TBR225 “định vị” trên đồng đất Hà Nam
Hà Nam là một trong những tỉnh có tỷ lệ gieo cấy giống lúa chất lượng cao lớn. Nhưng những năm gần đây, bệnh bạc lá hại lúa đã gây hại nặng cho vụ mùa, đặc biệt trên một số giống như Bắc thơm 7.
Vì vậy việc tìm ra những giống lúa có thể thay thế như Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá và TBR 225 có gen kháng bạc lá là vấn đề cấp thiết mà tỉnh Hà Nam đặt ra.
Tránh được diễn biến bất thuận của thời tiết
Với mục đích đó, vụ mùa 2020, Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam đã phối hợp với Tập đoàn ThaiBinh Seed xây dựng mô hình trình diễn giống lúa Bắc thơm 7 và TBR225 có gen kháng bạc lá tại thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục. Đây là 2 giống bản quyền của ThaiBinh Seed.
Giống lúa Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá được tạo ra bằng phương pháp lai Backcross chuyển gen kháng bạc lá (Xa5) vào giống Bắc thơm 7 và sử dụng phương pháp chọn giống có hỗ trợ của chỉ thị phân tử (MABC, MAS).
Chọn kiểu gen kháng bạc lá (Xa5) qua các thế hệ BC5F5. Việc chuyển gen kháng bạc lá này vào vẫn giữ nguyên được đặc tính tốt của giống Bắc thơm, đáp ứng được mục tiêu chọn tạo về năng suất, chất lượng gạo và khả năng chống chịu bệnh bạc lá tốt hơn.
Mô hình cánh đồng sử dụng giống lúa TBR225 tại thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục (Hà Nam). Ảnh: T.T
Còn đối với giống TBR225 có gen kháng bạc lá cũng được chọn tạo bằng phương pháp Backcross và chuyển gen kháng bạc lá (Xa7) vào giống lúa TBR225. Sử dụng phương pháp chọn giống có hỗ trợ của chỉ thị phân tử (MABC, MAS), chọn kiểu gen kháng bạc lá (Xa7) qua các thế hệ BC4F3.
Kết quả rút ra được dòng TBR225 mang gen kháng bạc lá (Xa7) vẫn giữ nguyên được đặc tính tốt của giống lúa TBR225 là năng suất cao, chât lượng gạo ngon nhưng lại khả năng chống chịu bệnh bạc lá.
Theo nhận xét Sở NNPTNT Hà Nam, qua quá trình theo dõi mô hình, giống lúa Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá và TBR225 có gen kháng bạc lá đều cứng cây, bộ lá đứng, đẻ nhánh tập trung, độ đồng đều cao. Cả 2 giống lúa này đều trỗ thoát cổ bông, thời gian trỗ khoảng 5 ngày, đây cũng là yếu tố có thể giúp cây lúa tránh được diễn biến bất thuận của điều kiện thời tiết vào giai đoạn trỗ bông.
Chia sẻ với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thắm (thị trấn Bình Mỹ) là một trong những hộ nông dân tham gia mô hình cho biết: Giống lúa TBR225 nhà tôi đã đưa vào sản xuất từ năm 2018 đến nay, đây là giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon nhưng có một nhược điểm là bị nhiễm bạc lá ở vụ mùa.
Vì vậy khi được biết giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá tôi đã đăng ký trồng thử nghiệm luôn. Qua theo dõi, mặc dù nhiều giống lúa bị nhiễm bạc lá nhưng giống lúa này đến nay chuẩn bị cho thu hoạch lá lúa vẫn xanh, không bị nhiễm, dự kiến năng suất đạt 2,35 tạ/sào – bà Thắm vui vẻ cho biết thêm.
Video đang HOT
Giống lúa TBR225 phát triển tốt trên đồng đất Hà Nam.
Cần nhân rộng mô hình
Cũng tại báo cáo đánh giá kết quả mô hình, Sở NNPTNT Hà Nam đã hạch toán giá trị kinh tế của các giống lúa này. Theo đó, giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá với tổng chi phí là 1.095.000 đồng/sào, tổng thu 1.786.000 đồng/sào; giống Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá, tổng chi phí là 1.053.000 đồng/sào, tổng thu 1.827.000 đồng/sào. Trong khi đó giống lúa đối chứng Bắc thơm 7, chi phí là 1.075.000 đồng/sào, thu là 1.674.000 đồng/sào.
