Tay súng huyền thoại đánh bại tiểu đoàn bắn tỉa Liên Xô
Huyền thoại Phần Lan Simo Hayha là tay súng bắn tỉa cừ khôi nhất bởi những phẩm chất ông tích lũy và cả nỗi sợ hãi mà ông gieo rắc cho binh sĩ Liên Xô trên chiến trường.
Tay súng bắn tỉa huyền thoại Simo Hayha.
Trong cuốn sách mới xuất bản tháng 11 năm nay, tác giả Tapio Saarelainen đã kể lại những kỹ thuật, thách thức và vũ khí đưa huyền thoại bắn tỉa Phần Lan Simo Hayha trở thành tay súng bắn tỉa nổi tiếng nhất thế giới.
Chỉ trong 98 ngày của cuộc Chiến tranh mùa Đông giữa Liên Xô và Phần Lan trong giai đoạn 1939-1940, huyền thoại bắn tỉa Hayha đã tiêu diệt 542 mục tiêu. Đây là kỷ lục lớn nhất mà một người lính bắn tỉa đạt được trong suốt cuộc chiến.
Trong những ngày chiến đấu, Hayha đã thực hiện nhiệm vụ đơn độc ở tiền tuyến, gieo rắc nỗi sợ hãi, loại bỏ từng binh sĩ Liên Xô cho đến khi không thể chiến đấu.
Bậc thầy nghệ thuật bắn tỉa
Bằng nhiều cách khác nhau, Hayha đã có những sự chuẩn bị cần thiết đẻ trở thành tay súng bắn tỉa huyền thoại. Hayha sinh ra và lớn lên tại một trang trại vùng nông thôn Phần Lan.
“Tử thần trắng” Simo Hayha.
Ông đặc biệt yêu thích việc đi săn. Hayha cảm thấy rằng mình không thể được hưởng điều gì đó từ thiên nhiên nếu không thực sự hòa mình vào nó. Hayha chuyên săn những con cáo. Đây là loài động vật khó săn bắt vì chúng có kích thước nhỏ, cực kỳ nhanh nhẹn.
Haya sau này đi săn chim, những loài ngay lập tức bỏ chạy nếu nghe thấy tiếng động nhỏ nhất hay sự chuyển động đột ngột. Dần dần, Hayha đã phát triển kỹ thuật săn bắn của mình.
Ông có thể ẩn nấp và duy trì trạng thái tĩnh lặng trong thời gian dài, để đảm bảo rằng mình có thể tiêu diệt được mục tiêu. Hayha còn tính được sự thay đổi của đường đạn nếu gặp phải gió mạnh hay trời mưa. Với kinh nghiệm của mình, ông rất giỏi trong khả năng phán đoán tầm xa, để Hayha có thể chuẩn bị vũ khí phù hợp khi tấn công mục tiêu.
Tính cách và hành vi của Haya khi săn bắn phản ánh cách tiếp cận của ông khi trở thành lính bắn tỉa. Trả lời phỏng vấn với Tapio Saarelainen, Hayha nói ông không bao giờ sợ chiến tranh nhưng ông cũng không hề căm ghét kẻ thù.
Video đang HOT
Chiến tranh Phần Lan-Liên Xô giai đoạn 1939-1940.
Thay vào đó, ông chỉ tập trung vào chuyện làm sao để vũ khí hoạt động ổn định. Cảm xúc cá nhân của Hayha không hề ảnh hưởng đến khả năng khi làm lính bắn tỉa. Hayha không ngần ngại dành hàng giờ cho công việc của mình. Ông còn đến địa điểm bắn tỉa vào buổi đêm để đảm bảo rằng tất cả mọi thứ đều được che giấu kỹ lưỡng.
Đánh bại cả tiểu đoàn
Hayha luôn nghĩ rằng một khi ông đã làm điều gì thì ông sẽ cống hiến toàn bộ tâm trí và sức lực cho điều đó. Trong chiến tranh, Hayha là người thường xuyên bảo dưỡng vũ khí nhiều hơn bất cứ một người lính nào khác. Ông thường kiểm tra lại súng của mình trước khi nhận nhiệm vụ và kiểm lại một lần nữa ngay sau khi hoàn thành.
Trong điều kiện âm 20 độ C của mùa đông lạnh giá ở Phần Lan, việc bảo dưỡng vũ khí là điều tối quan trọng để tránh kẹt đạn. Hayha trung thành với khẩu M/28-30 mà ông có được trước chiến tranh, dù súng không hề có ống ngắm quang học.
Vũ khí này là khẩu súng tiêu chuẩn trong lực lượng bộ binh Phần Lan giai đoạn cuối những năm 1930. Hayha đặc biệt yêu thích mẫu súng này bởi độ tin cậy và sự chắc chắn. Đó chỉ là khẩu súng bình thường nhưng kỹ năng của Hayha đã đạt đến mức sát thủ nhờ nhiều năm không ngừng luyện tập.
