Tê giác lâm nguy
Nhu cầu của giới nhà giàu mới nổi ở Việt Nam và Trung Quốc chính là nguồn gốc khiến nạn săn trộm tê giác ngày càng bùng nổ ở Nam Phi.
Số tê giác ở châu Á và châu Phi đang giảm mạnh khi tình trạng buôn bán bất hợp pháp sừng của loài động vật hoang dã này bùng nổ. Điều đó xuất phát từ những điều thêu dệt của các băng nhóm buôn lậu và do sự săn tìm của giới nhà giàu mới ở Trung Quốc và Việt Nam. Những chuyện hoang đường về công dụng của sừng tê giác đã khiến nhiều người lao vào săn tìm. Từ đó, nạn săn trộm tê giác tăng lên, đặc biệt là ở Nam Phi.
Một con tê giác ở Nam Phi đã bị sát hại để lấy sừng
Ảnh: SOUL ADVENTURE
Nhu cầu ngày càng tăng
Nam Phi là đích nhắm chủ yếu đối với những tay săn trộm bởi đây là nơi cư trú của hơn 80% tê giác trên thế giới, 90% tê giác ở châu Phi, với khoảng 21.000 con. Nam Phi là nơi đàn tê giác phục hồi sau khi suýt bị tuyệt chủng vào thập niên 1960 và cũng là nơi chúng đang bị đe dọa nhất.
Lực lượng chức năng Nam Phi cưa sừng tê giác để ngăn ngừa nạn săn trộm
Ảnh: I.R.F
Theo trang web Stop Rhino Proaching, tính đến ngày 13-2, số tê giác bị săn trộm từ đầu năm 2013 ở Nam Phi đã lên đến 96 con. Dữ liệu thống kê cho thấy con số này cao hơn tổng số tê giác bị săn trộm cả năm 2008 – 83 con – và gần bằng số bị săn trộm trong năm 2009 – 122 con. Năm 2012, tổng số tê giác bị săn trộm đã lên đến con số kỷ lục 668 con, so với 448 con năm 2011 và 333 con năm 2010.
Tính chung ở cả châu Phi, trung bình mỗi tháng có 50 con tê giác bị sát hại để lấy sừng. Ước tính, giá sừng tê giác bất hợp pháp dao động từ 25.000 USD đến 65.000 USD/kg.
Video đang HOT
Việc sử dụng sừng tê giác trong y học cổ truyền của Trung Quốc (thuốc Bắc) và phương Đông đã có cách đây nhiều thế kỷ. Một thầy lang thuốc Bắc đã nghỉ hưu miêu tả: “Sừng tê giác có tính rất hàn và được sử dụng để chữa trị các bệnh về nhiệt. Sừng tê giác giải nhiệt và giải độc trong máu. Nó cũng được sử dụng để điều trị các chứng bệnh khiến máu bị xuất ra ngoài cơ thể, chẳng hạn chảy máu cam. Chỉ lấy một ít sừng tê giác trộn với các nguyên liệu khác (thảo dược) hoặc trà, ta sẽ có thuốc trị bệnh…”.
Từ năm 1993, chính phủ Trung Quốc đã cấm buôn bán sừng tê giác với mục đích chặn đứng việc sử dụng các chất dẫn xuất của động vật hoang dã trong y học cổ truyền. Thế nhưng, ngày nay, nhiều gia đình Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng sừng tê giác như một phương thuốc chữa bệnh với lý do tổ tiên, cha ông của họ đã từng dùng. Những người này không quan tâm đến bất cứ điều gì, miễn là người nhà của họ được cứu sống. Do đó, nạn săn tê giác lấy sừng vẫn còn lý do để tồn tại và tăng mạnh.
Việt Nam: Thị trường lớn nhất
Trong khi đó, theo báo Global Post, ở Việt Nam, sừng tê giác đắt hơn cocain nhưng lại là sự chọn lựa của nhiều người. Những người này tin rằng uống một liều thuốc bổ được chế biến từ sừng tê giác sẽ giải độc cơ thể sau một đêm nhậu nhẹt say sưa và ngăn chặn tình trạng khó chịu. Thậm chí, có người còn cho rằng rượu ngâm sừng tê giác là thức uống của các nhà triệu phú. Đây là một nhu cầu khác nữa gây nên cuộc khủng hoảng săn trộm tê giác ở Nam Phi vốn đã bắt đầu bùng nổ vào năm 2008 và kể từ đó, tình hình ngày càng tệ hại hơn.
TRAFFIC, tổ chức theo dõi nạn buôn bán động vật hoang dã, nhận định nhu cầu của giới nhà giàu mới nổi ở Việt Nam và Trung Quốc là nguồn gốc của vấn đề. Ông Tom Milliken, chuyên gia về tê giác của TRAFFIC, làm việc ở châu Á và châu Phi, nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, hành vi mời bạn bè dùng sừng tê giác tại một buổi tiệc đã trở thành cách thức thời thượng chứng tỏ sự giàu có và địa vị của chủ tiệc.