Như vậy với giá bán như hiện nay 9.000 đồng/kg đối với giống Bắc thơm 7 và TBR225 là 7.600 đồng/kg thì lãi thuần mà giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá và Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá cao hơn rất nhiều so với giống đối chứng.
Nhờ những đặc tính ưu việt nên tại hội nghị nhiều đại biểu tham quan mô hình đã đề nghị ThaiBinh Seed tiếp tục nhân rộng mô hình trình diễn các giống lúa này ở nhiều vùng hơn nữa để có thêm đánh giá về chất lượng cũng như sức chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là bệnh bạc lá.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam cho biết: Nhiều năm nay giống lúa Bắc thơm 7 là một trong những giống có tỷ lệ gieo cấy cao tại Hà Nam (chiếm 70 – 80% diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, giống lúa này ngày càng thoái hóa nhất là bị nhiễm bệnh bạc lá rất nặng.
“Việc ThaiBinh Seed đưa ra các giống lúa TBR225 có gen kháng bạc lá và Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá vào sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp cho việc hạn chế thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ được môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu suất lao động cho bà con nông dân” – ông Hùng nói.
Vì vậy, để tiếp tục đánh giá đặc tính cũng như năng suất, chất lượng gạo của 2 giống lúa TBR225 và Bắc thơm 7 có gen kháng bạc lá, ông Hùng đã đề nghị ThaiBinh Seed tiếp tục kết hợp với ngành nông nghiệp Hà Nam mở rộng triển khai thêm nhiều mô hình ở tất cả các huyện, thị trấn, thành phố trong toàn tình với quy mô lơn hơn để từ đó có cơ sở khuyến cáo nông dân địa phương mở rộng diện tích sản xuất, nâng cao hiệu quả kính tế.
Tái đàn lợn thời dịch tả lợn châu Phi: "Cuộc chơi" không dành cho người liều
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi - một loại dịch bệnh chưa có thuốc chữa, chưa có vaccine phòng ngừa - xuất hiện tại Việt Nam. Dịch bệnh lan tới đâu, lợn mẹ, lợn con, lợn nhỡ... chết la liệt tới đó.
Có những thôn làng "sạch" bóng lợn, chuồng trại tan hoang, nông dân kiệt quệ.
Nhưng chỉ sau 1 năm, đã có những trang trại dần hồi sinh. Không phải vì họ liều lĩnh vào đàn bấp chấp, mà nhờ sự sáng tạo, áp dụng triệt để chăn nuôi an toàn sinh học nên có những trận thắng bước đầu...
Bài 1: "Thủ phủ nuôi lợn" miền Bắc... biến mất?
Với nhiều người dân ở xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, Hà Nam), biệt danh "thủ phủ chăn nuôi lợn" lớn nhất miền Bắc có lẽ chỉ còn trong dĩ vãng. "Bão giá" và "bão dịch" xảy ra trong 3 năm qua đã lấy đi của người chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ quá nhiều thứ...
Bây giờ, nhiều chuồng trại ở Ngọc Lũ vẫn trắng xóa vôi bột, mạng nhện giăng đầy vì nông dân chưa dám nuôi lợn trở lại.
"Bão giá", "bão dịch" quật ngã
Ngược lại quá khứ, từ 2016 trở về trước, sẽ thật khó để tìm thấy ở một vùng quê nào của miền Bắc lại có đến trên 80% số người dân trong xã đều chăn nuôi lợn. Người dân ở Ngọc Lũ kể lại, những thời điểm đỉnh cao, trừ người già và trẻ con là không nuôi lợn. "Còn lại là tất cả, nhà nhà nuôi lợn, người người nuôi lợn. Có những gia đình đã mấy thế hệ đều gắn bó với con lợn" - một người dân ở đây nói.
Ông Trần Đình Thiện - Chủ tịch UBND xã Ngọc Lũ cho biết, thời điểm đỉnh cao, tổng đàn lợn của xã có gần 100.000 con (đầu năm 2016) với hơn 1.600 hộ nuôi. Nhờ chăn nuôi phát triển mạnh, nhiều hộ ở Ngọc Lũ đã có tiền để xây nhà to, mua ôtô, giàu lên nhanh chóng.
