Tè bậy ngay gần nhà vệ sinh siêu sạch giữa Thủ đô
Nhà vệ sinh với nội thất hiện đại, sạch sẽ và chỉ mất 2.000 đồng/lần nhưng thỉnh thoảng lại có người tè bậy ngay gần đó.
Ngày 8/8/2016, UBND Hà Nội ra thông báo truyền đạt kết luận của tập thể lãnh đạo thành phố đồng ý với đề xuất của một doanh nghiệp tài trợ 1.000 nhà vệ sinh công cộng, phục vụ công ích cho thành phố. Trong ảnh, nhà vệ sinh thí điểm đầu tiên trên đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, gần cổng công viên Thống Nhất).
Kinh phí để xây dựng một nhà vệ sinh là gần 200 triệu đồng. Khu nhà vệ sinh công cộng này rất tiện ích, gồm 2 phòng dành cho nam và nữ. Các phòng đều có tay vịn nhằm phục vụ người khuyết tật. Thiết bị bên trong nhà vệ sinh đều đạt chất lượng tốt, thuộc hạng hiện đại nhất hiện nay.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhà vệ sinh này có rất nhiều người dân sử dụng dù phải xếp hàng chờ
Nhà vệ sinh sạch sẽ vì luôn có nhân viên dọn dẹp
Nhà vệ sinh công cộng có màu xanh lá cây thân thiện với môi trường, và được xây dựng bằng hệ thống khung thép, có khả năng chịu lực tốt. Trần nhà và tường ốp bên trong bằng nhôm, vừa dễ lau chùi lại rất thoáng khí.
Video đang HOT
Bà Liên, người trông giữ, dọn dẹp nhà vệ sinh cho biết: “Trước đây, có quy định người dân đi vệ sinh không phải trả tiền nhưng hiện nay đã thu phí 2.000 đồng/lượt”.
“Thực tế nhà vệ sinh ở Hà Nội quá ít, một số nhà vệ sinh lại quá bẩn. Nhưng nhà vệ sinh này, chất lượng rất tốt, sạch sẽ, tôi không bao giờ tiểu tiện ở ngoài. Tôi nghĩ, dự án như này rất có ý nghĩa cho vệ sinh môi trường Thủ đô”, anh Kỳ cho biết
Theo bà Liên, từ khi phạt 3 người 6 triệu đồng tiền phóng uế, người dân xung quanh đây đã có ý thức hơn. “Trước đây, có nhà vệ sinh này rồi nhưng họ vẫn cứ đứng gần đây phóng uế. Thậm chí, tôi phải ra đập lưng họ bảo đi vào trong kia cho văn minh”. Trong ảnh, bà Liên chụp lại một người đi tè ngay tấm biển cấm đái bậy
Ông Đoàn Mai Chương, 76 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) là người thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh công cộng cho biết: “Nhà vệ sinh mới này là tuyệt vời nhất, sạch sẽ, theo tôi phạt 2 triệu một lần phóng uế là không nặng, đã ở Thủ đô phải văn minh, họ phóng uế tức là họ không tôn trọng môi trường họ sống”
Hệ thống thiết bị bên trong đều rất hiện đại
Có tay vịn dành cho người khuyết tật
Vòi nước này hoạt động bằng hệ thống cảm ứng
Đèn điện cũng sẽ tự tắt sau 10s kể từ khi cửa đóng
Tuy nhiên, một số người lại tè bậy ngay sát nhà vệ sinh sạch sẽ. Ảnh chụp vào sáng nay, tại phố Trần Nhân Tông, đoạn gần cổng Công viên Thống Nhất.
Một số nhà vệ sinh đang trong quá trình hoàn thiện trên khắp các tuyến phố ở Hà Nội. Trong ảnh, nhà vệ sinh đặt ngay trên vỉa hè trên phố Hoàng Cầu, cạnh hồ Hoàng Cầu (Đống Đa)
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Hà Nội sắp có thêm 1.000 nhà vệ sinh công cộng
Thành phố đồng ý chủ trương cho một doanh nghiệp tài trợ hệ thống nhà vệ sinh, xe bồn, cây lọc nước và ghế đặt nơi công cộng.
Ngày 8/8, UBND Hà Nội ra thông báo truyền đạt kết luận của tập thể lãnh đạo thành phố về việc một doanh nghiệp đề xuất tài trợ 1.000 nhà vệ sinh công cộng, 10 xe bồn chuyên dụng, 50 cây lọc nước công cộng uống trực tiếp, 200 ghế gang đúc phục vụ công ích cho thành phố.
Nhà vệ sinh bằng thép giá khoảng 1 tỷ đồng từng gây nhiều tranh cãi. Ảnh: ĐL.
Lãnh đạo Hà Nội cho rằng, đề xuất hoàn toàn phù hợp với chủ trương của thành phố về việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư, huy động mọi nguồn lực của xã hội phục vụ cho phát triển. Thực tế hiện nay, hệ thống nhà vệ sinh công cộng cũng như thiết bị cung cấp nước uống, ghế ngồi tại nơi công cộng trên địa bàn rất thiếu và không đồng bộ. Do đó, UBND thành phố đồng ý về chủ trương và cho phép đơn vị thực hiện đề án được khai thác quảng cáo ở các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn trong 10 năm để thu hồi vốn.
UBND thành phố yêu cầu các nhà vệ sinh công cộng phải đồng bộ về trang thiết bị, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan của từng địa điểm; sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường; thiết kế thoáng gió, sử dụng vòi nước tự động. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm duy tu, vận hành trong suốt quá trình hoạt động các nhà vệ sinh công cộng này.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có 340 nhà vệ sinh công cộng, trong đó 236 nhà xây cố định, phân bố trong các ngõ xóm, khu tập thể cũ và 104 nhà vệ sinh bằng thép được đặt trên đường phố, nơi vui chơi giải trí, điểm chờ xe buýt.
Cuối tháng 10/2013, UBND Hà Nội đã phê duyệt chủ trương xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng với tổng mức đầu tư 15 tỷ đồng.
Dự toán cụ thể được Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội đưa ra: chí phí xây dựng 1,1 tỷ đồng, chi phí thiết bị 11,3 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 235 triệu đồng, tư vấn 485 triệu đồng, chi phí khác 874 triệu đồng và chi phí dự phòng 904 triệu đồng. Chi phí đề xuất cho chuẩn bị đầu tư dự kiến 358 triệu đồng.
Sau khi có nhiều ý kiến không đồng tình về kế hoạch này, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng dừng việc chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép trị giá 15 tỷ đồng.
Võ Hải
Theo VNE
Hà Nội đề xuất hạ đê sông Hồng phục vụ giao thông Để thuận tiện cho hoạt động dân sinh và giao thông, Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp hạ cốt đê sông Hồng xuống cao độ dương 12,4 mét, đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương. Với cách làm trên, mặt đường Nghi Tàm sau khi cải tạo sẽ tương ứng với cao độ đường gom dân sinh và...