Nghiên cứu hiện tượng nêu trên ở Việt Nam, ông Milliken giải thích: “Sự việc xảy ra như sau: Tại buổi tiệc, tôi gọi các bạn thân nhất của mình lại và chúng tôi đi vào một căn phòng khác. Tôi mang ra một số bột sừng tê giác và tất cả chúng tôi dùng nó. Sau đó, chúng tôi quay lại tiếp tục dự tiệc”.
Một bản báo cáo mới của TRAFFIC, với ông Milliken là đồng tác giả, đã mô tả chi tiết về nhu cầu sừng tê giác tăng vọt ở Việt Nam, nạn tham nhũng trong ngành công nghiệp động vật hoang dã Nam Phi, kẽ hở trong các quy định và các mạng lưới tội phạm tinh vi. Đó là những yếu tố tạo cơ hội cho nạn săn trộm tê giác tăng mạnh. Giới nhà giàu mới nổi ở Việt Nam đang tìm kiếm địa vị đã trở thành nhóm người tiêu dùng sừng tê giác lớn nhất thế giới, góp phần làm gia tăng nhu cầu và khiến tình trạng sát hại loài động vật hoang dã này ở Nam Phi tăng vọt.
Ở Việt Nam, một nhóm người tiêu dùng sừng tê giác chủ chốt khác là những bệnh nhân mắc chứng nan y, đặc biệt là ung thư. Những người này tin rằng sừng tê giác có thể chữa bệnh cho dù họ không có bất kỳ chứng cứ y học nào. Bản báo cáo nêu trên của TRAFFIC còn miêu tả hiện tượng chào hàng sừng tê giác trên hành lang các bệnh viện đối với người nhà bệnh nhân ung thư.
Không có tính chất chữa bệnh
Các cuộc nghiên cứu khoa học đã chứng minh sừng tê giác không có giá trị là phương thuốc chữa bệnh. Công trình nghiên cứu của Công ty Hoffmann-LaRoche, đăng trên tạp chí The Environmentalist, đã không phát hiện chứng cứ nào cho thấy sừng tê giác có hiệu quả về y học là thuốc giải nhiệt và không có tác dụng giảm sốt. Cuộc thử nghiệm còn xác nhận sừng tê giác có thành phần cấu tạo giống như móng tay, không có đặc tính giảm đau, kháng viêm, chống co thắt, lợi tiểu, cũng như không chống nhiễm trùng và chống vi khuẩn đường ruột.
Theo Dantri
Tê giác lâm nguy: Sự can dự của người Việt
Trong khoảng thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, gần một nửa thợ săn động vật hoang dã ở Nam Phi là người Việt Nam.
Vai trò của người Việt trong nạn săn trộm tê giác ở Nam Phi dường như đã trở nên rõ ràng hơn khi các số liệu chứng minh những người đến từ Việt Nam góp phần đáng kể làm gia tăng con số động vật này bị giết hại hoặc săn bắt, cả hợp pháp lẫn phi pháp. Bộ trưởng Môi trường Nam Phi Edna Molewa từng phát biểu trước quốc hội nước này rằng trong số 384 người nước ngoài săn bắt tê giác ở Nam Phi kể từ tháng 7/2009 có 185 người Việt Nam.
Đa số là người Việt
Ông Molewa đã nêu con số cụ thể số tê giác bị người Việt săn bắn và sát hại tại từng địa phương khác nhau ở Nam Phi tính đến giữa năm 2012. Đó là 24 con tê giác ở tỉnh Đông Cape, 133 con ở tỉnh North West, 28 con ở Limpopo, 22 ở tỉnh Free State và 14 con ở KwaZulu-Natal. Hơn nữa, theo The Weekend Post, ông Rodney Visser, điều phối viên tình báo chống săn trộm của tỉnh Đông Cape, cho biết trong số những người nước ngoài bị bắt vì săn trộm tê giác, người Việt chiếm khoảng 58%.
Bộ trưởng Molewa xác nhận: "Đa số người bị bắt ở đây đến từ Việt Nam". Ông cho biết gần 60% đơn xin săn tê giác kể từ đầu năm 2010 là của người Việt. Theo trang tin Bloomberg, Nam Phi hiện đã cấm các công dân Việt Nam săn tê giác ở nước này. Lý do được đưa ra là không có gì bảo đảm rằng họ sẽ không bán trái phép sừng của các con vật này, vốn giá trị cao hơn vàng nhiều.
