Tệ sùng bái chữ Hán: Không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì?!
“Đến nay vẫn còn rơi rớt sự sùng kính thái quá chữ Hán, thậm chí là sợ hãi… tiếp nối mấy bác “hay chữ lỏng” mang chữ Hán ra dọa, hù nhau như ở làng xưa!”. Đây là một điều rất đáng suy nghĩ.
Chữ Hán (loại chữ vuông biểu ý) là một thành tựu, một giá trị đáng ghi nhận về mặtvăn hóa của Trung Quốc và của cả nhân loại. Vì nhiều lý do, Việt Nam (và một số nước Châu Á khác) đã tiếp nhận, sử dụng và chịu ảnh hưởng rất nhiều văn hóa Hán học trong một thời gian dài. Việc học chữ Hán là một yêu cầu bắt buộc đối với học trò và trình độ của lớp nhân sĩ, trí thức phụ thuộc vào năng lực hiểu biết chữ Hán của họ. Các triều đại nhà nước phong kiến nước ta chấp nhận sử dụng chữ Hán là “quốc tự” trong các văn bản hành chính, đối nội và đối ngoại. Các sáng tác văn thơ, công trình khoa học, sử học… của nhiều thế hệ tiếp nối nhau được lưu lại cho tới nay bằng chữ Hán (là chính).
Chữ Hán còn hiển hiện qua các di tích mang tính tín ngưỡng, tôn giáo như đình đền, chùa chiền, miếu mạo… mà đó thực sự được coi là di sản vô giá để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu. Dù chữ Pháp, văn hóa Pháp, văn hóa phương Tây sau này tiếp tục ảnh hưởng và ghi dấu ấn trong lịch sử nước ta thì chữ Hán, văn hóa Trung Hoa vẫn đứng ở vị trí cao hơn, sâu đậm hơn.
Tuy nhiên, sau khi có chữ quốc ngữ (dùng mẫu tự Latin) ra đời vào giữa thế kỷ 17 thì nền văn hóa Việt Nam đã có những bước chuyển mang tính lịch sử. Với hệ thống 29 chữ cái, cách viết đơn giản, dùng để ghi âm từ ngữ, lời nói, chữ quốc ngữ được phổ cập và nhanh chóng đi vào mọi hoạt động của đời sống, văn hóa người Việt. Đã có thời kỳ, dưới thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam đã tồn tại hiện tượng tam ngữ bất bình đẳng (chữ Pháp trong hệ thống hành chính nhà nước, chữ Hán trong tầng lớp nhà Nho, chữ quốc ngữ trong dân chúng), nhưng dần dần, chữ quốc ngữ đã vượt lên và khẳng định vững chắc vị thế “độc tôn” không thể thay thế.
Video đang HOT
Ấy vậy mà, trong các công trình tín ngưỡng và tôn giáo bây giờ, mọi chỗ đều chỉ dùng chữ Hán. Nếu là các di tích kiến trúc cũ hoàn toàn, hoặc một số cần trùng tu, phục dựng, thì việc “giữ nguyên hiện trạng” các văn bản chữ Hán là cần thiết. Nhưng với các công trình làm mới thì người ta cũng tìm đủ cách để điểm xuyết cho bằng được mấy chữ vuông nom rất “bí hiểm” kia vào. Chùa Bái Đính (được xây mới tinh), tuyệt nhiên không có một dòng chữ quốc ngữ nào (ghi ở những nơi trang trọng từ cổng, tam quan đến nội thất nhà chùa). Chữ quốc ngữ may chăng chỉ thấy trên các biển hiệu, các thông báo, quy định chỉ dẫn của ban tổ chức… Ngay cả các công trình tín ngưỡng khác (đền thờ các nhân vật lịch sử, nhà thờ…) làm mới, nhưng lại được “cổ hóa” bằng chữ Hán.
Nhà thờ họ tộc Việt 100% cũng ghi chữ Hán. Mà các chữ viết vào đây phải viết bằng chữ Hán cổ (dạng phồn thể) chứ không phải là Hán hiện đại (dạng giản thể). Sinh viên học tiếng Trung Quốc hiện nay (chỉ quen cách viết giản thể) hoàn toàn chịu không đọc nổi chữ Hán cổ. Viết chữ mà đại đa số mọi người trong cộng đồng không đọc được, không hiểu được thì viết làm gì? Nguyễn Bỉnh Quân đã nói đúng: “Gốc ở ta đâu ở mấy chữ đó”. Theo tôi, chúng ta hoàn toàn có thể “quốc ngữ hóa” tất cả những chỗ ghi chữ Hán ở các công trình tín ngưỡng, tôn giáo được làm mới hiện nay. Dĩ nhiên, bằng một cách thể hiện theo tự dạng Latin sao cho phù hợp và có tính thẩm mỹ.
