Tây Thiên – vùng đất 4 thầy trò Đường Tăng mất 14 năm đi tìm chân kinh
Bộ phim Tây du ký của Trung Quốc kể về hành trình 4 thầy trò Đường Tăng tới Tây Thiên (Tây Trúc) thỉnh kinh.
Trên đường đi, họ phải vượt qua muôn vàn gian khổ, kiếp nạn khiến hành trình kéo dài đến 14 năm.
Tây Thiên trong phim chính là Taxila – một thị trấn nhỏ nằm cách thủ đô Islamabad của Pakistan chừng hơn 30km về phía Bắc. Vùng đất này có nhiều di tích Phật giáo quan trọng với tuổi đời lên đến trên 3.000 năm.
Một di tích ở Taxila, Pakistan. Ảnh: World Atlas
Thị trấn này hình thành dưới triều đại Maurya, nhưng mãi đến thời Đại đế Ashoke, nơi đây mới phát triển thịnh vượng. Trong năm thứ 2 trước công nguyên, Phật giáo được thừa nhận là quốc giáo của Ấn Độ cổ, ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn các tôn giáo khác trong hàng ngàn năm sau đó.
Suốt quãng thời gian này, 3 địa danh là Taxila, Swat và Charsadda (Pushkalavati cũ) trở thành những trung tâm lớn mạnh về thương mại, văn hóa và học thuật.
Nơi đây có nhiều công trình kiến trúc, di sản Phật giáo cổ xưa. Ảnh: World Atlas
Đến năm 1918, Viện bảo tàng Taxila được xây dựng tại đây để lưu giữ và trưng bày các di vật khảo cổ Phật giáo và nghệ thuật điêu khắc Gandhara. Khu vực khảo cổ hiện đại của Taxila bao gồm 18 địa điểm có giá trị văn hóa quan trọng được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO vào năm 1980.
Năm 647, cao tăng Đường Huyền Trang sống ở triều đại nhà Đường đã đến vùng đất là Pakistan ngày nay để lấy kinh. Tại đây, ông bắt đầu tìm thầy học đạo, nghiên cứu về Phật học tại đại học Na Lan Đà – trung tâm tu học Phật giáo lúc bấy giờ.
Sau khi thu tập hơn 600 bộ kinh sách, ông bắt đầu trở về quê hương, tiếp tục dùng gần 20 năm để phiên dịch 74 bộ kinh sách từ tiếng Phạn sang tiếng Hán cho người dân học đạo.
Video đang HOT
Trong Tây du ký, quãng đường mà Đường Tăng đi được mô tả dài 10 vạn 8 ngàn dặm, tương đương với khoảng 54.000 km. Con đường ông đi đã qua các vùng Tân Cương, Afganistan, Pakistan, Nepal, Ấn Độ…
Nơi đây được coi là cái nôi của Phật giáo, nhiều người tới đây hành hương, học tập về kinh phật. Ảnh: Supplied
Không chỉ là điểm cuối trong hành trình của Đường Tăng, Taxila còn là một trạm dừng chân của con đường tơ lụa kết nối văn hóa Đông – Tây trên lục địa Á – Âu từ hơn 1.400 năm trước. Con đường này kéo dài từ kinh đô Trường An của Trung Quốc về hướng Bắc hay Nam, cuối cùng đều sẽ tụ họp tại Pakistan.
Vĩnh Phúc: Mùa hoa trên đỉnh Tây Thiên
Cảnh sắc thiên nhiên Tây Thiên, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) quyến rũ đến lạ kỳ, làm say lòng, quyến luyến bước chân biết bao du khách.
Và một trong những điều đặc biệt làm nên vẻ đẹp ấy chính là những sắc hoa.
Tây Thiên, hoa Mai anh đào nở rộ, báo hiệu mùa xuân hạnh phúc, an lành
Với sắc hồng tươi thắm
Bung nở rực rỡ, khiến khung cảnh núi rừng nơi đây càng trở nên thơ mộng, hùng vĩ
Sẵn sàng đua sắc cùng các thiếu nữ dân tộc Sán Dìu
Chim hút mật tìm về bên những cánh hoa thơm
Sắc tím hoa sim Thái. Loài hoa gắn bó với núi đồi sự khô cằn nhưng vẫn vươn mình mạnh mẽ, đại diện cho sự may mắn trong cuộc sống, tình yêu
Vẻ đẹp giản dị, mỏng manh của những cánh đào rừng Tam Đảo
Cây mơ hàng trăm tuổi trong khuôn viên đền thờ Quốc Mẫu...
... đã bắt đầu ra quả, vẫn còn sót lại những bông hoa trắng tinh khôi
Khí hậu mát mẻ, trong lành quanh năm của, Tây Thiên được coi là vùng đất của loài hoa đỗ quyên
Những cây đào cổ trong khuôn viên cáp treo Tây Thiên rực một màu đỏ của hoa, của những tấm thiếp để cầu chúc năm mới an khang, thịnh vượng, may mắn, tốt lành cho du khách khi đến với mảnh đất linh thiêng Tây Thiên
Chuẩn bị bước vào mùa lễ hội 2022, công tác chuẩn bị, trang trí được Công ty Lạc Hồng chuẩn bị chu đáo sẵn sàng đón du khách thập phương đến Tây Thiên thưởng ngoạn, chiêm bái
Tam Đảo được công nhận là Khu du lịch quốc gia Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đã có Quyết định số 170/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là Khu Du lịch quốc gia. Khu du lịch quốc gia Tam Đảo có diện tích 10.723ha, gồm: phân khu dịch vụ hành chính của Vườn Quốc gia Tam Đảo trên địa bàn huyện Tam Đảo...