Lo sợ dịch tả lợn châu Phi quay trở lại, gia đình bà Phạm Thị Dung (Đội 1, xã Ngọc Lũ) phải bỏ trống chuồng trại nuôi lợn, hiện cho hàng xóm mượn nhốt bò. Ảnh: Minh Ngọc
Người dân ở Ngọc Lũ nói, trước đây, mỗi sáng thức dậy, từ đầu đến cuối làng là những âm thanh quen thuộc của lợn đòi ăn. Nhà nuôi nhiều đến cả vài nghìn con, người vốn ít thì cũng dăm bảy chục con. Tuy nhiên từ đầu năm 2017 đến nay, người chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ nhiều phen tưởng "chết đi sống lại" vì bị hết bão giá tới bão dịch tấn công. Trong đó, 2017 là một năm đáng quên của người chăn nuôi lợn do cuộc khủng hoảng rớt giá đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Ở Ngọc Lũ, thời điểm đó giá lợn hơi xuất chuồng chỉ còn 16.000 đồng/kg. Trong khi đó, người dân nhập lợn giống về nuôi đã là 78.000 đồng/kg. Ước tính, với mỗi con lợn, người nuôi lỗ khoảng 3 triệu đồng. Giá lợn hơi rẻ như rau khiến hàng nghìn người rơi vào cảnh điêu đứng vì nợ nần, phá sản, nhiều gia đình ly tán vì nợ quá nhiều...
Vaccine DTLCP thì chưa có, mà dịch bệnh có thể đến bất cứ lúc nào. Giờ chuồng trại bỏ không cũng chẳng dám nuôi vịt, gà. Nhỡ đâu lại mang mầm bệnh, rồi ủ bệnh ở chuồng trại thì sao. Nên tôi bỏ không chuồng từ tháng 10/2019".
Ông Bùi Văn An
Không dừng lại ở đó, sang năm 2018, người chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ lại tiếp tục đối mặt với dịch bệnh lở mồm long móng. Hàng nghìn con lợn bị tiêu hủy, giá lợn hơi tiếp tục ở mức thấp.
Ông Nguyễn Văn Hán - một hộ nuôi lợn ở Ngọc Lũ - đã phải bỏ chăn nuôi sau khi lâm vào nợ nần vì giá lợn rớt sâu thê thảm. Không còn vốn liếng duy trì chăn nuôi, ông đã phải cho thuê lại chuồng trại. "Chuồng trại của mình mà mình lại không được chăn nuôi, phải cho người khác thuê. Lúc giá tăng cao trở lại thì không còn gì trong tay nữa. Ngậm đắng nuốt cay mà chẳng biết phải làm thế nào" - ông Hán chia sẻ.
Bây giờ, nhiều chuồng trại ở Ngọc Lũ vẫn trắng xóa vôi bột, mạng nhện giăng đầy, cửa sắt hoen gỉ vì người chăn nuôi chưa dám tái đàn trở lại. Ảnh: Minh Ngọc
Tháng 2/2019, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện đầu tiên ở 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên. Hơn 3 tháng sau, ngày 16/5/2019 UBND huyện Bình Lục chính thức công bố DTLCP trên địa bàn xã Ngọc Lũ.
Một lần nữa, người chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ lại phải tiếp tục "đón nhận" điều mà họ không bao giờ mong muốn. Hậu quả của DTLCP càn quét qua là phải tiêu hủy 4.861 con lợn với tổng trọng lượng 252.190kg, của 284 hộ gia đình. Những gì mà DTLCP để lại là ảnh hưởng đến cả kinh tế lẫn tinh thần đối với người chăn nuôi ở Ngọc Lũ.
Cũng bởi hậu quả của DTLCP để lại, rất nhiều hộ gia đình ở Ngọc Lũ đã không còn mặn mà với chăn nuôi lợn. Rất nhiều người đã bỏ sang làm nghề khác, đi làm thuê, làm công nhân, chuồng trại bỏ không. Số hộ nuôi lợn giờ đã giảm 80 - 90% so với trước đây.
