Tây Ninh: Vùng đất căn cứ địa đổi mới
Trong khang chiên chông thưc dân Phap va đê quôc My xâm lươc, Tây Ninh là căn cứ địa cua cac cơ quan đâu nao cach mang miên Nam.
Chiến tranh đã từng diễn ra vô cùng khốc liệt tại vùng đất này. Tây Ninh cũng là địa phương có đông bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Trong chiến tranh cung như thời bình, đồng bào luôn đoàn kết và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ, hiện có 23 xã, phường với hơn 27 điểm dân cư có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống và 8 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Tây Ninh có 17 dân tộc thiểu số với 5.127 hộ đồng bào chiếm 1,69% dân số toàn tỉnh…
Vùng căn cứ địa được quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng
Ông Nguyễn Thanh Ngọc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Sau 45 năm quê hương được giải phóng, nhìn chung, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa ban Tây Ninh đã có nhiều thay đổi. Nhất là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, việc làm, học tập, sức khoẻ…
Đặc biệt, sau 5 năm thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến nay, hầu hết đồng bào trong độ tuổi lao động ở Tây Ninh đều được bồi dưỡng, tập huấn qua các lớp đào tạo nghề cũng như các lớp cử tuyển trình độ từ trung cấp trở lên. Tây Ninh đa hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học và 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Số hộ nghèo bình quân mỗi năm đêu giảm; trên 70% nhà ở đạt tiêu chuẩn và hiện tại đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản xuất. Về cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số, 100% đường trục liên xã được nhựa hoặc bê tông hóa; 100% hộ sử dụng điện thường xuyên, sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và có 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, internet đa vươn đến hầu hết các thôn bản của đồng bào.
Trong những năm gần đây, nhiều chính sách dành riêng cho đồng bào đã được chính quyền các cấp tăng cường thực thi và hàng nghìn hộ dân đã được thụ hưởng. Chẳng hạn, từ năm 2016 đến năm 2019, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh đã hỗ trợ 109 căn nhà đại đoàn kết cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; giải ngân hỗ trợ 1.003 con trâu, bò sinh sản, trị giá gần 24 tỷ đồng theo Đề án hỗ trợ trâu, bò sinh sản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 – 2020.
Ấp Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là một trong ba khu dân cư biên giới ở phía Bắc Tây Ninh thành lập mới dành cho các hộ nghèo có từ 4 – 5 nhân khẩu trở lên không có đất sản xuất. Dân Chàng Riệc được cấp mỗi hộ 1 căn nhà 42 m2, một phần đất 1.000 m2; đất sản xuất 10.000 m2 và hỗ trợ cho vay một phần vốn để sản xuất. Chính quyền tỉnh Tây Ninh vừa đầu tư 150 tỷ đồng và hoan thanh giai đoan I xây dựng cơ bản (hệ thống đường, trạm y tế, nha văn hoa, trương hoc) cho ấp Chàng Riệc. Ngoài việc tăng gia sản xuất trên đất nông nghiệp, một số hộ dân kết hợp tổ chức mua bán nhỏ lẻ tại hộ gia đình tạo thu nhập cua ba con Chàng Riệc ngày càng ổn định và nâng lên.
Ông Thạch Long, người Khmer ngụ tại ấp Chàng Riệc cho biết, Chàng Riệc hiện có 291 hộ thì 72 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay không còn hộ nghèo, người dân đều có phương tiện nghe nhìn, sử dụng nguồn nước sạch, điện lưới quốc gia. “Trước gia đình tôi chỉ có hai bàn tay trắng, thiếu thốn đủ bề. Từ khi lên Chàng Riệc, nhờ có nhà, có đất canh tác, chính quyền còn hỗ trợ nhiều thứ nữa nên cuộc sống bây giờ khoe lắm rồi, không còn cảnh thiếu cơm như xưa”, ông Long kể.
Tây Ninh đặt mục tiêu đến năm 2024 nâng thu nhập bình quân của người dân tộc thiêu số trên địa bàn tăng gấp 2 lần so với năm 2020; duy trì không phát sinh hộ nghèo và hàng năm giảm 10% số hộ cận nghèo; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số dân tộc thiểu số.
Để đạt được mục tiêu này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, các ngành, các cấp cần tập trung triển khai đồng bộ và bố trí đầy đủ nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án, chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đông bao dân tộc thiểu số. Đặc biệt là chủ động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, lựa chọn các loại giống, cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, có giá trị kinh tế và có cơ chế đầu ra cho sản phẩm; khuyến khích thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số.
"Bài ca không quên" và không thể nào quên
"Bài ca không quên" là thông điệp bình dị và thiêng liêng mà nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đã gửi gắm, nhắc nhở những thế hệ con cháu cần phải biết nỗi đau của chiến tranh và phải biết trân quý nền hòa bình.
Video đang HOT
Trong bài hát , có một phần nỗi đau riêng của gia đình
Là một giáo viên Sử, tôi thấy mình thật may mắn khi có nhiều lần gặp gỡ, chuyện trò với Nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn trong những sự kiện lớn về lịch sử mà ông tham gia với góc độ là chứng nhân của lịch sử.