Khuôn mặt biến dạng của Simo Hayha sau khi trúng đạn.
Trong khi làm nhiệm vụ, Haya luôn chú ý đến mọi yếu tố liên quan. Ông nén chặt tuyết ở ngay phía trước nòng súng để khi bắn tuyết không bị tung lên khiến mình bị lộ vị trí.
Haya trở thành bậc thầy của việc sử dụng âm thanh, khói và hỏa lực pháo binh để che giấu tung tích. Khi truy đuổi kẻ thù, ông ghi nhớ địa hình, thân cây, ánh sáng phản chiếu. Nếu có bất kỳ thứ gì thay đổi thì Hayha nhận ra ngay đó là dấu hiệu của kẻ thù.
Nhận diện đối thủ đáng sợ như Hayha, Liên Xô nhiều lần cử lính bắn tỉa truy đuổi nhưng không thể tiêu diệt được huyền thoại này. Thậm chí, cả một tiêu đoàn lính bắn tỉa dày dạn kinh nghiệm Liên Xô cũng bị ông hạ gục, từng người một. Kỷ lục của Hayha là bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 365 m.
Binh sĩ Liên Xô khi đó truyền tai nhau về “tử thần trắng” Simon Hayha vì ông luôn mặc bộ đồ ngụy trang trắng toát trong điều kiện thời tiết giá lạnh.
Kể lại với Tapio Saarelainen, Hayha nói rằng ông không bao giờ trèo lên cây bắn mục tiêu như những câu chuyện thường được mọi người thêu dệt về lính bắn tỉa. Theo Hayha, trèo lên cây như vậy sẽ khiến người lính bị lộ ngay lập tức và không có đường thoát thân.
Simo Hayha ngồi đọc sách bên cạnh cây súng mà ông ưa thích.
Không giống như những tay súng bắn tỉa khác, Hayha không bao giờ ngắm vào đầu mục tiêu nếu không cần thiết vì phần đầu có kích thước nhỏ hơn, chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người lính phải trả giá. Hayha luôn bắn vào phần thân mục tiêu, gần tim. Ông luôn chắc rằng mục tiêu chết ngay lập tức sau phát đạn của mình.
Thiện xạ là vậy nhưng trong một trận đánh tháng 3.1940, Hayha trúng viên đạn vào phần quai hàm ở vùng mặt. Tưởng chừng không thể qua khỏi nhưng ông đã tỉnh lại sau 9 ngày hôn mê, vào đúng thời điểm chiến tranh kết thúc ngày 13.3.1940.
Có thể nói, Hayha là tay súng bắn tỉa nổi tiếng nhất vì ông luôn nắm rõ mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Ông là người leo núi cừ khôi, tay thợ săn biết cách ẩn nấp để chờ cơ hội tiêu diệt mục tiêu.
Hayha chỉ dùng một khẩu súng trong hàng chục năm vì ông hiểu rõ sự thay đổi khi sử dụng trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tính cách của ông đặc biệt phù hợp với khả năng bắn tỉa, vì sẵn sàng ở một mình, tránh bị cảm xúc chi phối.
Sau chiến tranh, Hayha quay trở về cuộc sống thầm lặng ở vùng hẻo lánh lạnh giá của Phần Lan. Ông qua đời năm 2002 ở tuổi 96.
Tác giả Tapio Saarelainen là một sỹ quan quân đội Phần Lan. Ông đã dành 2 thập kỷ huấn luyện bắn tỉa trong quân đội và tham gia biên soạn sách hướng dẫn cho người lính bắn tỉa Phần Lan. Tapio Saarelainen đã tìm hiểu về cuộc đời huyền thoại Simo Hayha trong nhiều năm và có nhiều lần phỏng vấn trực tiếp Hayha trong giai đoạn 1997-2002.
Theo Đăng Nguyễn – Tổng hợp (Dân Việt)
Cuộc không chiến đẫm máu giữa chiến đấu cơ Mỹ và Liên Xô
4 chiếc tiêm kích MiG 15 của Liên Xô bị máy bay F9F Panther Mỹ bắn rơi ở vùng biển Nhật Bản năm 1952 khiến Chiến tranh Lạnh khi đó có nguy cơ bùng nổ thành Thế chiến 3.
Chiếc F9F Panther của Mỹ.
Chiến tranh lạnh không phải lúc nào cũng yên bình. Trái lại, không ít lần các máy bay Mỹ và Liên Xô đụng độ dữ dội dù hai nước không chính thức thừa nhận.
Một trong những lần đụng độ như vậy xảy ra vào ngày 18.11.1952 trên biển Nhật Bản. Cuộc cận chiến bằng máy bay tuy ngắn ngủi nhưng quyết liệt giữa phi đội 4 chiếc tiêm kích MiG-15 của Liên Xô và các máy bay F9F-5 Panther Mỹ xuất kích từ tàu sân bay USS Oriskany.