Sừng tê giác được bày bán ở Việt Nam. Ảnh: ALAMY
Ông Tom Milliken, chuyên gia của Traffic - mạng lưới theo dõi nạn buôn bán động vật hoang dã, cho biết trong số 43 người châu Á bị bắt trong năm 2012 ở Nam Phi có 24 người Việt Nam. Theo ông, trong khoảng thời gian từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, 48% thợ săn động vật hoang dã ở Nam Phi là người Việt Nam. Ngoài ra, một trong những tuyến vận chuyển sừng tê giác từ Johannesburg về Hà Nội được tin chắc là qua một người Việt chuyên săn tìm tê giác trắng. Theo báo The Guardian (Anh), việc săn bắn được thực hiện bởi các tay thợ săn chuyên nghiệp thay cho những người không phải là thợ săn.
Một số nhân viên ngoại giao Việt Nam đã bị triệu hồi sau khi bị bắt quả tang nhận sừng tê giác trái phép ở Nam Phi. Năm 2008, bà Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi, đã bị quay phim lúc đang nhận sừng tê giác bên ngoài đại sứ quán Việt Nam ở Pretoria. Đại sứ Trần Duy Thi xác định: "Đây chỉ là hành vi cá nhân". Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã quyết định triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước để tường trình và làm rõ sự việc. Cũng theo ông Thi, hồi năm 2006, môt tùy viên thương mại cũng liên quan tới một vụ tương tự và đã bị gọi về nước ngay. Sau sự cố đó, theo đài BBC, các nhân viên sứ quán Việt Nam ở Nam Phi đã thường được nhắc nhở trong các cuộc họp về chuyện không được tham gia buôn lậu sừng tê giác.
Cần mạnh tay hơn
Theo Liên đoàn Động vật hoang dã Thế giới (WWF), Việt Nam nằm trong số những quốc gia ở châu Á chưa bảo vệ hiệu quả các loài có nguy cơ diệt chủng cao. WWF phát hiện rằng Việt Nam còn là điểm nóng đối với những người tìm cách bán sừng tê giác được buôn lậu từ Nam Phi. Điều đáng nói là xu hướng này sẽ không kết thúc trong thời gian sắp tới.
Bà Elisabeth McLellan, giám đốc chương trình các loài trên toàn cầu của WWF, nhấn mạnh: "Việt Nam phải trấn áp hành vi buôn bán sừng tê giác trái phép, cần xem lại mức phạt và dẹp bỏ ngay các thị trường bán lẻ, kể cả hành vi quảng cáo sừng trên internet".
Ông Milliken thừa nhận việc buôn bán sừng tê giác hiện nay ở Việt Nam là một khía cạnh khác của việc tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ. Bản báo cáo của ông lưu ý rằng các website quảng bá việc tiêu thụ sừng tê giác với các khẩu hiệu như "cải thiện sự tập trung" và "sừng tê giác như chiếc ô tô sang trọng". Ông Colman O'Criodain, chuyên gia về buôn bán động vật hoang dã của WWF, cho biết trước đây Việt Nam không phải là thị trường đáng kể cho việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Ông khẳng định: "Trong quá khứ, ở Việt Nam không có nhu cầu lớn về buôn bán động vật hoang dã và nước này cũng không phải là một nguồn cầu lớn. Điều làm tăng nhu cầu hiện nay là căn bệnh ung thư. Thêm vào đó, hiện tượng trên còn gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế cũng như sở thích tiêu dùng phô trương của tầng lớp trung lưu mới nổi".
Tại hội nghị năm 2010 của Công ước về buôn bán các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng (Cites), ban thư ký công ước tuyên bố rằng Việt Nam đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi nạn buôn bán trái phép sừng tê giác. Cả WWF và Cites đều đang kêu gọi Việt Nam tăng cường việc thi hành luật pháp về buôn bán động vật hoang dã, trấn áp việc buôn bán trên internet và giáo dục người dân về vấn đề này.
Trung Quốc, Thái Lan giống Việt Nam
Việt Nam không phải là nước duy nhất trong khu vực có nhiều kẻ kiếm sống bằng hành vi buôn bán động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trung Quốc và Thái Lan cũng là những quốc gia có hạng trong lĩnh vực này. "Ở Thái Lan, ngà voi châu Phi bất hợp pháp được bày bán công khai ở các quầy hàng thu hút sự quan tâm của du khách" - bà McLellan nói.
Trong khi đó, cả Ấn Độ và Nepal đều nhận được sự đánh giá tích cực từ WWF. Riêng Nepal đã từng ăn mừng cả một năm không có một trường hợp săn trộm tê giác nào.
Theo 24h
Thêm người Việt bị bắt vì nghi buôn lậu sừng tê giác Ngày 25/2, hãng thông tấn Mozambique (AIM) cho biết cảnh sát nước này đã bắt giữ một công dân Việt Nam tại Sân bay quốc tế Maputo do người này sở hữu sáu sừng tê giác với tổng khối lượng khoảng 17kg. Người đàn ông có tên Ho Chien này bị bắt giữ khi chuẩn bị lên một chuyến bay quốc tế hôm...