Tây Tạng đóng cửa tất cả điểm du lịch
Tây Tạng, khu vực cuối cùng ở Trung Quốc đại lục không có người mắc viêm phổi Vũ Hán, tuyên bố đóng cửa tất cả các điểm du lịch.
Lệnh đóng cửa vô thời hạn tất cả các điểm du lịch tại Tây Tạng có hiệu lực từ ngày 27/1, People’s Daily dẫn thông tin từ đảng uỷ địa phương cho biết hôm nay. Tất cả những người đến Tây Tạng, trong đó có khách du lịch, sẽ phải đăng ký với chính quyền và bị cách ly trong 14 ngày.
Tây Tạng là một khu tự trị ở vùng núi xa xôi của Trung Quốc, thường được gọi là “mái nhà của thế giới”. Đây là khu vực cuối cùng tại Trung Quốc đại lục chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh viêm phổi cấp do virus thuộc họ corona (nCoV) gây ra.
Một du khách tạo dáng trên phố Barkhor, Lhasa, Tây Tạng vào hè năm ngoái. Ảnh: Xinhua
Video đang HOT
Loại virus mới được cho là xuất phát từ một chợ bán hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, sau đó lan rộng ra khắp Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới chỉ trong vòng chưa đầy một tháng qua. Dịch viêm phổi cấp đã làm 106 người thiệt mạng và hơn 4.500 người bị nhiễm virus, theo Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Cơ quan này cho biết virus nCoV lây truyền chủ yếu thông qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt xì, và qua tiếp xúc. Thời gian ủ bệnh thường là 3-7 ngày, tối đa 14 ngày.
Giới chức Trung Quốc hôm qua đã quyết định kéo dài kỳ nghỉ Tết Âm lịch thêm ba ngày so với mốc ban đầu là 30/1 để hạn chế lượng người lưu thông và kiểm soát dịch bệnh. Học kỳ hai tại tất cả các trường trên toàn quốc cũng sẽ được hoãn lại.
Trước đó, các điểm du lịch lớn của Trung Quốc, từ công viên Disneyland đến Vạn Lý Trường Thành, đều được yêu cầu đóng cửa. Bắc Kinh, Thượng Hải và các đô thị lớn khác đình chỉ hoạt động ra vào của dịch vụ xe buýt và tàu cao tốc liên tỉnh. Cục Di trú Trung Quốc cũng yêu cầu công dân hoãn các chuyến ra nước ngoài để tránh phát tán virus. Thành phố Vũ Hán đã áp lệnh “nội bất xuất, ngoại bất nhập” từ hôm 23/1.
Tại Hong Kong, các nhân viên chính quyền được yêu cầu làm việc ở nhà khi kỳ nghỉ Tết kết thúc vào ngày mai, ngoại trừ các nhân viên cơ quan ứng phó khẩn cấp và các dịch vụ công cộng thiết yếu. Các công ty tư nhân cũng được yêu cầu áp dụng biện pháp tương tự trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan nhanh.
Anh Ngọc (Theo CNN)
Theo vnexpress.net
Trung Quốc phản ứng trước việc bị lên án vi phạm dân chủ và nhân quyền
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá tình hình nhân quyền tại Trung Quốc hiện nay ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.
Trung Quốc đã phản ứng về việc hai báo cáo mới nhất của hai tổ chức "Theo dõi nhân quyền" (HRW) và "Ngôi nhà tự do" lên án Trung Quốc vi phạm dân chủ, nhân quyền và sử dụng sức mạnh kinh tế gây sức ép lên toàn cầu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng. Ảnh: CGTN.
Phát biểu tại buổi họp báo hôm nay (15/1), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng cũng tố cáo ngược lại hai tổ chức này từ trước đến nay luôn có tuyên bố và báo cáo không đúng sự thật, đổi trắng thay đen, không khách quan liên quan đến tình hình tại Trung Quốc.
Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đánh giá, vấn đề nhân quyền thuộc về nội bộ Trung Quốc và tình hình nhân quyền tại Trung Quốc hiện nay ở vào thời kỳ tốt nhất trong lịch sử.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh các tổ chức phi chính phủ quốc tế, cũng như một số nước, đặc biệt là Mỹ tập trung lên án về tình trạng vi phạm dân chủ, nhân quyền của Trung Quốc tại khu vực Tân Cương, Tây Tạng và mới đây nhất là ở Hong Kong./.
Theo Tuấn Đạt/VOV1 (biên dịch)
Nhân dân nhật báo
Trăm tỷ USD của Trung Quốc không mua nổi lòng tin người châu Á Nghiên cứu mới đây chỉ ra nỗ lực đổ hàng trăm tỷ USD trong 17 năm vào các dự án ở Nam và Trung Á của Trung Quốc để giành lấy ảnh hưởng trong khu vực. AidData, phòng nghiên cứu thuộc Đại học William & Mary (Mỹ) hôm 10/12 công bố báo cáo về chiến lược ngoại giao của Trung Quốc tại 13...