Taylor Swift chia sẻ kỷ niệm đau thương khi trượt Grammy
Nữ ca sĩ cố gắng vùi lấp nỗi buồn trong nước mắt và ăn uống.
Taylor Swift tại lễ trao giải Grammy 2014.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Grammy Pro, Taylor Swift không ngần ngại chia sẻ những cảm xúc rất thật của cô sau khi trượt mất giải Grammy năm 2014. Cô được đề cử giải Album của nămvới Red nhưng đã tuột mất máy quay đĩa nhạc danh giá vào tay Daft Punk với album Random Access Memories.
Ngôi sao nhạc đồng quê tâm sự: “Khi mọi người gặp tôi trên thảm đỏ, họ đều nói: ‘Bạn sẽ đoạt giải, bạn sẽ giành chiến thắng!’ Và tôi ước họ không nói thế. Khi họ thông báo người đoạt giải Album của năm, họ đã kéo dài chữ ‘reeee’ trước khi công bố ‘Reeeeeandom Access Memories, Daft Punk’. Đến giây thứ 3, tôi vẫn nghĩ mình đoạt giải. Thế rồi chúng tôi đã tuột mất. Tôi nhớ là mình đã không thể đi dự tiệc tùng sau đó. Tôi đi thẳng về nhà, nằm khóc một hồi rồi ăn ngồm ngoàm chiếc bánh hambuger. Tôi đã ăn rất nhiều”.
Khoảnh khắc Taylor thất thần khi nghe công bố giải thưởng.
Taylor đã quyết “biến nỗi đau thành hành động” sau thất bại này. Việc mất giải thưởng với albumRed (album pha trộn giữa nhạc pop và đồng quê) đã truyền cảm hứng cho cô hoàn thành album nhạc pop 1989.
Nữ ca sĩ 26 tuổi chia sẻ: “Chúng tôi không viết nhạc chỉ để có thể giành nhiều giải thưởng. Khi thất bại, bạn có một vài lựa chọn như sau: Thứ nhất, bạn có thể nói: ‘Họ đã sai, họ đã bình chọn sai rồi’. Thứ hai, bạn có thể nghĩ: ‘Mình sẽ giành lại máy quay đĩa nhạc từ những ai đã đoạt nó’. Thứ ba, bạn chấp nhận ‘họ đã chọn đúng’. Có thể tôi cần điều chỉnh lại một vài vấn đề trong quá trình sáng tác của mình”.
Video đang HOT
Album 1989 phát hành sau sau đó đã mang lại thành công rực rỡ cho Taylor, giành vị trí số 1 trong bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ, bán được hơn 1.200 bản chỉ trong tuần đầu. Taylor trở thành nghệ sĩ đầu tiên trên thế giới có tới 3 album bán được hơn 1 triệu bản trong tuần đầu phát hành.
Theo VNE
Kenny G đã trở thành huyền thoại như thế nào?
Từ cậu bé 10 tuổi mê cây kèn saxophone, Kenny G đã trở thành một trong những nghệ sĩ trình diễn nhạc cụ thành công nhất thế giới.
Cậu bé Kenneth mê kèn saxophone
Cậu bé Kenneth Bruce Gorelick say mê tiếng kèn saxophone ngay khi xem một nhạc công chơi nhạc trong chương trình The Ed Sullivan Show trên TV. Lên 10 tuổi, Kenneth có được cây kèn đầu tiên thuộc dòng alto Buffet Crampon và bắt đầu say sưa tự học. Những bài học vỡ lòng theo các đĩa ghi âm và sự chỉ bảo của một nghệ sĩ trumpet địa phương là khởi đầu cho danh tiếng và thành công của Kenny G sau này.
Ở những ngày đầu tập tành chơi saxophone, Kenneth chịu ảnh hưởng nhiều từ âm nhạc của Grover Washington Jr. - người được cho là cha đẻ của smooth jazz. Phòng tập nhạc luôn là nơi yêu thích của cậu thanh niên mê kèn. Kenneth dành nhiều thời gian sau giờ học ở phòng tập. Ngoài việc tự học các nốt nhạc, Kenneth còn tìm tòi những cung bậc âm thanh mà mình nghe và cảm nhận được.
Kenny G (bên trái) khi lên 4 tuổi cùng với anh trai Brian Gorelick.
Bước vào trường trung học Franklin ở Washington, việc đầu tiên Kenneth làm là xin đầu quân cho ban jazz của trường nhưng bị từ chối. Không nản chí, Kenneth tiếp tục xin thử lần thứ hai và đã được nhận.
Từ đà đó, Kenny G đã được mời làm nhạc công trong dàn nhạc Love Unlimited Orchestra và chơi đệm cho nghệ sĩ R&B nổi tiếng Barry White. "Họ cần một nhạc công chơi kèn saxophone, người vừa có thể đọc bản nhạc và ứng tấu. Tôi nghĩ rằng mình là người duy nhất ở Seattle khi đó có thể làm được cả 2 điều đó" - Kenny G hồi tưởng và chia sẻ trên tờ Down Beat.
"Mọi chuyện diễn ra khá tự nhiên vì trước đó, tôi không phải là một nhạc công chuyên nghiệp. Tôi chẳng biết gì trong thế giới của những người chơi nhạc", Kenny G nhớ lại. "Tôi đứng trước mặt họ với trang phục khá ngớ ngẩn. Có vẻ như những nhạc công chuyên nghiệp kia đang coi tôi như một thằng nhóc không biết chui đâu ra. Nhưng tôi đã thể hiện xuất sắc. Tôi độc tấu một bản nhạc dài và tất cả mọi người đều vỗ tay tán thưởng. Sau sự kiện đó, tôi như một người hùng ở trường học".