Cuối năm 2019, trong 1 lần công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi được nhạc sỹ mời đến nhà riêng của ông ở Thủ Đức.
Tôi và ông đã trò chuyện với nhau không chỉ là một giáo viên Sử với 1 nhạc sỹ, mà là sự kết nối, sẻ chia giữa 2 thế hệ từ một nhân duyên: người dạy sử với người chép sử bằng những nốt nhạc, lời ca.
Ở cái tuổi gần 80, nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn - tác giả của bài hát "Bài ca không quên" vẫn luôn minh mẫn không nguôi nhớ về những khoảng khắc đau thương, những thời kỳ oanh liệt của hàng triệu người con đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc, trong đó có nỗi đau riêng của gia đình ông.
Khi nhắc đến hoàn cảnh ra đời của ca khúc "Bài ca không quên", ông tâm sự : "Trong bài hát , có một phần nỗi đau riêng của gia đình tôi trong nỗi đau chung của đất nước, nỗi đau xé lòng khi tôi mất đi đứa con gái mới 6 tháng tuổi và nỗi đau âm thầm, dai dẳng của bà xã Hồng Cúc".
Ông sẻ chia: "Năm 1964, con gái đầu của tôi chào đời. Cả hai vợ chồng cùng hoạt động bí mật trong rừng nên phải nuôi con trong điều kiện chiến tranh vô cùng vất vả, khó khăn.
Một hôm, tôi đang đi công tác ở Bến Tre, vợ tôi dẫn đoàn cán bộ 18 đồng chí đi qua đoạn có địch phục kích ở vùng giáp ranh Tây Ninh. Sợ con khóc sẽ bị lộ, địch có thể phát hiện ra đoàn của mình, vợ tôi đành chọn cách cho con bú và áp thật sâu con vào bầu ngực.
Nào ngờ, khi trận càn của địch đã đi qua thì vợ ông phát hiện con gái đã bị ngạt thở. Cháu đã ra đi đau thương như vậy. Còn gì đau hơn nữa khi mất con rồi lại phải để lại một mình tấm thân bé bỏng mới 6 tháng tuổi giữa rừng sâu trong đạn bom.
Trong thời điểm chiến tranh lúc đó, vợ chồng tôi không thể chôn cất cho con chu đáo được. Sau đó, rất nhiều lần trở lại chiến trường xưa nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy phần mộ con gái mình nằm ở đâu. Tôi đã giấu nỗi đau này hơn nửa thế kỷ qua, mỗi khi có ai đến chơi và hỏi lại chuyện đó, tôi đều không dám để vợ trả lời". Nhạc sỹ nghẹn ngào nói.
Sáng ngày 30.4.1975, nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn, lúc đó đang cùng với những người bạn nghe tin qua Đài tiếng nói Việt Nam báo tin Sài Gòn giải phóng, họ đã ôm lấy nhau mà cười trong nước mắt.
V iết cho tất cả sự hy sinh của những người con anh dũng vì Tổ quốc
Sẻ chia về hoàn cảnh lịch sử, lý do sáng tác "Bài ca không quên", nhạc sỹ xúc động kể: "Những năm căng thẳng sau biến cố đó và trong suốt 15 năm sau, tôi còn phải chứng kiến nhiều sự hy sinh của đồng đội, đồng chí, đồng bào của mình.
"Bài ca không quên" tôi viết cho tất cả sự hy sinh của những người con anh dũng vì Tổ quốc. Rất nhiều hoàn cảnh đau thương trong chiến tranh mà chỉ nghe kể lại thôi, chúng ta phải soi mình trong đó, để hiểu có hòa bình hôm nay, chúng ta đã mất nhiều mồ hôi, nước mắt và tính mạng, nên "tôi không quên, không thể nào quên".
Thời "không quên" ấy không chỉ là những kỷ niệm đẹp mà còn là nhiều ký ức đau đớn vì mất mát bởi chiến tranh. Không một vạt rừng nào trong khu căn cứ còn nguyên vẹn bởi đạn bom, hố bom chồng chéo lên hố bom.
Rất nhiều lần mà người nhạc sỹ, chiến sỹ ấy không thể nhớ nổi phải tự tay mình đào huyệt giữa rừng già và còn rất nhiều đồng đội khác không còn thân xác sau những trận mưa bom. Vết thương lòng lớn nhất chẳng bao giờ lành là nỗi đau mất đứa con gái đầu lòng mới chỉ 6 tháng tuổi của ông trong một lần đoàn cán bộ rơi vào ổ phục kích của địch.
Biến đau thương thành hành động, nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn gác lại nỗi đau gia đình, cùng Đoàn văn công Giải phóng phục vụ chiến đấu khắp các chiến khu Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ông đã "kiêm" đủ nhiều vai của đoàn từ sáng tác đến biểu diễn, từ nhạc công ghi ta đến cả diễn viên cải lương "bất đắc dĩ".
Liên tiếp trong nhiều năm "không quên" đó là nhiều chuyến lưu diễn phục vụ các đơn vị quân đội, dân công, du kích và đồng bào vùng giải phóng. Những đêm hành quân vựợt qua nhiều đầm lầy, những khu rừng già, con sông, con suối giữa mưa giông, nắng cháy, đổ nhiều mồ hôi và xương máu nhưng thật ấm áp tình người, nghĩa đồng đội, tình quân dân.
