Tay vợt Trung Quốc bị chỉ trích vì xin chữ ký Djokovic
Nhiều người hâm mộ Trung Quốc cho rằng Zheng Qinwen không chuyên nghiệp khi thi đấu ở United Cup 2023/24.
Zheng Qinwen đang là niềm hy vọng lớn nhất của quần vợt Trung Quốc.
Zheng Qinwen, tay vợt hiện đứng thứ 14 trên bảng xếp hạng ATP, là niềm hy vọng lớn nhất của quần vợt Trung Quốc ở thời điểm hiện tại. Trong trận đánh đôi nam nữ ở vòng bảng nội dung đồng đội, giữa tuyển Trung Quốc và Serbia, Zheng Qinwen và Zhang Zhizhen thất bại 1-2 trước cặp Olga Danilovic và Novak Djokovic.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Zheng Qinwen không bộc lộ cảm xúc thái quá trước thần tượng Djokovic. Khi tay vợt người Serbia bất ngờ xuất hiện trong buổi họp báo của tuyển Trung Quốc, Zheng Qinwen hét lên: “Thần tượng! Làm ơn đừng đi! Tôi còn chưa có chữ ký của anh”.
Video đang HOT
Nhiều người hâm mộ Trung Quốc cho rằng hành xử của Zheng Qinwen thiếu chuyên nghiệp và tôn trọng màu cờ sắc áo, khi cô đại diện cho quần vợt nước nhà chơi ở United Cup. Đặc biệt khi Serbia chính là đối thủ trực tiếp với tuyển Trung Quốc ở vòng bảng.
Zheng Qinwen bày tỏ cảm xúc thái quá khi được đối đầu Nole ở United Cup.
Ở cuộc đối đầu với cặp Olga Danilovic và Novak Djokovic, Zheng Qinwen gặp vấn đề về sức khỏe ngay sau set đấu đầu tiên. Cô tiết lộ mình “cảm thấy hơi chóng mặt”.
Sau trận đấu kể trên, Zheng Qinwen cũng phát biểu trên Xinhua: “Khi đối đầu với Djokovic, tôi thực sự cảm thấy áp lực đến từ tay vợt đã làm nên lịch sử này.”
Truyền thông Trung Quốc nhận định với tư cách niềm hy vọng lớn nhất của quần vợt nước nhà, Zheng Qinwen nên “hành xử chuyên nghiệp hơn” trước công chúng.
Zheng Qinwen được giới chuyên môn kỳ vọng trở thành “ngựa ô” ở Australian Open 2024. Năm 2023 chứng kiến sự thăng tiến vượt bậc của tay vợt sinh năm 2002. Chính vì thế, người hâm mộ Trung Quốc kỳ vọng rất lớn ở cô.
Tại United Cup, được đồng hành bởi Vietjet Air, giải đấu chạy đà quan trọng cho Australian Open, Zheng Qinwen và đội Trung Quốc để thua Ba Lan tại tứ kết. Trong trận đánh đơn, Zheng Qinwen thua toàn diện 0-2 trước tay vợt số 1 thế giới Iga Swiatek, với tỷ số các set lần lượt là 2-6 và 3-6.
Alibaba sa thải gần 10.000 nhân viên
Tổng cộng 9.241 nhân viên Alibaba đã nghỉ việc trong quý II, khiến số nhân sự giảm về 245.700.
Từ tháng 4 tới tháng 6, Alibaba mất hơn 10.000 nhân viên. Nhân sự công ty giảm từ 254.941 cuối tháng xuống 245.700. Như vậy, sáu tháng đầu năm, tổng cộng 13.616 nhân viên đã bỏ "ông lớn" công nghệ Trung Quốc, đánh dấu sự sụt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3/2016.
(Ảnh: Shutterstock)
Điều này phản ánh nỗ lực của Alibaba trong cắt giảm chi phí và tăng cường hiệu quả khi đối mặt với áp lực từ các nhà quản lý, chi tiêu của người dùng giảm mạnh và kinh tế tăng trưởng chậm. Chỉ một năm trước, Alibaba tăng cường mở rộng nhân sự khi đẩy mạnh các mảng như chuỗi bán lẻ hàng hóa và thực phẩm tươi sống Freshippo. Từ tháng 9 tới tháng 12/2020, nhân viên Alibaba tăng gấp đôi từ 122.399 lên 252.084, chủ yếu do thâu tóm nhà vận hành siêu thị Sun Art Retail Group. Doanh số Freshippo cũng lần đầu tăng trưởng hai chữ số trong quý đó.
Theo Cheng Yu, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Beijing Kandong, sa thải nhân sự và từ bỏ các hoạt động bên lề có thể giúp Alibaba tập trung hơn vào các mảng cốt lõi và củng cố biên lợi nhuận. Ông nhận định, Alibaba sở hữu nhiều mảng khó mang về lợi nhuận và không phục vụ mảng cốt lõi. Loại bỏ các mảng như vậy là cần thiết để giảm chi phí và tăng hiệu quả.
Tuần trước, Alibaba công bố kết quả kinh doanh quý II, trong đó, thu nhập ròng giảm 50% xuống 22,74 tỷ NDT (3,4 tỷ USD), giảm từ 45,14 tỷ NDT một năm trước. Doanh thu đạt 205,56 tỷ NDT, ngang bằng mức năm ngoái. Dù vậy, Chủ tịch kiêm CEO Alibaba Daniel Zhang cho biết, công ty sẽ tuyển thêm 6.000 tân cử nhân năm nay.
Alibaba không nằm ngoài làn sóng cắt giảm nhân sự đang càn quét ngành công nghệ Trung Quốc. Chẳng hạn, theo Thepaper.cn, "ông lớn" game và mạng xã hội Tencent đuổi việc khoảng 100 người tại các kênh thể thao của mình. Số lượng phụ thuộc vào khả năng kinh doanh và tính chất của bộ phận. Những bộ phận lỗ nặng, bao gồm điện toán đám mây và video, bị ảnh hưởng mạnh nhất, ít nhất đã qua hai vòng sa thải từ tháng 4.
Công ty mẹ TikTok thâu tóm chuỗi bệnh viện tư hàng đầu Trung Quốc ByteDance vừa mua lại một trong các chuỗi bệnh viện tư lớn nhất Trung Quốc, dấn sâu vào lĩnh vực y tế. Theo nguồn tin của Bloomberg, công ty mẹ TikTok trả khoảng 10 tỷ NDT để chiếm toàn quyền kiểm soát Amcare Healthcare, đơn vị vận hành các bệnh viện cho phụ nữ và trẻ em từ Bắc Kinh tới Thâm Quyến....