Bị "knock-out"vì dịch tả
Trở lại xã Ngọc Lũ sau hơn 1 năm DTLCP bùng phát ở địa phương này, thật khó nhận ra đây là "thủ phủ chăn nuôi lợn" lớn nhất miền Bắc một thời. Phóng viên tận mắt chứng kiến hàng loạt chuồng trại của các hộ dân vẫn đang bỏ không, trắng xóa màu vôi bột. Những máng ăn, quạt gió đã chuyển màu hoen gỉ. Rêu bám trên thành chuồng lợn, mạng nhện giăng khắp nơi... Thoạt nhìn, nhiều người còn lầm tưởng chuồng trại ở đây dường như đã bỏ không từ nhiều năm.
Từ con đường chính dẫn vào xã Ngọc Lũ, cho đến những con ngõ nhỏ dẫn ra khu chăn nuôi ngoài bãi sông Châu Giang đều vắng vẻ, im ắng. Phần lớn các chuồng trại đều khóa trái cửa. Hỏi ra mới biết, sau DTLCP, nhiều hộ dân ở đây tạm thời bỏ không chuồng trại, có những hộ thì cho thuê lại, lác đác mới thấy có hộ nuôi vài con lợn...
Gia đình ông Bùi Văn An (Đội 1, xã Ngọc Lũ) là một trong những hộ chăn nuôi may mắn khi không bị ảnh hưởng nhiều bởi DTLCP (tiêu hủy 5 con). Mặc dù vậy, từ sau khi bán đàn lợn 185 con với giá 62.000 đồng/kg gia đình ông An đã phải bỏ trống chuồng trại, chưa dám tái đàn trở lại (từ tháng 10/2019 đến nay). Bởi vẫn lo ngại DTLCP có thể "xuất hiện" bất cứ lúc nào.
Bà Phạm Thị Dung (đội 1, xã Ngọc Lũ) cho biết: Lúc đỉnh điểm, gia đình bà nuôi từ 500 - 700 con lợn. Sau khi tiêu hủy số lợn bị mắc DTLCP, gia đình bà phải bỏ trống chuồng trại và hiện cho hàng xóm mượn để thả bò. "Biết là giá lợn hơi đang tăng cao, nếu có lợn thịt bán tại thời điểm này, người chăn nuôi thu lãi 2/3. Nhưng chúng tôi cũng không có con nào mà bán, cũng không dám đầu tư để tái đàn. Điều sợ nhất lúc này là DTLCP sẽ quay trở lại, lúc đó thì chỉ có nước bán nhà, bán đất..." - bà Dung nói.
Mặt khác, theo bà Dung, lợn giống đang khan hiếm, giá thành lại rất cao, nếu có cũng không rõ nguồn gốc nên người dân không dám đầu tư. Bên cạnh đó, các đại lý thức ăn chăn nuôi không bán chịu thức ăn như trước nữa. "Người dân chúng tôi thì cạn vốn, trong khi ngân hàng không cho vay vì nợ cũ chưa trả xong" - bà Dung nói.
Gia đình ông Bùi Văn An (đội 1, xã Ngọc Lũ) có lẽ là may mắn hơn rất nhiều hộ khác trong thôn. Trước khi có DTLCP xuất hiện, gia đình ông An có đàn lợn 200 con. Tuy nhiên, rất may đàn lợn của ông An chỉ có 5 con (4 tạ) bị dịch và được ông nuôi tách biệt nên không lây lan sang số đàn lợn còn lại.
Tháng 10/2019, ông An đã xuất bán đàn lợn 185 con, với giá 62.000 đồng/kg. May mắn vẫn giữ được số lượng lớn đàn lợn. Sau khi xuất bán, ông An cũng đã không tiếp tục mua con giống về nuôi mà chấp nhận bỏ không chuồng trại từ đó đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 2/6: Bán 50 tấn lợn hơi giá 97.000 đồng/kg, chủ trại phố núi bỏ túi 4,8 tỷ Giá heo hơi hôm nay 2/6 tuy đã hết đà tăng, song vẫn duy trì mức cao chót vót ở nhiều vùng. Hiện giá heo hơi hôm nay cả nước giao dịch phổ biến từ 92.000 - 98.000 đồng/kg. Một chủ trang trại lớn quy mô 6.000 lợn thịt/lứa ở phố núi Sơn La cho biết, anh vừa xuất bán 50 tấn lợn...