TCM: Cổ phiếu trong đà thăng hoa, báo lãi ròng 4 tháng đầu năm giảm hơn nửa về chỉ còn 40 tỷ đồng
Mặc dù kinh doanh kém sắc, cổ phiếu TCM trên thị trường đang trong xu hướng tăng tốt, cùng với nhiều đơn vị trong ngành.
Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) vừa thông báo tình hình kinh doanh tháng 4/2020 với doanh thu tháng đạt 9,5 triệu USD (~409 tỷ đồng), giảm 13,6% cùng kỳ năm trước. Lãi sau thuế đạt 328.747 USD (~7,6 tỷ đồng), giảm 59%.
Lũy kế 4 tháng, TCM ước doanh thu 42,7 triệu USD (~993 tỷ đồng), giảm 18% và lợi nhuận 1,72 triệu USD (~40 tỷ đồng), giảm 52% so với cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân sụt giảm, Công ty cho biết do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Công ty đã tìm kiếm đơn hàng khẩu trang vải kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế bù đắp cho thiếu hụt đơn hàng truyền thống. TCM vẫn duy trì việc làm ổn định cho tất cả cán bộ công nhân viên, chưa có bất cứ trường hợp nào phải nghỉ việc hay bị giảm lương tính đến thời điểm này.
Video đang HOT
Mặc dù kinh doanh kém sắc, cổ phiếu TCM trên thị trường đang trong xu hướng tăng tốt, cùng với nhiều đơn vị trong ngành.
Được biết, sự thăng hoa trên xuất phát từ công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sắp đến. Trước đó, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Theo đó, EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Bộ Công Thương đã lấy ý kiến các bộ, ngành để chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA từ cuối năm 2019. Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ Công Thương về cơ bản đã hoàn thiện Bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA và trình lấy ý kiến Chính phủ. Bộ Công Thương cũng tích cực làm việc với Bộ Tư pháp để cập nhật Chính phủ kết quả rà soát pháp luật phục vụ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA.
Song song, Bộ Công Thương đã chủ động theo sát tình hình phê chuẩn của EU và việc Anh rời EU, từ đó cập nhật kịp thời những thay đổi liên quan tới công tác phê chuẩn Hiệp định EVFTA của Việt Nam.
Ngành xây dựng lao đao khi bất động sản khó khăn, nhiều ông lớn nỗ lực vượt bão
Nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng mặc dù tiếp tục bày tỏ lo ngại về tình hình kinh doanh khó khăn trong quý II/2020 nhưng hiện nay nhiều ông lớn ngành xây dựng cũng đang nố lực vượt bão.
Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây dựng quý 1.2020 do Tổng cục Thống kê thực hiện cho thấy nhiều doanh nghiệp xây dưng nhận định không khả quan về triển vọng thị trường trong năm 2020.
Cụ thể, có hơn 6.600 doanh nghiệp được chọn mẫu để khảo sát và có 89% doanh nghiệp tham gia trả lời trong kỳ điều tra này. Hiện nay, tình hình diễn biến của dịch bệnh ngày càng phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp. Theo đó, 52,5% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 1.2020 giữ ổn định và tốt hơn, 47,5% nhận định khó khăn hơn so với quý 4.2019.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu đánh giá năm 2020 ngành xây dựng giảm sút nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và sự sụt giảm của thị trường bất động sản. Có thể nói, ngành xây dựng bị suy giảm kép trong năm 2020 và đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến kế hoạch kinh doanh của nhiều ông lớn trong ngành theo đó cũng giảm mạnh.
"Kế hoạch kinh doanh của Cotecon trong năm 2020 chỉ bằng 70% của năm 2018, một doanh nghiệp xây dựng lớn như Hòa Bình nhưng trong quý 1/2020 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 5 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp xây dựng nhỏ không có việc...Hiện nay, nhiều nhà thầu xây dựng thấp thỏm tương lai năm 2020-2021 không biết sẽ thế nào", ông Hiệp nhấn mạnh.
Trước những khó khăn hiện tại, nhiều doanh nghiệp xây dựng đang tìm hướng đi riêng để duy trì hoạt động trong thời gian tới. Đối với Fecon, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, dịch Covid-19 ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là xây dựng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, tuy nhiên khu vực bất động sản công nghiệp có hy vọng tăng trưởng tốt.
Lãnh đạo FCN chia sẻ, năm 2020 cũng như giai đoạn 5 năm tới, 2 trong 5 mảng kinh doanh chủ đạo của FCN là xây dựng hạ tầng, xây dựng công nghiệp và phòng chống biến đổi khí hậu.
Còn đối với Hòa Bình, mặc dù nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản giảm sút, nhưng ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) cho biết, Công ty nỗ lực mở rộng thị trường, tham gia dự thầu nhiều dự án bao gồm cả công nghiệp, hạ tầng và tại nước ngoài, với tổng giá trị dự thầu hiện nay lên đến hơn 26.000 tỷ đồng.
Theo HBC, cơ cấu lợi nhuận trong năm 2020 dự kiến gồm 60 - 65% từ mảng xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp, mảng hạ tầng sẽ tăng dần tỷ trọng lên 35 - 40%.
Cùng với những hướng đi riêng của doanh nghiệp, để vượt giai đoạn khó khăn này, nhiều nhà thầu xây lắp cũng kiến nghị Chính phủ các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn giá thị trường vật liệu xây dựng; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bằng các chính sách tín dụng, tài chính, giảm lãi suất, giãn nợ, giảm thuế. Đồng thời có giải pháp hiệu quả cắt giảm thủ tục và rút ngắn thời gian thanh toán, giải ngân đối với các công trình có sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước...
C32: Quý 1/2020 lãi 19 tỷ đồng cao gấp 2,6 lần cùng kỳ Doanh thu quý 1/2020 của C32 tăng trưởng nhờ ghi nhận các hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2019 và thị trường tiêu thụ sản phẩm đá thuận lợi. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 3-2 (mã CK: C32) đã công bố BCTC quý 1/2020. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 163 tỷ đồng tăng 25,7% so với cùng...