Trong nhiều năm sau đó, cả chính phủ Mỹ và Liên Xô đều phủ nhận sự việc này, vốn đã xảy ra cách thành phố cảng Vladivostok của Nga 80 km về phía nam.
Cuộc đụng độ bắt đầu khi tàu sân bay Oriskany thuộc lực lượng đặc nhiệm 77 của hải quân Mỹ tiến lên phía bắc, dọc theo bờ biển phía đông của Triều Tiên. Kể từ khi tới vùng biển này vào một tháng trước đó, các máy bay trên boong chiếc tàu sân bay lớp Essex dài 275 mét đã thực hiện các chuyến bay yểm trợ cho quân Liên Hợp Quốc dọc theo vĩ tuyến 38.
Khi tàu Mỹ tiến gần tới vùng biển Nga, radar trên tàu bắt được tín hiệu có một nhóm máy bay lạ xuất hiện từ không phận Liên Xô. Đáng chú ý, các máy bay Liên Xô lao thẳng về phía đội hình tàu sân bay của Mỹ. Đáp trả, phía Mỹ tung ra 4 chiếc phi cơ Panther bay xung quanh đội hình tàu chiến.
Chiếc MiG-15 bốc cháy khi trúng đạn máy bay Mỹ.
Khi các máy bay Liên Xô tiến đến tầm quan sát bằng mắt thường, phi công Mỹ nhận diện được đó là tiêm kích MiG-15. Tuy nhiên, hai chiếc Panther buộc phải quay đầu vì một chiếc bị trục trặc, yêu cầu đồng đội hộ tống về tàu sân bay.
Các máy bay Liên Xô bắt đầu bay lướt qua những chiếc phản lực cơ Panther vừa chậm hơn vừa kém linh hoạt hơn, có thể nhằm mục đích xua đuổi máy bay Mỹ. Sau khi chạm mặt nhau 20 phút, được cho là không hề phát đi cảnh báo, hai chiếc MiG khai hỏa. Máy bay Mỹ ngay sau đó cũng bắn trả và cuộc không chiến diễn ra.
Trận chiến diễn ra quyết liệt trong khoảng 8 phút trên bầu trời. Bất chấp việc MiG có tốc độ cao và cơ động hơn, các phi công Mỹ vẫn kịp xoay xở, duy trì thế chủ động. Trung úy Royce Williams lái chiếc Panther, bắn rơi 3 tiêm kích MiG 15 còn một chiếc rút khỏi cùng chiến sự với khói đen dày đặc đằng đuôi.
Các máy bay MiG 15 cũng gây thiệt hại nặng cho phi cơ Mỹ, với 260 lỗ thủng, buộc trung úy Williams phải bay thấp trở về tàu sân bay Oriskany.
Williams bên cạnh chiếc F9F Panther trúng đạn.
Phải đến cuối năm 1992, phía Nga mới thừa nhận thương vong trong cuộc đụng độ này. 3 phi công lái máy bay hy sinh ngay tại trận còn một người tử nạn sau đó khi máy bay rơi.
Các tàu sân bay Mỹ cũng rút về phía nam do lo ngại bị trả đũa. Phía Liên Xô sau đó không có phản ứng gì thêm. Trên thực tế, cả hai nước đều không thừa nhận cuộc đối đầu này trong những ngày tiếp theo. Chỉ đến năm 1961, Lầu Năm Góc mới giải mật thông tin về vụ này.
Đáng chú ý rằng, cuộc không chiến ngày 18.11.1952 không phải là trường hợp duy nhất mà chiến đấu cơ Mỹ và Liên Xô đụng độ trên bầu trời. Từ năm 1950 đến năm 1970 đã xảy ra ít nhất 17 vụ như vậy. Máy bay Mỹ giao chiến với chiến đấu cơ Liên Xô hoặc bị tấn công.
Một trong những vụ nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 1.1964. Hai tiêm kích Liên Xô bắn hạ một máy bay huấn luyện không vũ trang trên bầu trời dọc theo biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức khiến 3 phi công Mỹ thiệt mạng.
Washington lên án vụ tấn công còn Moscow tuyên bố chiếc máy bay NATO đã phớt lờ các phát đạn cảnh cáo của tiêm kích MiG và các phi công Liên Xô đã phản ứng phù hợp.
Theo Đăng Nguyễn - Military History Now (Dân Việt)
(CĐ 18) Kỳ 105 Tình báo điện tử Liên Xô/Nga: Mật mã đánh cắp ngày nay có giá bao nhiêu? Từ năm 1937 đến 1939, đến lượt Liên Xô trở thành nạn nhân của các vụ "đánh cướp mật mã". Sự khởi đầu (58) Bị đánh cắp đầu tiên là mật mã dùng để liên lạc giữa Moskva và bộ trưởng quốc phòng của phe cộng hoà Tây Ban Nha là phe người được Liên Xô giúp đỡ chiến đấu chống Franco. Sau...