TCM sẽ phải trích lập dự phòng ra sao khi đối tác Mỹ nộp đơn phá sản?
Theo BSC, trong trường hợp thận trọng, TCM thực hiện trích lập hết đối với 45 tỷ có khả năng thu hồi dưới 50% trong 2018 thì LNST ước tính sẽ đạt 222,3 tỷ ( 16% YoY), tương đương với EPS = 3.580 đồng/CP.
Mới đây, Sear, đối tác lớn với giá trị đơn hàng chiếm khoảng 7% doanh thu hàng năm của May Thành Công (TCM) đã nộp đơn xin phá sản. Điều này đã gây ra những lo ngại về khả năng thu hồi nợ, cũng như thị trường của TCM.
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra báo cáo đánh giá ảnh hưởng của việc Sear phá sản tới TCM.
Theo phương án tái cấu trúc của Sear, công ty sẽ đóng cửa 142/687 cửa hàng đến cuối 2018, và đợt 2 sẽ đóng cửa thêm 145 cửa hàng, bán 400 cửa hàng trong cuộc đấu giá dự kiến vào tháng 1/2019 và tìm kiếm khoản hỗ trợ tài chính 600 triệu USD để đảm bảo hoạt động trong mùa lễ cuối năm.
Video đang HOT
BSC đánh giá tác động từ sự kiện này đến doanh thu của TCM sẽ chưa đáng kể trong năm nay nhưng sẽ rõ ràng hơn trong năm tới. Hiện tại, Sear vẫn hoạt động và đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với các công ty đầu tư để nhận được 450 triệu USD đổi lấy các tài sản đảm bảo (bao gồm quyền thuê cửa hàng), đồng thời các ngân hàng chủ nợ cũng đồng ý cung cấp 150 triệu USD để giúp Sear tái cơ cấu (thay vì 300 triệu USD như ban đầu).
Do đó, về phía TCM, công ty vẫn tiếp tục thực hiện các đơn hàng của Sear cho mùa đông xuân 2018-2019. Sang năm 2019, quy mô của Sear bị thu hẹp theo phương án tái cấu trúc (mặc dù lưu ý là các cửa hàng được Sear giữ lại đều có hiệu quả tốt EBITDA> 0) hoặc trong trường hợp xấu có thể phải đóng cửa nên BSC đánh giá doanh thu của TCM sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Để giảm bớt ảnh hưởng của sự suy giảm này, TCM hiện đang tích cực tìm kiếm các đối tác mới tại thị trường Mỹ cũng như các thị trường khác.
Thứ hai liên quan đến khoản phải thu, số dư nợ phải thu của các bên liên quan đến Sear tại 30/09/2018 là 95,5 tỷ đồng, hình thức thanh toán là điện chuyển tiền (TT) nên không có cam kết bảo lãnh thanh toán của phía ngân hàng. TCM cho biết trong khoản phải thu này có khoảng 40 tỷ (gần 2 triệu USD) là hàng giao trong vòng 20 ngày kể từ ngày Sear nộp đơn phá sản và hàng đang trên tàu vận chuyển có khả năng thu hồi là 75-100%, phần còn lại khoảng 45 tỷ thì khả năng thu hồi 30-50%.
Do đó, BSC đánh giá TCM sẽ phải thực hiện trích lập đối với các khoản phải thu này nhưng thời điểm và giá trị trích lập sẽ phụ thuộc vào khả năng Sear tiếp tục hoạt động cũng như tuổi của các khoản nợ.
Trong trường hợp thận trọng, TCM thực hiện trích lập hết đối với 45 tỷ có khả năng thu hồi dưới 50% trong 2018 thì LNST ước tính sẽ đạt 222,3 tỷ ( 16% YoY), tương đương với EPS = 3.580 đồng/CP, P/E fw = 7,05x. BSC cũng lưu ý thêm hình thức thanh toán TCM hiện đang áp dụng đối với các khách hàng Mỹ (chiếm 13% doanh thu) chủ yếu là điện chuyển tiền (TT) nên tiềm ẩn rủi ro về thanh toán.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khách hàng Mỹ đóng góp 7% doanh thu Dệt may Thành Công đã nộp đơn phá sản
Trong danh sách các công ty con của Sears Holdings nộp đơn phá sản bao gồm 2 công ty con đang giao dịch với Thành Công là Công ty Sears, Roebuck và Công ty Kmart, hiện doanh thu 2 công ty này chiếm 7% tổng doanh thu hàng năm của Thành Công.
CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (mã TCM) mới công bố thông tin bất thường về việc khách hàng của Dệt may Thành Công là Công ty Sears Holdings (Nasdaq: SHLD) chính thức nộp đơn phá sản tại toà án của Hoa Kỳ. Trong danh sách các công ty con của Sears Holdings nộp đơn phá sản bao gồm 2 công ty con đang giao dịch với Thành Công là Công ty Sears, Roebuck và Công ty Kmart, hiện doanh thu 2 công ty này chiếm 7% tổng doanh thu hàng năm của Thành Công.
Phiên xử của toà phá sản Hoa Kỳ được dự kiến tiến hành vào ngày 15/11/2018. "Hiện Thành Công đang nỗ lực tham gia vào quá trình Toà án giải quyết thủ tục phá sản theo luật định để thu hồi số tiền hàng bán chưa được thanh toán", Dệt may Thành Công cho biết.
Báo cáo tài chính của Dệt may Thành Công cho thấy, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng mạnh trong thời gian vừa qua. Cụ thể, tháng 9/2018, doanh thu thuần đạt khoảng 14,5 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt khoảng 16%. Tương ứng, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 714.000 USD.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2018, doanh thu Dệt may Thành Công đạt khoảng 119 triệu USD, tương đương 2.796,5 tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế hoạch năm 2018. Lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 8,6 triệu USD, tương đương hơn 202 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch năm 2018.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCM của Thành Công cũng đã bứt phá mạnh, hiện đang giao dịch tại vùng 27.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 75% thị giá chỉ sau 3 tháng.
BẢO VY
Theo bizlive.vn
Sự cố với đối tác Mỹ, Dệt may Thành Công tăng trưởng chậm Hai vấn chính khiến TCM không hoàn thành kế hoạch lãi tháng 10 do khách hàng Mỹ phá sản và tỉ giá. Lũy kế 10 tháng, Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã chứng khoán:TCM) đã vượt 6% kế hoạch lợi nhuận năm. Mức độ ảnh hưởng từ đơn hàng Mỹ? Theo TCM, tháng 10...