Hiểu cuộc đời của ông, hiểu những tháng năm chiến đấu ác liệt trong bom đạn càng luận giải sâu sắc tại sao ông lại sáng tác bài hát đó thành công đến như vậy, xúc động đến như vậy.
Hiểu bối cảnh lịch sử ra đời của bài hát và những gì mà tác giả đã gửi gắm cảm xúc lòng mình trong bài hát để lý giải tại sao nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn lại liên tục dùng nhiều điệp từ, điệp ngữ "không quên", "không bao giờ quên" đến như vậy.
Tất cả đến từ những "lời mẹ ru con đêm đêm", là "rừng lạnh sương đêm trăng suông", "tháng ngày vất vả" ở những nơi " đất rừng xứ lạ", "những mùa nước đổ", để "gót mòn hành quân hối hả", "em chống xuồng vượt qua pháo nổ", tuy trong "bước đường hành quân đói lả" nhưng vẫn "gạo cầm hơi, một điếu thuốc cũng chia đôi", là cảm xúc về "những người đã ngã" của những người "ôm súng giữ biên cương"...
Giáo viên dạy sử Trần Trung Hiếu và nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn
N gười chép sử bằng âm nhạc
Sáng ngày 30.4.1975, nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn lúc đó đang cùng với những người bạn từng ở chiến trường tụ tập trước Trường âm nhạc Việt Nam ngóng chờ giây phút lịch sử và khi nghe tin qua Đài tiếng nói Việt Nam báo tin Sài Gòn giải phóng, họ đã ôm lấy nhau mà cười trong nước mắt.
Tất cả sự kết nối, xâu chuỗi của lịch sử đất nước và sự trải nghiệm bằng chính cuộc đời của một nhạc sỹ sau khi miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất, ông đã đau đáu nỗi niềm, đã trăn trở nhiều suy tư mang theo những "nỗi nhớ mênh mông" với "quê hương, với bạn bè, với cả cuộc đời", để năm 1981, nhạc sỹ đã "gửi trọn đời cho tất cả" vào ca khúc bất tử "Bài ca không quên".
Và "Bài ca không quên" cùng với rất nhiều ca khúc nổi tiếng khác như "Tiếng hát dân công" (1961), "Qua sông"(1963), "Bài ca người nữ tự vệ Sài Gòn" ( 1968)...và các ca khúc sáng tác sau năm 1975 như "Việt Nam người ơi" (1975), "Đường tàu mùa xuân" (1976) " Thành phố tình yêu và nỗi nhớ" (1980), "Dấu chân phía trước" (1981), "Mùa xuân' (1983), "Khát vọng", "Đất nước", "Sao biển" (1985)...đã tạo nên bộ sưu tập khổng lồ cho hành trang hơn 50 năm bền bỉ lao động và cống hiến cho nghệ thuật của một nhạc sỹ tài hoa.
Sẽ không quá lời khi nói, nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn là người chép sử bằng âm nhạc gắn liền với nhiều ca khúc đi cùng năm tháng. Bài hát "Bài ca không quên" càng khó quên hơn khi gắn liền với một bộ phim cùng tên và cũng là tên những chương trình nghệ thuật "Bài ca không quên" của Truyền hình Quốc phòng đã dàn dựng rất thành công, tạo nên ấn tượng sâu sắc cho hàng triệu khán thính giả trong nhiều năm qua mỗi khi đến các ngày lễ kỷ niệm 30/4, 27/7, 22/12.
Theo tôi, thông điệp bình dị và thiêng liêng mà nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đã gửi gắm và muốn gửi gắm, nhắc nhở những thế hệ con cháu sinh ra và lớn lên trong thời bình là cần phải biết nỗi đau của chiến tranh và phải biết trân quý nền hòa bình, cái ý nghĩa của độc lập, thống nhất non sông, cái tình của đồng đội, đồng chí, đồng bào mỗi khi nhắc đến sự kiện ngày 30.4 hàng năm.
Thế hệ trẻ sinh ra khi đất nước đã im tiếng súng, được may mắn hưởng thụ "giây phút bình yên" đừng bao giờ quên tất cả những gì mà cha ông mình đã gian khổ chiến đấu cho quê hương, đã dũng cảm hy sinh cho đất nước, để tưởng nhớ và tri ơn, để đừng bao giờ quên những ký ức hào hùng, thiêng liêng ấy.
Trong lịch sử âm nhạc cách mạng Việt Nam, có những được- mất trong cuộc đời riêng hòa quyện với niềm vui, nỗi đau chung để làm nên những khúc hát ấm nồng tình người, tình đất nước.
Có những bài ca vừa sâu nặng một ký ức bi hùng, vừa bừng sáng niềm tin khát vọng không chỉ của thế hệ từng làm nên lịch sử, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Với "Bài ca không quên", nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn đã hát lên với cả lòng mình, hát cho quê hương, cho đồng đội và cho những người thân yêu của ông.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng...