch
Trong phong thủy có thể tăng vận đào hoa đến từ những hành động hay cách sắp xếp, bài trí trong căn nhà.
Dưới đây, chuyên gia chia sẻ cách bố trí cây xanh, đồ vật trong nhà để kích vượng vận đào hoa khi lễ Thất Tịch cận kề.
Vận đào hoa không chỉ giới hạn trong mối quan hệ tình cảm mà còn ảnh hưởng đến sự thành công trong các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp. Đào hoa vị không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn có tác động đến mọi người trong gia đình. Sự cân nhắc kỹ lưỡng về Đào hoa vị có thể giúp tránh được những vấn đề phong thủy không mong muốn trong ngôi nhà.
Việc "kích" được vận đào hoa lẫn tận dụng nó hỗ trợ đường tình duyên hay thiết lập các mối quan hệ mật thiết, sâu sắc hơn. Trong phong thủy có thể tăng vận đào hoa đến từ những hành động hay cách sắp xếp, bài trí trong căn nhà.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, lễ Thất Tịch năm 2024 nằm trong thời gian tiết Lập Thu. Thời gian này, bạn nên tiến hành dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa hoặc sửa chữa.
Với mỗi người sẽ có một phương vị đào hoa riêng. Theo đó, 12 con giáp có những cách bố trí cây xanh, đồ vật ở những phương vị đào hoa trong không gian sống như sau:
Tuổi Tý - Thìn - Thân đào hoa tại phương Tây chính đào hoa là sơn Dậu năm 2024 đặt một bình thủy tinh đầy nước trong suốt 11 cành cây phát lộc. Dân gian còn gọi là cây sống cũng có tác dụng thúc đẩy vận mệnh đào hoa cá nhân.
Tuổi Sửu - Tị - Dậu đào hoa tại phương Nam chính đào hoa là sơn Ngọ đặt một bình trồng 11 cành cây phát lộc.
Tuổi Dần - Ngọ - Tuất đào hoa tại phương Đông chính đào hoa là sơn Mão đặt một bình thủy tinh đầy nước trong suốt 11 cành cây phát lộc.
Tuổi Mão - Mùi - Hợi đào hoa tại phương Bắc chính đào hoa là sơn Tý đặt một bình trồng 11 cành cây phát lộc sẽ thúc vận mệnh đào hoa cá nhân.
Cách bố trí cây xanh trong ở những phương vị đào hoa trong không gian sống về mặt phong thủy có tác động đến vận mệnh đào hoa.
Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Song Hà còn nhấn mạnh việc bố trí đồ vật trong không gian sống. Tiết Lập Thu năm 2024 năm Giáp Thìn trải dài 15 ngày trọn vẹn trong tháng 7 âm lịch. Tháng này là tháng Thân mà Thân ở phương vị Tây Nam của mặt bằng. Mùi - Khôn - Thân nên phải chú ý cả hướng và phương vị Tây Nam năm 2024 trong tiết Lập Thu đều phạm Nguyệt Thái Tuế.
Ở khu vực phía Tây Bắc, trong tiết Lập Thu năm 2024 nói riêng và trong tháng 7 âm nói chung là thời điểm tốt nhất trong năm. Bởi có niên tinh là sao Tứ Lục hợp hóa với nguyệt tinh là sao Cửu Tử đại cát trùng phùng sẽ giúp cho mọi sự được hanh thông, nhất là khi có bàn làm việc, giường ngủ, cửa chính ra vào. Tại vị trí này cần lưu ý dọn dẹp sạch sẽ.
Tại hướng chính Đông Nam của căn nhà, bạn nên treo chuông gió đồng 1 tầng 6 ống để hóa giải sao nhị hắc hung tinh Bệnh tinh. Khu vực trung cung năm 2024 có sao Tam Bích đến nên chúng ta cũng tránh xáo trộn, khởi công sửa chữa.
Người vợ Nhật Bản chia sẻ "7 bí quyết cất giữ" và thu hút vô số lời khen ngợi từ cư dân mạng! Về việc lưu trữ và sắp xếp, chúng ta vẫn nên học hỏi thêm từ các bà nội trợ Nhật Bản. Các bà nội trợ Nhật Bản rất giỏi trong việc này. Một phụ nữ Nhật Bản 46 tuổi chia sẻ bí quyết cất giữ đồ đạc của mình bất ngờ thu hút vô số lời khen ngợi từ cư dân mạng như...