Kenny G và nhạc sĩ nhạc jazz huyền thoại Miles Davis.
Bước đầu thành công với nghề nhạc công saxophone nhưng Kenny G vẫn quyết định học song song ngành kế toán. Ông tốt nghiệp Đại học Washington rồi chơi trong ban nhạc funk có tên Cold, Bold & Together. Sau này, Kenny G trở thành thành viên của ban nhạc The Jeff Lorber Fusion. Ông bắt đầu sự nghiệp solo sau thời gian chơi trong ban nhạc này.
Sự nghiệp nghệ thuật nhiều dấu ấn
Năm 1982, Kenny G kí hợp đồng với hãng đĩa Arista Records. Ông bắt đầu cho ra những sản phẩm âm nhạc đầu tay của mình. Song song với điều này, Kenny G còn hợp tác với các nghệ sĩ lớn của làng nhạc thế giới như Whitney Houston, Toni Braxton, Natalie Cole, Steve Miller, và Aretha Franklin.
Kenny G bắt đầu trở thành cái tên được khán giả đặc biệt hâm mộ khi ông phát hành các album G Force và Gravity. Ngay trong năm 1985, album của ông đoạt danh hiệu Đĩa bạch kim tại Mỹ. Album thứ 5 trong sự nghiệp của Kenny G là Breathless trở thành album hòa tấu bán chạy nhất mọi thời đại. Đĩa nhạc này đã bán được hơn 15 triệu bản, trong đó có 12 triệu bản tại riêng thị trường Mỹ. Vào năm 2003, Kenny G được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ RIAA xếp hạng 25 trong số các nghệ sĩ có doanh số bán đĩa cao nhất.
Năm 2005, sự thành công vang dội của album At Last... the Duets Album đã đưa Kenny G lên một đỉnh cao mới. Giới chuyên môn nhận định đây là một trong những đại diện tiêu biểu của dòng smoth jazz lịch thiệp và dễ cảm nhận. Đĩa nhạc này cũng đã đem về cho Kenny G danh hiệu Nghệ sĩ jazz đương đại số một trong năm.
Kenny G thành công cả về mặt thương mại lẫn giải thưởng và được gắn sao trai Đại lộ danh vọng tại Hollywood.
Không chỉ được biết đến như một nghệ sĩ khí nhạc có lượng album bán ra trong top đầu của mọi thời đại, Kenny G còn là thành công với các giải thưởng âm nhạc. Ông là nhạc công saxophone duy nhất chiến thắng từ giải thưởng nhỏ như Soul Train cho đến Grammy danh giá. Không chỉ thắng giải World Music Awards mà Kenny G còn được gắn tên trên Đại lộ danh vọng tại Hollywood. Có thể nói, Kenny G là "ca hiếm" của giới nhạc công chơi kèn saxophone.
Trải qua 33 năm trong sự nghiệp, Kenny G tạo nên những con số "khủng" mà không phải một nhạc công saxophone hay nghệ sĩ chơi nhạc cụ nào cũng có thể đạt được. Ông trở thành một trong những nghệ sĩ có lượng album bán ra lớn nhất mọi thời đại với 75 triệu bản.
Dù sắp 60 tuổi nhưng Kenny G vẫn miệt mài tìm tòi và sáng tạo.
Bí quyết thành công của Kenny G chính là ở phần âm nhạc hay, dễ nghe, với giai điệu nhẹ nhàng, mà không kén chọn người nghe như của Kitaro hay Shanti. Những bản nhạc như Going home, Songbird, Forever in love... đã khiến cho hàng triệu con tim trên toàn thế giới phải thổn thức.
Mới đây, khi chuẩn bị cho ra đời album phòng thu thứ 14 mang tên Brazilian Nights, Kenny G đã bỏ ra một năm rưỡi để học và làm chủ phong cách bossa nova cổ điển. "Đó là thứ cảm giác thật khó diễn tả bằng lời, chỉ có thể bằng âm nhạc mà thôi" - Kenny G chia sẻ.
Giờ đây, những người từng nhận xét "Cậu còn phải cố gắng hơn nữa" khi Kenny G ở tuổi 17 chắc chắn đã có câu trả lời. Sự nghiệp thành công của Kenny G là minh chứng rõ nhất cho danh tiếng của ông. Dù đã ở tuổi 60, người nghệ sĩ với mái tóc xù đã trở thành hình tượng riêng vẫn miệt mài tìm tòi và sáng tạo. Và chắc chắn người yêu tiếng kèn của ông sẽ còn được đón nhận những sản phẩm mới của ông trong tương lai.
Theo Zing
Giải Grammy 2015: Sam Smith, người hát tình ca buồn sâu thẳm "Stay With Me" là bản tình ca tuyệt vời nhất năm 2014, ca khúc này vừa được vinh danh với giải Grammy Thu âm của năm. Nếu cô đơn vào lễ tình yêu Valentine, bạn hãy nghe ca khúc của Sam Smith. Hoặc kể cả nếu không bất hạnh, bạn cũng nên nghe Stay With Me, bởi người ta luôn cần tình yêu,...