Ý kiến này của tôi chắc sẽ có nhiều người không đồng tình, thậm chí phản đối, cho là tôi nhân danh chữ Việt mà cố “lên gân”. Nhưng với tư cách một người quan tâm tới ngôn ngữ, tôi nghĩ mọi văn bản viết ra trước hết đều phải có giá trị giao tiếp cho đa số. Người Việt nói tiếng Việt, viết chữ Việt. Đó là cách tốt nhất để bảo tồn văn hóa Việt.
Theo vietbao
Cô giáo đầu độc con gái rồi tự tử vì nợ?
Theo nội dung thư tuyệt mệnh để lại, cô giáo dạy tiếng Anh đã đầu độc con gái sau đó tự tử vì nợ nần không có khả năng thanh toán và bế tắc trong cuộc sống.
Vụ việc xảy ra vào sáng 17/3, ở ngôi nhà số 19/8 Đặng Thái Thân (tổ dân phố 10, phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk).
Tại ngôi nhà này, người dân đã phát hiện cô giáo Trần Thị H. (SN 1972), giáo viên giảng dạy bộ môn Anh văn của một Trường THCS trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, cùng con gái 5 tuổi đã tử vong.
Theo người dân địa phương, cô giáo H. chết trong tư thế treo cổ, còn con gái là cháu Nguyễn Thị P.T. cũng đã tắt thở, được đặt ở trên giường. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường.
Theo đó, vật dụng trong nhà không bị xáo trộn, ngoài ra, bên cạnh tử thi của 2 mẹ con, còn tìm thấy một lá thư viết tay được xác định là của cô H. gửi lại.
Nội dung bức thư tuyệt mệnh, cô H. xin mọi người xóa nợ cho mình và nhờ nhà trường nơi cô H. đang công tác đứng ra lo hậu sự cho 2 mẹ con xấu số.
Nhiều người nhận định, rất có thể do nợ nần nên cô giáo này đã đầu độc con gái rồi tự tìm đến cái chết. Được biết, cô H. đã ly dị chồng và hiện 2 mẹ con đang thuê nhà ở Đặng Thái Thân (tổ dân phố 10, phường Tân Thành) để sống.
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ tử tự tập thể rất đau lòng. Trước đó, vào sáng 7/3, người thân cũng phát hiện gia đình ông Lê Thành Trung (36 tuổi) cùng vợ là Nguyễn Thị Kim Phượng (35 tuổi, đang mang thai 7 tháng) và con trai Lê Huy Phát (7 tuổi) ở xã Sơn Đông, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre tử vong trong căn nhà đã bị khóa trái.
Tang lễ của gia đình ông Lê Thành Trung (Ảnh: VTC News)
Ông Trung đã treo cổ chết trong phòng ngủ cạnh đó vợ và con ông nằm chết trên giường, nghi là do uống thuốc độc. Theo nội dung 7 lá thư tuyệt mệnh ông Trung để lại thì ông tìm đến cái chết là do nợ nần và mắc bệnh hiểm nghèo. Trước khi ông chết, có thể người đàn ông này đã bức tử vợ con bằng cách ép uống thuốc trừ sâu.
Gần đây nhất là vào trưa ngày 12/3, người dân đánh cá xã Quảng Bị (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phát hiện tại một nhánh sông đoạn qua cống Đồn (xã Quảng Bị) thi thể 1 phụ nữ và 1 bé trai nổi trên mặt sông trong tư thế buộc vào nhau.
Nạn nhân là chị Nguyễn Thị T. (31 tuổi), do cuộc sống gia đình không hạnh phúc, chị T. đã ôm con trai là cháu Vũ Viết H. (5 tuổi) nhảy sông tự vẫn.
Theo vietbao
Doanh nghiệp bất động sản sẽ phải điều chỉnh mạnh nhất Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nợ xấu và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) hiện đang được quan tâm đặc biệt do dư nợ tín dụng liên quan đến lĩnh vực này như kinh doanh BĐS, vay đầu tư sản xuất kinh doanh thế chấp bằng nhà, đất... chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư...